– Ngày 4-9, tại TP HCM, Savills Việt Nam đã công bố báo cáo chuyên đề nghiên cứu về bất động sản công nghiệp
Theo ông John Campbell, Tư vấn cấp cao, Dịch vụ công nghiệp Savills Việt Nam, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, nguồn vốn đầu tư và các hiệp định thương mại tự do mới đã mang lại ảnh hưởng tích cực đến ngành bất động sản công nghiệp Việt Nam. Các Hiệp định cải cách toàn diện như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã được ký kết vào tháng 6/2019 sẽ xoá bỏ 99% thuế hải quan và tăng thu hút vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp.
Đặc biệt, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang hướng các công ty đa dạng hoá quy trình sản xuất và chuyển dời nhà máy. Trong khi Việt Nam thu hút với đội ngũ lao động trẻ và chi phí thấp, môi trường chính trị ổn định và một trong những nước có tỉ lệ tăng trưởng nhanh nhất thế giới – tất cả các yếu tố cho thấy môi trường đầu tư khá hấp dẫn.
Savills Việt Nam dẫn chứng nhiều tập đoàn đã và đang di dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, như: Hanwha, Yokowo, Shuafu, Goertek, Foxcom, Lenovo, Nintendo, Sharp, Kyocera, Oasis… Các tập đoàn này hoạt động chủ yếu các lĩnh vực điện tử, dệt may, giày dép, sản xuất phụ tùng…. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển mạnh bất động sản công nghiệp.
Đáng chú ý, trong quý I/2019 cả nước có 326 KCN đã được thành lập, với tổng diện tích 95.500ha. Trong đó, có 251 KCN đã hoạt động với diện tích 60.900ha (74% lắp đầy), 75 KCN (29.300 ha) đang xây dựng, đền bù và giải phóng mặt bằng; 17 đặc khu kinh tế duyên hải cung cấp 845.000ha.
Hoạt động xuất nhập khẩu thuận lợi, khiến nhiều nhà máy dịch chuyển sang Việt Nam