VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Bất động sản & Khoáng sản

Lộ dự án sai phạm 2019: Toà nhà 30 tầng không phép, 200 biệt thự ‘âm thầm’ xây chui

Hàng loạt sai phạm lớn của các chủ đầu tư bất động sản như Mường Thanh, Tập đoàn Lã Vọng,… bị cơ quan chức năng vào cuộc năm 2019.

Loạt sai phạm tại các dự án của Tập đoàn Lã Vọng

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Kết luận việc thanh tra toàn diện các dự án của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Lã Vọng và các đơn vị thành viên trên địa bàn Hà Nội.

Trong 9 dự án bị thanh tra, 3 dự án có hoạt động kinh doanh bất động sản, gồm: Dự án Xây dựng công trình Hạ tầng kỹ thuật và nhà ở trên diện tích 14,5ha tại khu chức năng đô thị Tây Nam đường 70, phường Đại Mỗ quận Nam Từ Liêm; Dự án khu nhà ở cao cấp tại khu đô thị Quốc Oai, huyện Quốc Oai; Dự án Trụ sở làm việc (cơ sở 2) và căn hộ chung cư kết hợp dịch vụ thương mại tại Xa La, phường phúc La quận Hà Đông.

Đơn cử như Khu đô thị Quốc Oai, Thanh tra Chính phủ phát hiện Hà Nội giao 27,5 ha đất để doanh nghiệp xây dựng khu nhà ở cao cấp không thông qua đấu thầu là vi phạm quy định về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở thương mại.

Bên cạnh đó, dự án cũng đã được cho phép chuyển 2ha diện tích đất xây trường mầm non, tiểu học, trạm y tế sang xây nhà ở thấp tầng, chuyển 2,6 ha đất xây dựng chung cư, văn phòng sang đất xây nhà ở thấp tầng, thương mại, dịch vụ, trường mầm non, trạm y tế, khiến diện tích đất ở tăng lên.

Dự án Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ, rộng 23,8 ha tại quận Hoàng Mai do công ty thành viên của Lã Vọng góp vốn cùng đối tác cũng không qua đấu thầu. Cơ quan thanh tra kết luận, điều này sai quy định pháp luật.

Tập đoàn Lã Vọng do ông Lê Văn Vọng làm Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc được thành lập năm 2003, với số vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng.

Hàng loạt sai phạm của Mường Thanh

Tập đoàn Mường Thanh của “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản nổi tiếng với các sai phạm ở nhiều địa phương trên cả nước. Tại Đà Nẵng, cơ quan chức năng phát hiện dự án Tổ hợp khách sạn Mường Thanh Đà Nẵng đã cải tạo diện tích nhà để xe, nhà trẻ và sinh hoạt cộng đồng thành 104 căn hộ (26 căn/tầng) từ tầng hai đến tầng năm để bán cho người mua ở.

Theo kế hoạch được điều chỉnh, UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành quyết định phê duyệt phương án, giải pháp tháo dỡ hạng mục công trình vi phạm để làm cơ sở thực hiện; tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu phá dỡ, thời gian hoàn thành trong năm 2019. Các công tác chuẩn bị phục vụ tháo dỡ hoàn thành trong tháng 1/2020, công tác tháo dỡ bắt đầu từ tháng 2-10/2020.

Toà nhà 30 tầng không phép, 200 biệt thự 'âm thầm' xây chui   Đà Nẵng cưỡng chế công trình vi phạm của Mường Thanh

Tại Hà Nội, có 12 kết luận thanh tra liên quan đến các công trình vi phạm trật tự xây dựng của Mường Thanh từng được Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra TP. Hà Nội ban hành. Trong số 10 dự án mà TP. Hà Nội chuyển sang cơ quan điều tra có tới 8 dự án liên quan tới Mường Thanh.

Điểm chung của các dự án sai phạm của Mường Thanh tại Hà Nội là xây dựng vượt tầng – phá vỡ quy hoạch được duyệt và có các sai phạm trong quá trình chuyển nhượng, thâu tóm dự án.

