VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Bất động sản & Khoáng sản

Hà Nội chuẩn bị làm đường Hoàng Cầu – Voi Phục với chi phí 3,5 tỷ/m đường

Trong tổng số gần 7.800 tỷ thì chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư của tuyến đường chiếm hơn 6.400 tỷ đồng…

Sẽ có khoảng hơn 2.000 hộ dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng khi dự án Hoàng Cầu – Voi Phục thi công.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, thành phố Hà Nội.
Theo quyết định, Chính phủ đồng ý xây dựng tuyến đường theo chỉ giới đường đỏ đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, với chiều dài 2.274 m, mặt cắt ngang B = 50m, diện tích khoảng 153.341 m2, bao gồm 2 cầu vượt trực thông theo hướng đường Vành đai 1 tại các nút Giảng Võ – Láng Hạ và nút Nguyễn Chí Thanh.
Tuyến đường này sẽ chạy song song với đường Đê La Thành hiện tại. Sẽ có khoảng hơn 2.000 hộ dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng khi dự án Hoàng Cầu – Voi Phục thi công.
Cùng với đó là đầu tư xây dựng hạng mục bãi đỗ xe, cây xanh, khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan bao gồm vỉa hè phía Nam đường Đê La Thành tại phần dải đất giữa đường Vành đai 1 và đường Đê La Thành đoạn Hoàng Cầu đến Láng Hạ với diện tích khoảng 6.083 m2.
Thời gian thực hiện dự án từ năm 2017 – 2020 với tổng mức đầu tư 7.779,3 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách thành phố Hà Nội và các nguồn hợp pháp khác. Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư chiếm hơn 6.400 tỷ đồng.
Như vậy, với tổng kinh phí gần 7.800 tỷ, trung bình mỗi một mét dài tuyến đường này có tổng chi phí đầu tư lên tới 3,5 tỷ đồng và trở thành tuyến đường có chi phí cao nhất Việt Nam từ trước nay.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục nhằm hoàn thiện đồng bộ tuyến đường Vành đai 1 từ đê Nguyễn Khoái đến Cầu Giấy theo quy hoạch, kết nối giữa các tuyến đường đã và đang được đầu tư xây dựng, tăng diện tích đường giao thông, góp phần giải tỏa ùn tắc giao thông trên mạng lưới và trong khu vực đô thị trung tâm của thành phố Hà Nội.

Nguồn VnEconomy-TT