VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Bất động sản & Khoáng sản

Bộ Xây dựng lên tiếng về xây dựng bảo tàng 11.000 tỷ đồng

 – Chiều 11/9, Bộ Xây dựng đã phát đi thông cáo báo chí về việc triển khai Dự án đầu tư xây dựng bảo tàng lịch sử Quốc gia với tổng vốn dự kiến 11.277 tỉ đồng.

Phối cảnh bảo tàng lịch sử Quốc Gia
Phối cảnh bảo tàng lịch sử Quốc Gia
Cụ thể, trong thông cáo do ông Nguyễn Quang Nam, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng, ký gửi tới các cơ quan báo chí, nêu rõ: Trong tình hình kinh tế, bố trí ngân sách khó khăn, quan điểm của Bộ là không thúc đẩy triển khai dự án vào lúc này.
Theo thông cáo, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, phấn đấu có thể khởi công xây dựng dự án sớm nhất vào năm 2021, khi điều kiện kinh tế – xã hội chung của đất nước cho phép. Còn trước mắt, cần tập trung thực hiện tốt công tác chuẩn bị, nhất là phần xây dựng nội dung, phương án phân loại và thu thập hiện vật, phương án trưng bày…
Cũng theo thông cáo này, việc gần đây Bộ Xây dựng có văn bản báo cáo Thủ tướng về dự án là nhằm xin ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo nhà nước xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia về hoạt động cho các Ban Quản lý dự án trong thời gian tới và có phương án bố trí ngân sách để các Ban duy trì hoạt động.
Thông cáo này cũng lý giải việc trước đó Bộ Xây dựng gửi văn bản báo cáo Thủ tướng về tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã thu hút dư luận quan tâm; có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng dự án xây dựng là không cần thiết, lãng phí, cần đầu tư cho các dự án an sinh xã hội khác… Trong khi trên thực tế, văn bản đề xuất của Bộ Xây dựng nhằm tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện lộ trình chuẩn bị xây dựng dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng nhiều năm trước.
Trước đó, theo Bộ Xây dựng, đề án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia được Thủ tướng phê duyệt từ cuối tháng 12.2006. Đến 2015, Thủ tướng chỉ đạo, trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng bảo tàng cần được nghiên cứu, thực hiện hết sức kỹ lưỡng, nên trong giai đoạn từ 2015 – 2020, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng; Bộ VH-TT-DL chỉ đạo Ban Quản lý dự án và các cơ quan chức năng tập trung nghiên cứu kỹ, hoàn thành tốt công tác chuẩn bị đầu tư và các thủ tục đầu tư theo quy định.
Thủ tướng đồng thời giao Bộ Xây dựng chuẩn bị kế hoạch vốn cho giai đoạn 2016 – 2020, Bộ Kế hoạch – Đầu tư đưa vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020, phấn đấu khởi công dự án vào năm 2021, hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2024.

Dự án Bảo tàng lịch sử quốc gia đã nhận được 18 phương án kiến trúc từ các chuyên gia trong và ngoài nước. Ban giám khảo chọn ra 6 dự án đứng đầu để trình bày lên chính phủ và triển lãm cho nhân dân đóng góp ý kiến. Trong đó có  3 dự án A, B và C lần lượt mang các mã số 794517AD 183173DB, 130938SA được đánh giá cao nhất theo thứ tự. Các triển lãm đang lần lượt tổ chức tại Hà Nội, TP.HCM và TP Đà Nẵng để lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân và giới chuyên môn.

Tuy nhiên, trong các năm 2015, 2016, 2017 và kế hoạch trung hạn 2017 – 2020, dự án không được bố trí nguồn vốn để triển khai theo chỉ đạo trên của Thủ tướng, trong đó có công tác chuẩn bị xây dựng nội dung và hình thức trưng bày, triển khai thiết kế kỹ thuật. Vì vậy, các ban quản lý dự án không có nguồn kinh phí để duy trì hoạt động cũng như chi trả tiền lương, Bảo hiểm xã hội cho cán bộ viên chức.
Theo Bộ Xây dựng, để tháo gỡ khó khăn cho quá trình triển khai dự án, nhất là hoạt động của các ban quản lý dự án, giải quyết chế độ, đời sống của cán bộ viên chức đang làm việc, ngày 17.7 vừa qua, Bộ này có văn bản báo cáo Thủ tướng tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia và kiến nghị Thủ tướng 2 nội dung.
Thứ nhất là kiện toàn và tổ chức họp Ban Chỉ đạo nhà nước xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia để nghe Bộ Xây dựng và Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch báo cáo tình hình thực hiện cụ thể của dự án và chỉ đạo định hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Thứ hai là chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan tiếp tục thực hiện kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ từ năm 2015.

Nguồn VnMedia-TT

 

Đọc thêm