VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Bất động sản & Khoáng sản

Đổi chủ nhiều lần, đất nông nghiệp được hô biến thành đất ở có sổ đỏ

– Mặc dù nằm trong khu vực đất nông nghiệp nhưng dự án khu nhà ở liền kề cao cấp khu Man Bồi (phường Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội) lại được cấp sổ đỏ, khu đất này đã được sang nhượng nhiều lần và hiện đang được xây nhà để bán.
Dự án khu nhà ở liền kề cao cấp khu Man Bồi (chủ đầu tư là công ty CP ĐTXD và TM Liên Nam) nằm trong khu đất giãn dân, dịch vụ Phú Lãm. Dự án bao gồm 6 nhà liền kề cao 4-5 tầng, các căn nhà đều có sổ đỏ. Theo quan sát của PV, hiện chủ dự án đã xây dựng xong phần thô và đang tiến hành hoàn thiện các căn nhà để bàn giao cho khách hàng.
Doi chu nhieu lan, dat nong nghiep duoc ho bien thanh dat o co so do hinh anh 1

 Dự án Man Bồi, phường Phú Lãm, quận Hà Đông. (Ảnh: Khánh An).

Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ), dự án khu nhà ở Man Bồi có diện tích rộng hơn 197 m2. Chủ mảnh đất là ông P.H.N. Sau khu mua, ông N. đã chia ô đất ra thành 6 căn nhà có diện tích 30-32 m2. Các căn nhà này đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp sổ đỏ ngày 26/7/2018.
Theo xác minh của PV tại UBND Phường Phú Lương, căn cứ vào bản đồ chia ruộng năm 1995 của Hợp tác xã Vân Nội, mảnh đất này là đất nông nghiệp, chủ là ông Nguyễn Văn Sản. Vào năm 2016, gia đình ông Sản đã xây tường bao để chuẩn bị làm nhà.
Tuy nhiên, do là đất nông nghiệp nên đội quản lý trật tự xây dựng phường Phú Lương thời điểm đó đã đình chỉ việc xây dựng. Chính vì không thể xây được nhà nên đầu năm 2018 ông Sản đã buộc phải bán mảnh đất này cho một người khác.
Trả lời PV, ông Nguyễn Văn Sản cho biết, đầu năm 2018 gia đình ông đã bán mảnh đất nông nghiệp này cho một nhà đầu tư. Khi đó mảnh đất không có sổ đỏ nên chỉ bán được với giá hơn 10 triệu đồng/m2. Hiện giờ, người mua đã xây được nhà, làm được sổ đỏ và họ đang chào bán mỗi căn nhà đó hơn 2 tỷ đồng.
Xác minh tại Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Hà Đông, mảnh đất nông nghiệp của gia đình ông Nguyễn Văn Sản sau khi chuyển nhượng, nó đã được hợp thức hóa là đất ở với một quyển sổ đỏ được huyện Thanh Oai cấp cho một người tên là N.V.T. từ năm 2003. Trong khi đó, ông N.V.T. không phải là người địa phương và cũng không có tên trong bản đồ chia ruộng của Hợp tác xã Vân Nội.
Năm 2017, ông N.V.T. đã bán mảnh đất này cho một người tên là N.T.C. Bà C. lại tiếp tục chuyển nhượng cho ông P.H.N.
Điều bất thường là số ô, số thửa ghi trên sổ đỏ của ông P.H.N. lại khác hoàn toàn so với bản đồ địa chính mà chính quyền địa phương đang quản lý.
Câu hỏi đặt ra, không hiểu vì sao việc chuyển nhượng, tách sổ cho mảnh đất này vẫn diễn ra bình thường. Trong khi chính quyền địa phương lại không hề hay biết.
Ông Nguyễn Văn Quý – Phó chủ tịch UBND Phường Phú Lương cho biết, mảnh đất khu Man Bồi này nằm trong thửa đất nông nghiệp thuộc khu Đồng Thuần – tổ dân số 1, UBND phường Phú Lương, Hà Đông. Tháng 2/2018, khu đất này được bàn giao về UBND Phường Phú Lãm quản lý và thuộc tổ dân phố số 9.
“Nếu so số tờ, số thửa trên sổ đỏ của mảnh đất này với tờ bản đồ đất thổ cư do UBND Phường quản lý thì nó không trùng khớp. Còn theo tờ bản đồ đất thổ canh thì là lại là thửa tổng, không có chi tiết cụ thể. Vì vậy, quá trình chủ sở hữu mảnh đất đi chuyển đổi bìa đỏ tại các cơ quan chức năng có nhầm lẫn số tờ bản đồ, số thửa hay không thì phải xác minh lại từ phía đơn vị cấp sổ” – ông Quý nói.
Qua tìm hiểu được biết, nhiều diện tích đất nông nghiệp tại phường Phú Lương, Phú Lãm (Hà Đông) đã được cấp sổ đỏ đất ở do UBND huyện Thanh Oai cấp năm 2003 trước khi hợp nhất về Hà Nội. Mặc dù phôi sổ, chữ ký, con dấu là thật nhưng nội dung trong sổ nghi vấn là giả mạo do không có hồ sơ lưu trữ nào chứng minh đã được cơ quan chức năng cho chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở.
Liên quan đến vụ việc này, năm 2008, một số cán bộ của huyện Thanh Oai đã bị khởi tố và xử lý theo quy định của pháp luật. Nhưng một số lượng phôi sổ được chủ tịch UBND huyện Thanh Oai thời điểm đó ký tên, đóng dấu sẵn vẫn đang trôi nổi trên thị trường và đã có những đối tượng lợi dụng những bìa đỏ này chào bán nhằm mục đích hợp thức hóa cho đất nông nghiệp.
Nguồn VTC News-TT