VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Bất động sản & Khoáng sản

Doanh nghiệp địa ốc đau đầu vì thương hiệu bị “nhái”

– Nhái nhãn hiệu chỉ tưởng chừng trong các ngành sản xuất khác, nhưng trong lĩnh vực bất động sản, hình thức xâm phạm nhái nhãn hiệu đang trở nên phổ biến.
Nhiều dự án bị nhái thương hiệu
Nhãn hiệu Tràng An Complex của công ty CP GP Invest là một điển hình. Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam, Chủ tịch GP Invest, cho hay mới đây, một dự án BĐS tại 149 đường Trường Chinh đã sử dụng nhãn hiệu Tràng An và gắn thêm chữ Residence để gắn cho dự án của mình.
Dự án Tràng An Complex từng bị nhái thương hiệu

Dự án Tràng An Complex từng bị nhái thương hiệu

Sở dĩ nhãn hiệu Tràng An Complex bị nhái là do dự án này được thị trường đánh giá cao. Chênh lệch từ khi mua căn hộ đến khi khách hàng bán lại lên đến 25%. “Như vậy, dự án Tràng An Residence này “nhập nhèm” tên dự án Tràng An Complex để đánh lừa khách hàng”, ông Hiệp nói.
Khác với tình huống trên, ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam, Chủ tịch HĐQT công ty BĐS Hanhud, chia sẻ một trường hợp không đăng ký được tên công ty cũ của mình do… công ty chưa đăng ký thương hiệu.
Đó là việc công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội khi cổ phần hóa muốn thêm chữ cổ phần “công ty CP kinh doanh phát triển nhà Hà Nội”, nhưng không đăng ký được nữa mà trước đó có một doanh nghiệp khác đã đăng ký tên này. Sau đó, công ty đã phải chuyển thành “công ty kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội”.
Với tình huống trên, ông Đính cho rằng khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh cần đăng ký cả hình ảnh, logo, tên công ty, bộ nhận diện thương hiệu… để các doanh nghiệp đến sau tránh những cái tên tương tự và tránh gây hiểu nhầm cho khách hàng.
Ông Lê Quốc Vinh – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Le Invest (Holdings) Corporation, cho rằng phần lớn các tranh chấp tên dự án (nhãn hiệu, tên miền) đều rơi vào thương hiệu không có biểu trưng cao, không mang tính đặc thù, không được bảo vệ một cách bài bản.
“Người ta có cơ hội lấy hình ảnh vì dự án chưa nổi tiếng đến mức công chúng nhận biết được, chiến dịch truyền thông chưa chạm tới người tiêu dùng có thể phân biệt điều đó”, ông Vinh khẳng định.
Theo ông Vinh, Nhà nước chỉ bảo hộ cái hữu hình, còn hình ảnh vô hình là do chính doanh nghiệp cần tự bảo vệ mình.
Doanh nghiệp tìm cách tự bảo vệ mình
Để bảo vệ được thương hiệu nói chung và nhãn hiệu, hình ảnh, logo, slogan của doanh nghiệp mình, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng ngay khi đăng ký kinh doanh cần đưa các nội dung này vào, bởi đây là vấn đề mấu chốt để một doanh nghiệp phát triển.
Các doanh nghiệp bất động sản không đăng ký sở hữu trí tuệ, tên nhãn hiệu, như ông Nguyễn Đức Cây – Chủ tịch HĐQT Contrexim, chia sẻ là do các dự án bất động sản chỉ triển khai trong một thời gian ngắn, khi xây dựng bán cho khách hàng là xong…
Chính vì không quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ, cho nên thời gian gần đây, khi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp bất động sản thành lập sau, muốn gia nhập nhanh vào thị trường đã “nhanh chóng” nhái các tên tuổi doanh nghiệp bất động sản có uy tín trên thị trường nhưng chưa đăng ký nhãn hiệu, chưa đăng ký sở hữu trí tuệ.
Ông Lê Quốc Vinh cho rằng chúng ta có khá nhiều cơ quan về sở hữu trí tuệ, mỗi cơ quan xử lý một vấn đề nên nhiều khi doanh nghiệp thấy tài sản bị xâm phạm thì không biết tìm đến ai. Theo ông Vinh, các cơ quan hữu quan như VCCI, Hiệp hội BĐS cần có một đường dây nóng. Đồng thời, cung cấp thêm dịch vụ luật sư để tìm được ngọn ngành lĩnh vực, phạm vi xâm phạm để giải quyết nhanh cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Cảnh Hồng, Tổng Giám đốc Eurowindow, cho rằng trong các luật, văn bản pháp lý hiện nay chưa có bảo vệ thương hiệu mà chỉ mới dừng lại ở việc bảo hộ. Bên cạnh đó, việc thực thi các chế tài xử lý việc nhầm lẫn thương hiệu thường chậm chạp, khó đưa ra tòa để giải quyết, thường sẽ dẫn đến việc tự thỏa thuận để giải quyết.
Do vậy, theo ông Hồng, để có thể tránh sự nhầm lẫn này, trước tiên doanh nghiệp phải tự bảo vệ nhãn hiệu của mình. Đồng thời, doanh nghiệp cũng thành lập bộ phận pháp chế và xây dựng, phát triển thương hiệu.
Nguồn VnMedia-TT