Đặc biệt, Công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Bemes do đại gia ‘điếu cày’ Lê Thanh Thản làm Tổng giám đốc đã sai phạm trong xây dựng dự án nhà ở CT6, tại khu đô thị Kiến Hưng (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội). Tòa nhà này được xây dựng không có giấy phép, không có hồ sơ thiết kế và đã bán hết cho khách hàng. Với sai phạm này, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội khởi tố vụ án đối với bị can Lê Thanh Thản về tội “Lừa dối khách hàng”, theo quy định tại điều 198 bộ luật Hình sự năm 2015

Hơn 200 biệt thự, nhà phố xây ‘chui’

Dù chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý liên quan nhưng chủ đầu tư dự án khu biệt thự và nhà phố vườn Vạn Tuế – Sago Palm Garden (huyện Văn Giang, Hưng Yên) vẫn thi công hoàn thiện hàng trăm căn biệt thự, nhà phố mua bán tùm lum. Chủ đầu tư của dự án là Công ty Cổ phần Thương mại Sản xuất vật liệu xây dựng Đại Hưng.

Khu đất hiện nay Công ty Đại Hưng xây dựng dự án Sago Palm Garden trước đây được UBND tỉnh Hưng Yên cho thuê 50 năm để xây dựng nhà máy sản xuất gạch Tuynel. Tổng vốn đầu tư dự án là 30,2 tỷ đồng, quy mô dự án là 15 triệu viên một năm, diện tích là khu đất 50.743 m2. Công ty Đại Hưng có văn bản gửi UBND tỉnh Hưng Yên xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất thực hiện dự án nhà máy sản xuất gạch ngói trên sang mục đích thực hiện dự án.

Dự án xây chui

Đến năm 2018, UBND tỉnh Hưng Yên tiếp tục thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về điều chỉnh dự án. Đáng lưu ý, trong quyết định lần này, diện tích dự án đã được mở rộng thêm 10.000 m2 để xây dựng ki ốt bán hàng, giới thiệu sản phẩm và xây dựng các công trình hạ tầng giao thông.

Dự án đất đai của IPC bị chuyển sang cơ quan điều tra

UBND TP.HCM đã đồng ý để Thanh tra TP chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ, xử lý đối với 3 vụ việc có dấu hiệu sai phạm gây bất lợi và thiệt hại cho vốn nhà nước do Cồn ty TNHH phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) làm đại diện chủ sở hữu.

Khu định cư An Phú Tây là một trong số những dự án mà IPC bán đất với giá thấp bất thường, đang được Thanh tra TP.HCM kiến nghị chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra để làm rõ sai phạm. Tại dự án này, IPC đã chuyển nhượng nền đất không đúng quy định, không phù hợp giá thị trường.

Tại dự án Khu dân cư Long Thới (huyện Nhà Bè), Công ty IPC được giao đất để thực hiện tái định cư cho Khu công nghiệp Hiệp Phước. Tuy nhiên từ năm 2000 đến 2007, IPC chuyển nhượng 341 nền đất cho các đối tượng không thuộc diện tái định cư.

Tại dự án Khu công nghiệp Hiệp Phước 2 (huyện Nhà Bè), Thanh tra TP.HCM kết luận Công ty IPC chuyển nhượng dự án cho Công ty HIPC (Công ty cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước – Công ty liên kết, IPC nắm 40,54% vốn điều lệ) thực chất là chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã bồi thường.

Phó Thủ tướng ‘lệnh’ kiểm tra dự án đô thị hơn 400 tỷ của Kosy

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa yêu cầu UBND tỉnh Lào Cai kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh của báo chí liên quan đến việc thực hiện “Dự án khu đô thị mới: Tiểu khu đô thị số 17, Khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đường, thành phố Lào Cai”.

Trước đó, báo chí đã đưa tin phản ánh về quá trình thực hiện “Dự án khu đô thị mới: Tiểu khu đô thị số 17, Khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đường, thành phố Lào Cai” có nhiều vi phạm, nguy cơ thất thoát ngân sách.

Toà nhà 30 tầng không phép, 200 biệt thự ‘âm thầm’ xây chui

Về việc này, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Lào Cai kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh của báo chí liên quan đến việc thực hiện và việc chấp hành pháp luật trong thực hiện dự án này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Được biết, tiểu khu đô thị số 17, Khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đường (tên thương mại Khu đô thị Kosy Mountain View Lào Cai), tọa lạc tại phường Bình Minh và phường Bắc Lệnh, thành phố Lào Cai, có diện tích chiếm đất là 38 ha, quy mô dân số khoảng 4.176 người, tổng mức đầu tư dự kiến 412 tỷ đồng.

Dự án do Công ty Cổ phần Kosy và đơn vị tư vấn lập hồ sơ quy hoạch, được Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Đồng thời, Công ty Cổ phần Kosy cũng được Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chọn làm chủ đầu tư dự án.

Nguồn VNN-TT