VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Bất động sản & Khoáng sản

Hà Nội: 68 dự án bất động sản nợ 4.000 tỷ tiền sử dụng đất

    UBND thành phố Hà Nội vừa có báo cáo kết quả thực hiện nội dung kết luận, kiến nghị của HĐND Thành phố về tình hình quản lý các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn Thành phố.
Trong số 68 dự án này có nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn trên thị trường như Bitexco, Lilama, Bic Việt Nam…
Cụ thể, báo cáo riêng về thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai của các chủ đầu tư dự án có sử dụng đất trên địa bàn thành phố, tính đến thời điểm 31/1/2021, tổng số tiền sử dụng đất đã nộp ngân sách Nhà nước là 22.232 tỷ/86 dự án, số tiền sử dụng đất còn phải nộp là 1.687 tỷ/24 dự án. Trong đó, nợ chờ xử lý là 705 tỷ/6 dự án, nợ khó thu là 129 tỷ/2 dự án và nợ có khả năng thu là 852,7 tỷ/16 dự án.
Tính đến ngày 31/1/2021, tiền chậm nộp còn phải nộp là 2.389 tỷ/44 dự án. Trong đó, nợ chờ xử lý 690,8 tỷ/11 dự án, nợ khó thu 315,7 tỷ/4 dự án, nợ có khả năng thu 1.308,5 tỷ/29 dự án.
  Ảnh minh họa.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 – Vạn Xuân tiền sử dụng đất còn phải thu và tiền chậm nộp là 182,9 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Nhà đất còn 94 tỷ đồng. Tổng công ty Viglacera còn 30 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Việt (Đại diện Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Việc, Công ty Cổ phần Sông Đà 2 và Công ty Cổ phần xây dựng Hồng Quang) còn 254 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Phát triển TMDV Hà Thành còn 88 tỷ đồng. Công ty TNHH Hoà Bình còn 335 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Lilama còn 73,86 tỷ đồng trong đó nợ khó thu là 45,2 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 còn 361 tỷ đồng. Công ty cổ phần Bitexco còn 6,52 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần BIC Việt Nam còn 123 tỷ đồng. Công ty Cổ phần thương mại Xây dựng 379 còn 36 tỷ đồng. Tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thông tin còn 228 tỷ đồng. Công ty CP Xây dựng Thuơng mại Á Châu còn 509 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Xây dựng sông Hồng còn 47 tỷ đồng. Tổng công ty đường sắt Việt Nam 159 tỷ đồng.
*** Hà Nội: Mê Linh còn 60 dự án chậm triển khai, sẽ thu hồi nếu không thực hiện
Đối với các chủ đầu tư không phối hợp triển khai thực hiện dự án hoặc không đủ năng lực để đầu tư, Mê Linh kiên quyết báo cáo thành phố để thu hồi dự án và giao cho chủ đầu tư khác…
Trong tổng số 60 dự án chậm triển khai đều đã hết hạn đầu tư và phải thực hiện công tác điều chỉnh, đến nay, UBND Thành phố đã điều chỉnh chủ trương đầu tư được 7 dự án; còn 53 dự án chưa được điều chỉnh chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư.
Báo cáo Đoàn Giám sát của HĐND Thành phố Hà Nội tại buổi làm việc về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn huyện Mê Linh, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết, hiện nay, trên địa bàn huyện có 60 dự án; trong đó, có 47 dự án đô thị và 13 dự án khác được giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất chậm triển khai, với tổng diện tích 2.140ha.
Trong tổng số 47 dự án đô thị đầu tư có 11 dự án không phải điều chỉnh quy hoạch được tiếp tục triển khai ngay; 32 dự án phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch; 2 dự án mới phê duyệt Nhiệm vụ, chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết; 1 dự án nằm trong quy hoạch mặt nước, Chủ đầu tư đã dừng triển khai dự án (Viettrasimex). Đến nay, UBND Thành phố đã điều chỉnh quy hoạch được 15 dự án, còn lại 17 dự án chưa được điều chỉnh quy hoạch.
Trong tổng số 60 dự án chậm triển khai đều đã hết hạn đầu tư và phải thực hiện công tác điều chỉnh, đến nay, UBND Thành phố đã điều chỉnh chủ trương đầu tư được 7 dự án; còn 53 dự án chưa được điều chỉnh chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư.
Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà kiểm tra tại Dự án Xây dựng Khu nhà chung cư cao tầng & nhà ở cán bộ công nhân các KCN tại xã Tiền Phong.
UBND huyện Mê Linh cũng đã báo báo chi tiết về tình hình, tiến độ, khó khăn, vướng mắc đối với 6 Dự án chậm triển khai trên địa bàn.
Các dự án này bao gồm Dự án Trung tâm thương mại – chung cư và biệt thự cao cấp Vạn Niên, tại thị trấn Quang Minh (chủ đầu tư: Công ty CP xây dựng & dịch vụ thương mại Vạn Niên); Dự án Xây dựng Khu nhà chung cư cao tầng và nhà ở cán bộ công nhân các khu công nghiệp tại xã Tiền Phong (chủ đầu tư: Công ty CP đầu tư xây dựng số 18 (Licogi 18); Dự án Khu nhà ở Làng hoa Tiền Phong, tại xã Tiền Phong (chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Bất Động Sản Prime Land).
Dự án Xây dựng trung tâm phân phối miền Bắc, lưu giữ và giao nhận hàng hóa tại xã Kim Hoa (chủ đầu tư: Công ty TNHH cửa sổ nhựa Châu Âu); Dự án Xây dựng nhà máy may Kimono xuất khẩu tại xã Kim Hoa (chủ đầu tư: Công ty cổ phần Ngọc Bích); Dự án Xây dựng điểm trung chuyển và đầu cuối xe Bus, tại xã Thanh Lâm (chủ đầu tư: Tổng Công ty vận tải Hà Nội).
Khó khăn, vướng mắc của hầu hết các Dự án trên là phải dừng triển khai để thực hiện công tác điều chỉnh quy hoạch và điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án. Ngoài ra, nguyên nhân là do liên quan đến chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng; hay Dự án nằm trong khu vực nệm xanh, được xác định chức năng là cây xanh, công viên vui chơi, giải trí, hiện đang chờ Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thủ đô làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo của dự án.
Quan điểm của huyện Mê Linh thời gian tới là sẽ tiếp tục đôn đốc các chủ đầu tư các dự án nhanh chóng triển khai thực hiện theo quy định, yêu cầu chủ đầu tư các dự án xây dựng, cam kết tiến độ thực hiện cụ thể. Huyện sẽ chủ động tích cực phối hợp với các chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục, báo cáo các Sở, ngành và UBND TP quan tâm điểu chỉnh quy hoạch, chủ trương đầu tư, giao đất và công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các dự án.
Đối với các chủ đầu tư không phối hợp triển khai thực hiện dự án hoặc không đủ năng lực để đầu tư, kiên quyết báo cáo Thành phố để thu hồi dự án và giao cho chủ đầu tư khác có năng lực để thực hiện theo quy định.
Nguồn VnEconomy-TT