VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Bất động sản & Khoáng sản

Nhiều dự án BT, BOT nghìn tỷ ở Hà Nội ‘dính’ sai phạm

– Theo Thanh tra Chính phủ (TTCP), trong 15 dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT thuộc lĩnh vực giao thông, môi trường chỉ duy nhất 1 dự án được lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu, 14 dự án còn lại đều do TP Hà Nội chỉ định thầu.
TTCP vừa kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao), BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) trên địa bàn Hà Nội. Trong đó tập trung kiểm tra 7 dự án về giao thông, môi trường thực hiện theo hình thức hợp đồng BT.
7 dự án TTCP “điểm danh” gồm: Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở; Dự án Đầu tư xây dựng đường Lê Văn Lương kéo dài; Dự án Đầu tư xây dựng đường trục Nam tỉnh Hà Tây; Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến Khu đô thị mới Xuân Phương; Dự án Đầu tư xây dựng đường bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An; Dự án Đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên đoạn qua địa phận Hà Nội.
công trình giao thông, dự án BT, dự án BOT, đội vốn xây dựng, TP Hà Nội
Hàng loạt dự án BT ở Hà Nội đội vốn hàng chục triệu USD (Ảnh: Dự án đườngtrục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ).
Kết luận thanh tra chỉ rõ, các dự án BT, BOT triển khai trên địa bàn Hà Nội có ưu điểm đã huy động được nguồn vốn đầu tư xã hội để bù cho sự thiếu hụt ngân sách Nhà nước để phát triển hạ tầng, từng bước phục vụ cho lợi ích người dân. Tuy nhiên, cũng còn nhiều khuyết điểm, vi phạm.
Theo kết luận TTCP, trong giai đoạn 2008-2012, UBND TP Hà Nội chưa thực hiện đúng việc lập, phê duyệt, công bố danh mục các dự án theo quy định gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà đầu tư. Việc không tuân thủ quy định dẫn đến các thông tin cần thiết về chủ trương đầu tư, các lĩnh vực, dự án kêu gọi đầu tư không được công bố rộng rãi, dẫn đến hạn chế số lượng nhà đầu tư, giảm tính minh bạch và cạnh tranh công bằng.
Tại thời điểm thanh tra có 15 dự án theo hình thức BT nhưng chỉ một dự án thực hiện đấu thầu, còn lại đều là chỉ định thầu.
UBND TP Hà Nội không thực hiện đúng quy trình lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định đánh giá năng lực đối với một số nhà đầu tư không chính xác, thiếu chặt chẽ, lựa chọn ký hợp đồng để thực hiện dự án đối với một số nhà đầu tư không đảm bảo năng lực theo quy định.
Kết luận thanh tra nêu nhiều nhà đầu tư được lựa chọn “có năng lực tài chính hạn chế, không đảm bảo như Công ty CP Tasco đối với dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Đức Thọ – Xuân Phương; Công ty Bitexco với dự án đường bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An”.
Hầu hết dự án bị chậm tiến độ và nguyên nhân được xác định do chủ đầu tư không đủ năng lực huy động vốn, vốn chủ sở hữu không đảm bảo giải ngân theo tiến độ cam kết như Dự án đường Lê Đức Thọ – Xuân Phương, dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ…
Kết luận cũng nêu, “một số nội dung đầu tư, tổng mức đầu tư, dự toán của một số dự án BT đã được UBND TP Hà Nội và các cơ quan trực thuộc thẩm định, phê duyệt, chưa chính xác, chưa đúng chế độ quy định làm sai tăng tổng vốn đầu tư dự án, ảnh hưởng đến việc tính toán, sắp xếp phương án giao đất đối ứng để xác định tiền sử dụng đất”.
Đội vốn hàng chục triệu USD
Theo TTCP, việc giám sát thực hiện hợp đồng của UBND TP Hà Nội và các cơ quan liên quan chưa chặt chẽ. Hầu hết các dự án đều chậm tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện phải gia hạn hợp đồng làm phát sinh tăng chi phí đầu tư và không hoàn thành đúng tiến độ để đảm bảo phục vụ các mục tiêu cấp bách kịp thời như mục tiêu đề ra.
TTCP “điểm danh” nhiều dự án bao gồm Dự án Nhà máy nước Yên Sở (kéo dài thêm 18 tháng, chi phí phát sinh thêm 11,5 triệu USD); dự án đường Lê Văn Lương kéo dài; dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ; dự án đường Lê Đức Thọ-Xuân Phương; dự án bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An; Dự án liên tỉnh Hà Nội-Hưng Yên; dự án nút giao thông Long Biên.
Dự án Nhà máy nước Yên Sở được khởi công xây dựng khi chưa có kết quả thẩm tra thiết kế cơ sở của Bộ Xây dựng cũng như thẩm tra phê duyệt công nghệ của Sở Công nghệ Khoa học Hà Nội, chưa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư.
Việc lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán theo quy định của Nhà nước còn hạn chế và được thực hiện trong quá trình thi công nhà máy.
Việc nhà đầu tư ký hợp đồng EPC và tổng thầu EPC đã thực hiện thi công xây dựng từ đầu tháng 1/2009 theo hồ sơ thiết kế chưa được các cơ quan chức năng thẩm định, thẩm tra thể hiện việc thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan khác có liên quan thuộc UBND TP Hà Nội.
Dự án đường Lê Đức Thọ-Xuân Phương: Công tác lập, thẩm định và phê duyệt tổng vốn đầu tư không chĩnh ác do áp dụng định mức, đơn giá và tính toán khối lượng không đúng làm tăng giá trị hợp đồng BT là 19,5 tỷ đồng.
Dự án bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An cũng mắc sai phạm khi công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự toán thiết kế thi công, tổng vốn đầu tư không chính xác khiến số tiền tăng lên tới hơn 28 tỷ đồng.
Tương tự là dự án nút giao thông Long Biên, tổng mức tăng giá trị lên tới hơn 70 tỷ đồng do tính toán sai công tác thẩm định, phê duyệt, giải phóng mặt bằng, áp dụng đơn giá…
Dự án liên tỉnh Hà Nội-Hưng Yên bị tăng giá trị tổng mức đầu tư điều chỉnh là 14,4 tỷ đồng.
Đối với dự án đường trục phí Nam tỉnh Hà Tây cũ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và tính chi phí lãi vay 920 tỷ trong tổng vốn đầu tư dự án BT là chưa có cơ sở. Điều này dẫn đến việc xác định giá trị tổng vốn đầu tư để ký hợp đồng sai tăng 920 tỷ, gây ảnh hưởng lớn đến việc xác định giá trị để giao đất của các dự án khác đối ứng dự án BT.
Tương tự, đường Lê Văn Lương kéo dài thi công một số hạng mục cầu vượt Sông Nhuệ, phát sinh gần 8 tỷ đồng do tăng mật độ cọc.
Thậm chí, chủ đầu tư dự án trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ còn không chấp hành cung cấp tài liệu, có biểu hiện chống đối, cản trở hoạt động thanh tra, ảnh hưởng đến kế hoạch, nội dung, tiến độ và thời gian thanh tra.