Cơ quan này cũng bày tỏ lo ngại năng lực tài chính của ACV khi làm dự án thành phần do số vốn vay thương mại dự kiến lên tới 56.986 tỷ đồng.
Trong văn bản cho ý kiến về dự thảo báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cho biết vốn đầu tư sân bay Long Thành giai đoạn 1 khoảng 109.000 tỷ đồng (4,664 tỷ USD) trên công suất khai thác 25 triệu hành khách/năm.
Như vậy, suất đầu tư dự kiến của sân bay này là 188 triệu USD/triệu hành khách. theo Bộ Tài chính, con số này ở ngưỡng cao so với suất vốn đầu tư của các sân bay quy mô tương tự trên thế giới.
Trong khi đó, nguồn nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị công nghệ đều có sẵn trong và phù hợp khả năng cung cấp của các đơn vị trong nước. Do vậy, cơ quan này đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị thẩm tra chỉ ra lý do khiến suất vốn đầu tư của sân bay Long Thành cao, đồng thời làm rõ ưu việt, đặc thù mà sân bay này khác với dự án tương tự trên thế giới.
Dự kiến, năm 2025 sân bay Long Thành sẽ hoàn thành và đưa và khai thác.
Riêng việc Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) được giao làm chủ dự án thành phần 3 dưới đánh giá của Bộ Tài chính là có cơ sở, đáp ứng yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ và quy định của pháp luật. Nhưng năng lực tài chính hiện có của ACV lại là dấu hỏi lớn.
Theo đó, giá trị đầu tư dự án thành phần có vốn 93.088 tỷ đồng, dự kiến được đầu tư bằng nguồn vốn của ACV, trong đó phần vốn tự có chỉ khoảng 36.102 tỷ đồng, còn lại là vốn vay không có bảo lãnh Chính phủ khoảng 56.986 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính của ACV tính đến 31/12/2019 chỉ ra lợi nhuận sau thuế của ACV là 8.276 tỷ, thặng dư cổ phần 14 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ phải trả của ACV hiện nay khoảng 21.390 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 30%. Trên cơ sở số liệu trên, Bộ Tài chính đề nghị cần phải rà soát lại để bảo tính khả thi và an toàn tài chính trong quá trình thực hiện, đặc biệt là khi số lượng dự án mà ACv phải hoàn thành trong thời gian tới là rất lớn.
Theo báo cáo, hiện ACV được giao đầu tư xây dựng, nâng cấp 21/22 cảng hàng không, nhà ga, đồng thời cũng là đơn vị đề xuất xây dựng một loạt dự án với tổng vốn gần 1 tỷ USD.
Sân bay Long Thành được xây dựng trên diện tích khoảng 5.000 ha, được quy hoạch theo 3 giai đoạn đến năm 2040 gồm 4 đường cất hạ cánh, 4 nhà ga hành khách và các hạng mục phụ trợ đảm bảo công suất phục vụ 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hoá mỗi năm.
Giai đoạn 1 sẽ đầu tư 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm cùng 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Giai đoạn 1 được chia thành 4 dự án riêng, trong đó là các công trình trụ sở của hải quan, công an, cảng vụ, kiểm dịch y tế đầu tư bằng ngân sách Nhà nước. Dự kiến, năm 2025 sân bay Long Thành sẽ hoàn thành và đưa và khai thác.
Nguồn doanhnhan.vn-TT