VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Bất động sản & Khoáng sản

Cơn bão giá đất: Người “ôm” đất sau cùng sẽ ôm nợ!

Từ tháng 3-2018, giá đất ven biển ở Phú Yên bỗng dưng tăng thẳng đứng khi có nhiều người từ các tỉnh phía Bắc vào làm giá, hỏi mua ồ ạt. Nhưng chỉ vài tháng sau đó, việc giao dịch “đóng băng” đến nay.
Cơn bão giá đất: Người ôm đất sau cùng sẽ ôm nợ! - Ảnh 1.

Đất ven biển ở thị trấn Hòa Hiệp Trung, H. Đông Hòa (Phú Yên) từng rất “nóng” vào năm 2018, nhưng nay không còn ai hỏi mua – Ảnh: DUY THANH

Ngày 6-3, ông Võ Đình Tiến – chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên – cho biết từ tháng 8-2018 đến nay, việc mua bán đất ở các xã ven biển như Hòa Tâm, Hòa Hiệp Nam, thị trấn Hòa Hiệp Trung… đã yên ắng, không còn ồ ạt như trước đó và giá cả cũng không biến động.

“Một vài trung tâm môi giới mua bán đất ven biển được hình thành vào thời điểm giá đất được đẩy lên ở mức cao nhất cũng đã đóng cửa” – ông Tiến thông tin.

Vào thời điểm tháng 3-2018, UBND tỉnh Phú Yên phải chỉ đạo các cơ quan vào cuộc để kiểm tra, cảnh báo tình trạng “thổi giá” đất ven biển để đầu cơ của một số cá nhân. Lúc đó, ông Huỳnh Lữ Tân – giám đốc Sở Xây dựng Phú Yên – cảnh báo thông tin giá đất nền ven biển tăng cao là do đồn thổi, trong khi giao dịch thực sự không phát sinh nhiều, không phản ánh đúng bản chất của thị trường.

Ông Trần Thanh Quý – ủy viên thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam – cho rằng từ thông tin hình thành các đặc khu ven biển dẫn đến việc đầu cơ đất ven biển ở các khu vực lân cận. Theo ông, nguyên nhân giá đất ven biển ở Phú Yên và một số địa phương tăng “khủng” là do trên thị trường đã hình thành những nhóm đầu cơ hoạt động rất chuyên nghiệp.

Những nhóm này tự tạo kịch bản người mua, người bán. Họ tạo tâm lý khiến người bán đất, dù được giá rất cao, vẫn thấy tiếc nuối khi vừa bán xong bởi nhóm này tiếp tục “bơm” giá mua lên cao. “Kịch bản của các nhóm đầu cơ là khiến ai cũng thấy đất mình quý giá hơn thực tế, dần dần hình thành “cơn sóng” hấp dẫn cực độ.

Khi những người khác thấy mua bán đất sinh lời nhanh liền nhào vào đầu tư để “lướt sóng”, đó là lúc nhóm đầu cơ bán đất họ đã mua với giá cực cao, thu lợi lớn rồi rút đi. Khi đó “bong bóng” bất động sản “nổ” và những người “ôm” đất sau cùng sẽ ôm nợ” – ông Quý phân tích.

Nguồn tuoitre.vn-TT