VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Bất động sản & Khoáng sản

Đua nhau thổi giá đất nền

      Một loạt dự án đắp chiếu hàng chục năm bỗng sôi động trở lại, đất thổ cư bị thổi giá tăng gấp 2-3 lần trong tuần. Đó là những gì đang diễn ra trên thị trường bất động sản (BĐS) những ngày gần đây. Nhiều chuyên gia cảnh báo hiện tượng sốt ảo, làm giá…
Dù chưa có quyết định thành lập quận nhưng giá đất thổ cư các huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Gia Lâm gần đây tăng bất thường sau khi các “cò đất” tung những chiêu thức cũ thổi giá.
Trong vai người có nhu cầu mua đất nền, PV Tin Phong đến xã Vạn Phúc (Thanh Trì, Hà Nội). Ngay khi vừa ngồi vào quán nước trong làng, “cò” tên K lập tức tiếp cận và nhiệt tình đi theo giới thiệu các cơ hội đầu tư.
K giới thiệu hiện có lô 200m2 trên trục đường chính (đoạn vào thôn 1, xã Vạn Phúc) giá chốt 30 triệu đồng/m2. “Nếu chị không chốt nhanh, đặt cọc thì lần sau quay lại sẽ không còn giá đấy”, cò K nói.
Đua nhau thổi giá đất nền - Ảnh 1
Tại xã Tứ Hiệp, Yên Mỹ, các môi giới ở đây cho biết, giá đất còn cao hơn 3 – 5 giá so với Vạn Phúc, vì vị trí gần trung tâm Hà Nội, “nhất là xã Yên Mỹ có dự án cầu vượt Ngọc Hồi đang được quy hoạch xây dựng”, một môi giới quảng cáo.
Theo khảo sát thực tế, giá đất tại Thanh Trì thời gian qua tương đối ổn định, tăng bình quân 3 – 10% ở các trục đường lớn so với hồi đầu năm, dao động 15 – 70 triệu đồng/m2 đất thổ cư.
Đại diện UBND xã Vạn Phúc cho biết, giao dịch đất thổ cư trên địa bàn không có gì đột biến, chỉ là người dân mua bán với nhau hoặc người lao động ở các tỉnh lẻ làm việc ở Hà Nội về đây mua. “Do cò đất thổi giá lên chứ giá không tăng. Nhiều người ở Hà Nội về mua đất từ mấy năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa bán được, đành bỏ đó”, vị này cho hay.
Tại xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, giá đất tại trục đường trung tâm xã, cách quốc lộ 32 gần 2km giá khoảng 45 triệu đồng/m2. Tại đường nhánh trong xã, ô tô vào được nhà, giá đất được rao 33 – 35 triệu đồng/m2.
Chị Nguyễn Oanh, môi giới nhà đất tại huyện Hoài Đức cho hay, một mảnh đất 50m2 tại thôn Thượng được giới thiệu có giá 33 triệu đồng/m2. Chị Oanh giới thiệu và không quên kèm theo câu quen thuộc: “Muốn mua thì đặt cọc sớm, nếu hôm sau quay lại đặt cọc không chắc chắn”.
Trung tâm xã Đức Thượng không có khu vui chơi, đường vào trung tâm xã hẹp, hai ô tô tránh nhau còn khó, nhà cửa trong xóm làng san sát, không gian chật hẹp… Thế nhưng, giá đất ở đây lại khá cao, cao hơn cả một số đô thị trong huyện.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng xác nhận đang có hiện tượng thổi giá khu vực đất nền vùng ven. Thời gian trước, ông Đính có qua khảo sát giá đất tại 1 số làng, xã ở vùng Thạch Thất, Ba Vì, Đan Phượng… giá tăng “chóng mặt” theo tuần.
Có khi giá của tuần này đã tăng so với tuần trước gần 1 triệu đồng/m2.Theo ông, sự tăng giá này là bất hợp lý, có thể gây nhiễu thị trường, khiến nhà đầu tư hoang mang.
Thổi giá sau thập kỷ ảm đạm
 Ngoài đất thổ cư, “cò” còn đua nhau thổi giá một số dự án cũ ở Hà Nội nằm bất động cả thập kỷ như Khu đô thị (KĐT) mới Kim Chung – Di Trạch, KĐT Lideco ở Hoài Đức (Hà Nội)…
Tại dự án KĐT Kim Chung- Di Trạch do Tổng Cty CP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) đầu tư, vào thời hoàng kim năm 2018, giá đất nền tại dự án này lên tới 50 – 70 triệu đồng/m2, gấp 3 – 4 lần giá gốc. Thế nhưng, vì rất nhiều lý do, nơi này trở thành đô thị “ma” cả thập kỷ qua, hàng nghìn tỷ đồng của nhà đầu tư bị chôn vùi.
Từ đầu tháng 11/2020, hoạt động mua bán đất tại dự án KĐT mới Kim Chung – Di Trạch diễn ra khá sôi động. Môi giới của các sàn giao dịch bất động sản cho biết, chủ đầu tư Dự án KĐT mới Kim Chung – Di Trạch mới đây ra hàng mới khoảng 300 lô đất liền kề với giá 40-65 triệu đồng/m2, tuỳ vào vị trí lô đất được chia trên mặt đường to hay nhỏ.Người mua phải đặt cọc giữ chỗ và chịu mức phí dịch vụ môi giới rất cao.
Theo tìm hiểu của PV, ngoài hình thức đặt cọc giữ chỗ mua lô liền kề mới ra, tại Dự án KĐT mới Kim Chung – Di Trạch còn một hình thức giao dịch khác là các nhà đầu tư mua lại những ô đất đã ký thỏa thuận góp vốn từ cách đây 10 năm.
Theo giới thiệu của môi giới, khách hàng sẽ giao dịch dưới hình thức lập vi bằng thỏa thuận góp vốn. Sau đó, lên văn phòng chủ đầu tư làm xác nhận việc chuyển nhượng thỏa thuận này. Chi phí cho việc xác nhận này 50-55 triệu đồng, nộp cho phòng kinh doanh của chủ đầu tư…

Đại diện Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thời gian tới, sẽ thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường; có các biện pháp kịp thời để ổn định thị trường, phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, “sốt nóng” giá bất động sản.

Nguồn TPO-TT