VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Bất động sản & Khoáng sản

Quý 1/2020: Thị trường căn hộ Hà Nội giao dịch thấp nhất kể từ năm 2015

–  Lượng mở bán chính thức đạt 4.600 căn, đến từ 12 dự án trong quý 1/2020, tại Hà Nội, tương đương 65% nguồn cung quý trước, mức thấp nhất kể từ khi thị trường hồi phục vào năm 2015, đánh giá của JLL.
Ảnh internet     Ảnh internet.
Lượng bán đạt 3.520 căn trong quý đầu năm, thấp hơn 49,1% theo quý  do nguồn cung mới hạn chế, JLL, tập đoàn chuyên cung cấp các dịch vụ quản lý và đầu tư bất động sản cho biết. Bên cạnh đó, tác động của dịch bệnh Covid-19 cũng đang ảnh hưởng và làm giảm tốc độ bán  trong quý. Nhiều trường hợp khách mua, đăc biệt là người nước ngoài, đã đặt chỗ nhưng phải trì hoãn đặt cọc hoặc ký hợp đồng mua bán do việc hạn chế đi lại trong thời gian gần đây, khiến các giao dịch chưa được ghi nhận trong quý này. Mặc dù vậy, các dự án có chất lượng tốt và tiến độ xây dựng nhanh vẫn ghi nhận tỷ lệ bán tốt trong quý, cho thấy nhu cầu đối với các dự án này khá ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi các cú sốc thị trường hơn so với mặt bằng chung. Phân khúc trung cấp dẫn đầu về số lượng căn hộ tiêu thụ, chiếm 83% thị phần, chủ yếu đến từ khu vực ngoài trung tâm như Quận Gia Lâm và Long Biên. Nhu cầu mua để ở duy trì ổn định, lượng giao dịch khả quan ghi nhận tại các dự án sắp hoàn thiện hoặc chuẩn bị bàn giao.

Lượng mở bán chính thức đạt 4.600 căn, đến từ 12 dự án trong quý 1/2020, tương đương 65% nguồn cung quý trước, mức thấp nhất kể từ khi thị trường hồi phục vào năm 2015. Quy trình phê duyệt pháp lý kéo dài cùng việc chủ đầu tư trì hoãn thời gian mở bán do việc hạn chế tụ tập đông người nhằm phòng chống dịch bệnh mới ban hành khiến nguồn cung mới hạn chế. Thị trường ghi nhận duy nhất một dự án mới thuộc phân khúc cao cấp tại quận Nam Từ Liêm với quy mô 740 căn. Đáng chú ý, khoảng 50% lượng hàng mở bán tại dự án này  đã được khách hàng đặt cọc giữ chỗ từ sau sự kiện tiền mở bán, được coi là khá lạc quan trong mùa dịch, nhờ kết nối giao thông thuận tiện ,tiến độ xây dựng nhanh và được hưởng lợi từ các hạng mục thương mại khác trong tổ hợp.

Tuy nhiên, về giá bán, giá bán căn hộ sơ cấp vẫn duy trì ổn định, chỉ giảm nhẹ 1,4% theo quý, nhưng vẫn tăng 4,0% theo năm, cho thấy tác động của dịch bệnh lên giá bán vẫn chưa rõ rệt. Mức giảm trong quý ghi nhận chịu ảnh hưởng phần lớn từ các chính sách giảm giá gián tiếp ngắn hạn của chủ đầu tư như chiết khấu tiền mặt từ 3 – 5% đối với khách hàng thanh toán theo tiến độ và tặng gói nội thất giá trị cao có thể quy đổi ra tiền mặt và trừ trực tiếp vào giá trị căn hộ.

Đánh giá về triển vọng thị trường căn hộ trong thời gian tới, theo JLL, khoảng 20.000-30.000 căn hộ dự kiến sẽ mở bán chính thức trong năm 2020, chủ yếu tập trung ở Quận Hoàng Mai và Hà Đông. Nhưng đơn vị này cũng nhấn mạnh rằng, “cần lưu ý rằng nguồn cung này sẽ có nhiều biến động phụ thuộc vào diễn biến của dịch bệnh trong thời gian tới”, đại diện JLL nói.

Lượng hấp thụ ròng văn phòng hạng A khả quan nhờ các giao dịch diễn ra trước dịch

Theo đánh giá của JLL, không có nguồn cung văn phòng cho thuê mới được ghi nhận trong trong quý 1/2020. Phân khúc hạng B tiếp tục dẫn đầu tổng nguồn cung sàn văn phòng, chiếm gần 66% tổng cung, chủ yếu tập trung tại quận Cầu Giấy. Ở phân khúc hạng A, Hoàn Kiếm vẫn là quận cung cấp nguồn cung lớn nhất, tuy nhiên, quận Ba Đình, với sự gia nhập thị trường của tòa Capital Place vào nửa sau 2020, sẽ sớm vươn lên bắt kịp quận Hoàn Kiếm về tổng nguồn cung tính theo khu vực.

