VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Bất động sản & Khoáng sản

Di dời trụ sở 13 bộ ngành, cần 17.000 tỷ đồng để xây mới?

Bộ Xây dựng đang xây dựng và hoàn thiện phương án triển khai quy hoạch trụ sở 13 bộ ngành sau khi di dời.
Bộ KH-ĐT dự kiến sẽ di dời lên Tây Hồ Tây

Bộ KH-ĐT dự kiến sẽ di dời lên Tây Hồ Tây

Theo 1 tính toán sơ bộ được đơn vị chức năng của bộ này thì dự tính tổng nhu cầu vốn đầu tư xây mới 13 trụ sở sau di dời vào khoảng 17.000 tỷ đồng. Trong đó khu Tây Hồ Tây khoảng hơn 8.500 tỷ đồng, khu Mễ Trì khoảng hơn 9.400 tỷ đồng.

Các đơn vị chức năng của Bộ Xây dựng đang xây dựng và hoàn thiện phương án triển khai quy hoạch trụ sở 13 bộ ngành sau khi di dời để hoàn thiện báo cáo các phương án gửi các cấp có thẩm quyền cho ý kiến, xem xét.

Theo đó, dự kiến có 2 phương án lựa chọn triển khai đầu tư.

Một là, Chính phủ đầu tư xây dựng toàn bộ các trụ sở xong giao các bộ ngành khai thác sử dụng. Các bộ ngành bàn giao lại toàn bộ cơ sở trong nội thành để quản lý, khai thác sử dụng chung.

Hai là, Chính phủ giao các bộ ngành chủ động xây dựng trụ sở của bộ ngành trên các ô đất được phân chia theo quy hoạch được duyệt. Cụ thể là tại Mễ Trì và Tây Hồ Tây.

Khu trụ sở bộ ngành tại Mễ Trì quy mô 55 ha gồm có 6 cơ quan thuộc khối văn xã là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (4,1 ha), Bộ Thông tin và Truyền thông (2,87 ha), Bộ Giáo dục và Đào tạo (3,52 ha), Bộ Y tế (2,36 ha), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (3,32 ha), Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2,53 ha). Tổng nhu cầu vốn dự kiến là trên 9.400 tỷ.

Khu trụ sở Bộ ngành tại Tây Hồ Tây 20 ha, gồm 5 Bộ ngành thuộc khối kinh tế là Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ NN-PTNT; Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ GTVT và Bộ Xây dựng với bình quân 2-3,5 ha/cơ quan. Tổng nhu cầu vốn dự kiến là hơn 8.500 tỷ đồng.

7 bộ ngành đã và đang thực hiện xây dựng ở vị trí mới gồm Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban dân tộc, Trung ương Hội đông dân Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an.

16 cơ quan sẽ giữ nguyên vị trí hiện tại là Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, VTV, VOV, Tổng liên đoàn lao động,…

Đầu năm 2017, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Hà Nội đến năm 2030.

Theo đó, sẽ lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu trụ sở bộ, ngành Trung ương tập trung tại khu trung tâm Tây Hồ Tây với quy mô khoảng 20 ha và khu Mễ Trì với quy mô khoảng 55 ha; lựa chọn mô hình quy hoạch, đề xuất giải pháp quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan, sử dụng đất đai, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và lập hồ sơ quy hoạch theo quy định pháp luật, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, việc di dời các cơ quan ra khỏi các quận nội thành được thực hiện theo quyết định của Chính phủ có từ năm 1997. Tuy nhiên, đến nay Hà Nội chưa thu được một khu đất nào để xây dựng công viên hay bãi đỗ xe.

Theo ông, vấn đề này còn nhiều ý kiến trái ngược nhau. Trong thời gian tới, Thủ tướng sẽ chủ trì để họp đánh giá lại việc di chuyển các cơ sở.

Nguồn VNN-TT