VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Bất động sản & Khoáng sản

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu “siết” tín dụng cho bất động sản

 – Việc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng được cho là sẽ tác động rất lớn đối với thị trường
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có văn bản số 563/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh.
Theo đó, để đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng và tăng trưởng tín dụng bền vững theo đúng chủ trương của Chính phủ và định hướng của NHNN, Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được NHNN giao, phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của NHNN.
NHNN yêu cầu hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản; Thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ của các dự án bất động sản, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp.
Không chỉ kiểm soát chặt hạn mức tín dụng, các ngân hàng thương mại bắt đầu có động thái tăng lãi suất cho vay mua nhà, sửa chữa nhà cửa. Theo thông báo, mức lãi suất cho vay đã được các ngân hàng nâng lên trên 12%/năm.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc siết chặt cho vay bất động sản là có lý, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống, giảm thiểu nợ xấu. TS Nguyễn Minh Phong – chuyên gia kinh tế cho rằng: Chủ trương siết tín dụng là đúng, nhất là trong bối cảnh các dự án cao cấp ngày càng tăng, dẫn đến nguy cơ tích tụ nhiều nợ xấu. Nếu không có “tín hiệu” thì doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư sẽ chạy theo lợi nhuận kỳ vọng rồi làm tới khiến thị trường có nguy cơ xảy ra “bong bóng”.
Cùng quan điểm, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết, cần có sự phân loại giữa các phân khúc trên thị trường để việc siết mang lại hiệu quả nhưng không khiến thị trường bị tác động quá lớn, nhất là ở những phân khúc mà người dân thực sự có nhu cầu. “Việc “siết” tín dụng vào bất động sản là cần thiết, tuy nhiên không nên “siết” tín dụng vào phân khúc nhà ở cho người có thu nhập thấp, người nghèo… kể cả nhà ở thương mại hay nhà ở xã hội.
Theo các chuyên gia bất động sản, trước thực trạng trong mấy năm gần đây nhiều ngân hàng thương mại xem việc cho vay bất động sản là “miếng bánh” ngon và cho vay rất mạnh tay, nên dòng tín dụng có dấu hiệu “ồ ạt” chảy vào thị trường địa ốc. Điều này dẫn đến hệ lụy là nhiều nhà đầu tư lấy dự án bất động sản làm tài sản thế chấp vay ngân hàng, phải chịu áp lực trả nợ, trong khi khả năng thu hồi vốn của các ngân hàng rất khó khăn.
Thêm vào đó, hiện tượng dư cung đang xảy ra với phân khúc nhà ở cao cấp, ở một khía cạnh nào đó thì đây là biểu hiện của “bong bóng”. Trong năm 2017, lượng cung tăng mạnh khiến một số phân khúc dư thừa sản phẩm. Hơn nữa, kể từ sau khi gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng kết thúc, cung nhà ở bình dân bị thu hẹp lại khá nhiều, dưới 20% vào năm 2017. Tương lai gần sẽ còn giảm nhiều hơn nữa nếu không có gói hỗ trợ kích cầu.
Nguồn VnMedia-TT