VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Bất động sản & Khoáng sản

Ngành địa ốc được gì từ gói kích cầu 250 nghìn tỷ?

Chỉ thị số 11 được đánh giá là động thái rất tích cực của Chính phủ trong dịch Covid-19, trong đó các doanh nghiệp bất động sản cũng sẽ được hưởng lợi.

Nhận định về gói kích thích kinh tế trị giá 250 nghìn tỷ đồng, tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Vietnam nhận định: “Bằng việc ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội trong dịch Covid-19, có thể thấy Chính phủ đang có những nỗ lực quyết liệt và thực tế, mà các doanh nghiệp bất động sản đặc biệt hưởng lợi.”

Cụ thể, thứ nhất, doanh nghiệp địa ốc có thể kỳ vọng về việc phía cơ quan Nhà nước sẽ thực hiện rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Với mọi doanh nghiệp, vấn đề thủ tục hành chính luôn được xem là gánh nặng trong nhiều năm qua. Ông Khương cho rằng đây thực sự là giải pháp giúp vực dậy doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh.
Nganh dia oc duoc gi tu goi kich cau 250 nghin ty? hinh anh 1 swanbay_zing14.jpg

    Nganh dia oc duoc gi tu goi kich cau 250 nghin ty? hinh anh 1 swanbay_zing14.jpg   Bất động sản nằm trong nhóm ngành kinh tế chịu tác động trực tiếp lớn nhất của dịch Covid-19. Ảnh: Quỳnh Danh.

Thứ hai, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, giúp tăng tốc độ phát triển kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng.

Thứ ba, việc đẩy mạnh truyền thông minh bạch, khách quan về kết quả công tác phòng chống dịch Covid-19 là một điểm cộng lớn trong gói kích cầu của Chính phủ. Đây là một trong những chính sách khiến các nhà đầu tư tự tin rằng khả năng phục hồi của thị trường Việt Nam là khá tốt so với các nước khác, đến từ việc kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19.

Ở góc nhìn vĩ mô, ông Khương chia sẻ thêm: “Trong giai đoạn dịch Covid-19, doanh nghiệp trong từng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác nhau sẽ có khó khăn riêng và đòi hỏi một cách giải quyết phù hợp thay vì đứng trên bình diện chung. Chính vì vậy thực tế này đòi hỏi sự ra đời của các ban tư vấn chính phủ riêng cho từng nhóm ngành”.

Chuyên gia này cho rằng biện pháp kích cầu kinh tế chỉ thực sự làm tốt vai trò của nó khi giúp doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng để đóng thuế và duy trì sức đề kháng. Khi Covid-19 qua đi, dư âm của dịch bệnh và sức đề kháng của doanh nghiêp để họ phát triển trở lại mới là những câu chuyện chính.

Theo đánh giá của Savills Vietnam, bất động sản nằm trong nhóm ngành kinh tế chịu tác động trực tiếp lớn nhất của dịch Covid-19.

Các dự án nghỉ dưỡng đang lâm vào tình cảnh khó khăn. Nhóm nhà đầu tư của phân khúc này sẽ khó thoát khỏi khoản đầu tư hiện tại, đồng thời khó chuyển hướng đầu tư.

Thị trường cũng chứng kiến một bộ phận không nhỏ khách thuê mặt bằng kinh doanh trên các tuyến phố ở trung tâm TP.HCM, Hà Nội buộc phải bỏ cọc, hủy hợp đồng thuê.

Ở phân khúc nhà ở, mặc dù vẫn còn khá sớm để đánh giá tổng quan sự ảnh hưởng của dịch bệnh đến thị trường, theo tiến sĩ Sử Ngọc Khương, những quyết định mua để ở sẽ chậm lại, người mua nhà để đầu tư sẽ thoái lui nhằm đảm bảo nguồn vốn. Một điều chắc chắn là nhu cầu nhà ở của khách hàng nước ngoài đã sụt giảm trong thời gian vừa qua.

Thị trường đang ghi nhận sự sụt giảm trong số lượng giao dịch và các chủ đầu tư hiện cũng cân nhắc liệu có nên mở bán thêm dự án mới trong tình hình này hay không.

Nguồn zing.vn-TT