Lượng hấp thụ ròng trong quý 1/2020 đạt xấp xỉ 12.900m2, tương đối cao trong bối cảnh dịch bùng phát gần đây. Tuy nhiên, nên lưu ý lượng hấp thụ ròng ghi nhận trong quý chủ yếu nhờ vào các giao dịch đã diễn ra trước dịch và phần lớn đến từ tòa nhà mới hoàn thành ThaiHolding, do tòa nhà có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu về kích thước thuê. Nhờ có tòa nhà mới, phân khúc hạng A cũng ghi nhận lượng hấp thụ ròng lớn hơn phân khúc hạng B trong quý.

Theo đánh giá của JLL do nguồn cung khan hiếm, giá thuê vẫn tăng nhẹ. Theo đó, giá thuê văn phòng hạng A và B tại Hà Nội nhích nhẹ 0,6% so với qúy 4/2019 và tăng 5,8% so với cùng kỳ 2019. Do nguồn cung giới hạn, nhiều tòa nhà vẫn tiếp tục điều chỉnh giá tăng nhẹ. Đáng chú ý, quý 1/2020 cũng ghi nhận tốc độ tăng giá ở hạng A cao hơn hạng B (Hạng B gần như không tăng), trong khi ở các quý trước, hạng B đạt được tốc độ tăng giá tốt hơn hạng A, nguyên nhân đến từ việc nguồn cung hạng A khan hiếm và tỉ lệ hấp thụ ròng trong quý vẫn khá tốt.

Mặc dù trong quý 1/2020, thị trường văn phòng chưa phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19, nhưng thị trường được dự đoán sẽ tiếp nhận những ảnh hưởng gián tiếp từ đại dịch trong những quý sau, do nền kinh tế đình trệ. Cùng với dự đoán về giảm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và thế giới, nguồn cầu tương lai có thể giảm sút so với dự báo thời gian trước, do các công ty thắt chặt chi tiêu. Điều này có thể sẽ khiến một số tòa nhà phải cân nhắc các chính sách thuê linh hoạt, hấp dẫn nhằm thu hút và hỗ trợ khách hàng.

Phân khúc hạng B được dự đoán sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn hạng A, do áp lực cạnh tranh cao đến từ nguồn cung phong phú trong phân khúc này, cũng như khách thuê văn

Nguồn cung bán lẻ ổn định

Trong qúy 1/2020, thị trường không ghi nhận thêm nguồn cung mới nào. Các TTTM lớn nằm ngoài khu vực trung tâm cung cấp trải nghiệm mua sắm đa dạng vẫn tiếp tục là loại hình được ưa chuộng tại thành phố.

Do ảnh hưởng của Covid-19, quý 1/2020 ghi nhận hấp thụ ròng âm và tỉ lệ lấp đầy giảm còn 90,4%, giảm nhẹ 48 điểm phần trăm so với quý 4/2019. Quy định hạn chế tụ tập và đến nơi đông người trong bối cảnh dịch bệnh đã khiến lưu lượng khách tham quan tại các TTTM giảm mạnh và người mua chuyển sang mua sắm trực tuyến. Lượng khách giảm đã tác động trực tiếp lên hoạt động bán lẻ, khiến một số khách thuê phải trả mặt bằng. Phần lớn các gian hàng hoạt động cầm chừng hoặc tạm đóng cửa do yêu cầu từ chính quyền. Những loại hình ít chịu ảnh hưởng từ đại dịch là siêu thị, cửa hàng tiện lợi, do đây là mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết. Tuy vậy, thị trường vẫn ghi nhận một số điểm sáng, nổi bật nhất là TTTM Vincom Phạm Ngọc Thạch với sự khai trương của nhiều cửa hàng sau thời gian nâng cấp, đáng chú ý nhất là cửa hàng Uniqlo đầu tiên tại Hà Nội. Việc thu hút hàng dài xếp hàng chờ mua sắm tại cửa hàng giữa mùa dịch cho thấy sức hấp dẫn của  nhãn hiệu toàn cầu này với người tiêu dùng trong nước.

Trong quý 1/2020, giá thuê toàn thị trường giữ ổn định ở mức 29,3 USD. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều chủ đầu tư đã đưa ra những biện pháp hỗ trợ tạm thời, trực tiếp nhất là giảm bớt một phần giá thuê cho khách trong khoảng thời gian dịch bệnh, với mức giảm phổ biến từ 10-50% tùy thuộc ngành hàng. Mức hỗ trợ cũng khác nhau giữa các TTTM. Ngoài ra, các giải pháp gián tiếp khác như đưa ra các gói quảng cáo, khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng đến mua sắm cũng được nhiều chủ nhà thực hiện.

Theo JLL, trong 2020, thị trường bán lẻ được dự đoán sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19. Dịch bệnh kéo dài sẽ khiến nhiều khách thuê cũng như người tiêu dùng cần thêm nhiều thời gian để phục hồi, ảnh hưởng tới nhu cầu thuê và sức mua. Bên cạnh đó, với lượng cung lớn dự kiến sẽ gia nhập thị trường trong 2020, áp lực cạnh tranh sẽ tiếp tục tăng, dẫn tới việc giá thuê có thể sẽ phải điều chỉnh. Ngoài ra, chính sách thuê linh hoạt và các chương trình khuyến khích mua sắm đồng bộ giữa chủ nhà

Nguồn VNMedia.vn-TT