VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Bất động sản & Khoáng sản

Những điểm sáng góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam

 – Trong 9 tháng đầu năm, tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn về tài chính và tiền tệ, tín dụng được bảo đảm, lãi suất cơ bản ổn định. Bên cạnh đó, thu hút FDI vẫn tiếp tục tăng và xuất khẩu nhận được nhiều thuận lợi từ các nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh trong nước.
Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong ngắn hạn
Theo Bộ Công Thương, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới nên tiếp tục chịu ảnh hưởng nhiều chiều từ những biến động của kinh tế thế giới. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức từ: sự thay đổi một số chính sách của các nền kinh tế/khu vực chủ chốt trên thế giới, giá cả hàng hóa thế giới diễn biến phức tạp, công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng chậm lại, sức ép lạm pháp và biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trên vật nuôi diễn biến phức tạp.
Mặc dù vậy, trong 9 tháng đầu năm, tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn về tài chính và tiền tệ, tín dụng được bảo đảm, lãi suất cơ bản ổn định. Bên cạnh đó, thu hút FDI vẫn tiếp tục tăng; xuất khẩu nhận được nhiều thuận lợi từ các nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh trong nước.
Theo báo cáo kinh tế toàn cầu Quý III/2019 của Ngân hàng Standard Chartered ngày 12/8/2019, Việt Nam sẽ tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong ngắn hạn, với mức tăng trưởng dự kiến đạt 6,9% trong năm 2019, trong đó lĩnh vực sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2019 ước tính tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,53%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,05% và khu vực dịch vụ tăng 7,11%. Tăng trưởng của quý III năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,38% của quý III/2017 nhưng cao hơn mức tăng của quý III các năm 2012 – 2018.
Tính chung 9 tháng năm 2019, GDP ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong 9 năm trở lại đây
Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng của khu vực này, là động lực chính của tăng trưởng toàn nền kinh tế với mức tăng cao 11,37%, đóng góp 2,42 điểm phần trăm. (quý I tăng 11,52%; quý II tăng 10,9%;6 tháng tăng 11,18%; quý III tăng 11,68%). Ngành công nghiệp khai khoáng đã có mức tăng 2,68% sau 3 năm giảm liên tục , đóng góp 0,17 điểm phần trăm, do khai thác dầu thô có mức giảm thấp hơn cùng kỳ năm trước và khai thác than, quặng kim loại đều tăng cao.
Cùng với đó, tăng trưởng sản xuất công nghiệp duy trì được đà tăng trưởng khá. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9 tăng 10,2% và 9 tháng tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 9,2%; quý II tăng 9,5%; quý III tăng 10,2%).
Khối doanh nghiệp trong nước là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu
Số liệu của Bộ Công Thương cũng cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2019 ước tính đạt 382,72 tỷ USD, với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 194,3 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu ước đạt 188,42 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 194,3 tỷ USD, tăng 8,2%, bằng 73,9% kế hoạch năm. Mặc dù đây là mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ của năm 2017 – 2018 (tăng tương ứng 20,6% và 15,8%) nhưng cho thấy nỗ lực rất lớn và là xu hướng tích cực trong bối cảnh thương mại toàn cầu diễn biễn phức tạp.
Đáng chú ý, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng của khu vực kinh tế trong nước đạt 16,4%, cao hơn nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (5%), qua đó tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng tăng lên, chiếm 30,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm trước là 28,5%). Như vậy, sau khi đạt mức tăng trưởng khá cao trong năm 2018, khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2019 với mức tăng 16,4%, cao gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng chung cả nước (đạt 8,2%) và tăng gấp hơn 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của khối doanh nghiệp FDI (đạt 5%).
Trong 9 tháng đầu năm 2019 có 31/45 mặt hàng có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, có 28 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 90,96% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đạt trên 10 tỷ USD đều thuộc về nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong đó, điện thoại các loại là mặt hàng có kim ngạch đạt cao nhất với 38,6 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 16,4% trong 9 tháng đầu năm 2018 và 23,3% trong 9 tháng đầu năm 2017.
Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện tăng chậm lại là một trong những nguyên nhân chính khiến tăng trưởng xuất khẩu chung thấp hơn những năm trước dù các mặt hàng chủ lực khác duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao như: Kim ngạch xuất khẩu máy vi tính tăng 16,9%; dệt may tăng 10,4%; giày dép tăng 13,5% và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 7,5%. Kim ngạch xuất khẩu của 5 mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm 2019 đóng góp 10,37 tỷ USD, chiếm 70,34% trong tổng số 14,75 tỷ USD tăng thêm của tổng kim ngạch xuất khẩu chung so với cùng kỳ năm trước.
 Nguồn -TT