VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Bất động sản & Khoáng sản

Savills Việt Nam: Bất động sản công nghiệp vẫn có sức hút bậc nhất

Tuy hầu hết các phân khúc địa ốc chứng kiến mức giảm mạnh song bất động sản công nghiệp vẫn ghi nhận tình trạng cầu vượt cung.
Savills Việt Nam vừa có những đánh giá về tiềm năng phục hồi của bất động sản công nghiệp. Ông John Campbell, trưởng bộ phận bất động sản công nghiệp Savills Việt Nam cho biết, trong tháng 6/2020 cả nước có 336 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 97.800 ha. Trong đó, có tới 261 khu công nghiệp hoạt động, 75 khu trong quá trình giải phóng mặt bằng và bắt đầu xây dựng, đẩy công suất thuê đạt 76% trên tổng khu công nghiệp đang hoạt động ở cả nước.
“Với nguồn cầu tiếp tục vượt quá nguồn cung, có thể thấy rõ sự cần thiết của việc tăng số lượng nguồn cung tại các khu vực công nghiệp trọng điểm”, chuyên gia này nhận định.
Theo Savills, công suất thuê các vùng trọng điểm như Bình Dương, Long An, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên gia tăng kể từ 2018.
Bất động sản công nghiệp Việt Nam được đánh giá là lĩnh vực duy nhất hứa hẹn phục hồi cao trong trong dịch Covid-19.
Bất động sản công nghiệp Việt Nam được đánh giá là lĩnh vực duy nhất hứa hẹn phục hồi cao trong trong dịch Covid-19.
Tuy nhiên, đại diện của Savills cho rằng, hầu hết các giao dịch cho thuê trong nửa đầu năm 2020 bắt nguồn từ dự án và cuộc thương thảo diễn ra từ năm ngoái. Trong khi đó, nhiều hợp đồng thuê được thực hiện bởi công ty đã có mặt tại Việt Nam và đang tìm cách mở rộng sản xuất.
Savills cũng cho biết, chính sách hạn chế đi lại giữa các nước đã ảnh hưởng đến nhu cầu gia nhập thị trường, làm hoãn lại các đợt khảo sát mặt bằng của các nhà đầu tư quốc tế lớn, khiến số lượng hợp đồng thuê được ký kết với các nhà phát triển trong nước giảm mạnh.
Mặc dù không gì có thể đảm bảo cho sự thuận lợi của năm tới nhưng theo đại diện của Savills, ngành công nghiệp Việt Nam đang phụ thuộc vào sự dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc và nhiều chủ thuê cần chuẩn bị nguồn lực để nắm bắt và đáp ứng những cơ hội sắp tới ngay khi các rào cản được dỡ bỏ.
Dựa theo số liệu của Focus Economics chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Việt Nam trong tháng 6 đã tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng sản xuất và công nghiệp ước tính tăng 2,71% trong năm 2020 và dự kiến sẽ tăng 9,2% vào năm 2021. Điều này cho thấy sự tăng trưởng khiêm tốn nhưng đầy hứa hẹn của phân khúc này.
Ngoài ra, chỉ số quản lý sức mua (PMI) cũng tăng vọt lên 51 điểm vào tháng 6/2020, đánh dấu mức tăng trưởng đầu tiên trên ngưỡng 50 điểm kể từ tháng 1. Sự phục hồi này được cho là nhờ sự gia tăng của đơn đặt hàng mới, cùng hoạt động mua hàng tích cực, số lượng mặt hàng tồn kho tiền sản xuất tăng cao nhất kể từ tháng 11/2018.
Báo cáo cũng có những đánh giá về thị trường châu Á, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ.
Dữ liệu từ Real Capital Analytics cho thấy, so với quý II năm ngoái, giao dịch bất động sản văn phòng ở Châu Á – Thái Bình Dương giảm 59%, mảng bất động sản bán lẻ sụt 68%, trong khi đó lĩnh vực bất động sản công nghiệp chỉ giảm 24%.
Nói về phân khúc này, ông Simon Smith, Trưởng bộ phận nghiên cứu và tư vấn tại Savills Châu Á – Thái Bình Dương cho biết, bất động sản công nghiệp đang được chủ đầu tư để ý bởi có liên quan chặt tới xu hướng lớn mạnh cũng như sự phát triển của thương mại điện tử. Bên cạnh đó, nhiều thị trường trong khu vực cũng đang thiếu không gian kho vận hiện đại.
Tại Trung Quốc, tuy là nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên bởi đại dịch Covid-19 song theo Savills, thị trường này cũng đang dần bình phục, ngành bất động sản công nghiệp tại mỗi khu vực kinh tế của quốc gia này lại chứng kiến các thử thách khác nhau.
Bà Betty Mao, Giám đốc Bộ phận Văn phòng và Công nghiệp tại Savills Thượng Hải, phụ trách khu vực tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và Thượng Hải, khẳng định ảnh hưởng đến các khu vực này không trầm trọng và các nhà phát triển bất động sản công nghiệp vẫn tiếp tục xây dựng không gian mới.
“Một khối lượng lớn các nhà kho dự kiến tiếp tục ra mắt trong vòng 12 đến 24 tháng tới. Thị trường bất động sản công nghiệp tại các thành phố cấp 1 và 2 đều đang phát triển, và các chủ nhà sẵn sàng cho thuê ngay khi dự án còn trong giai đoạn đang xây dựng”, bà Betty Mao cho hay.
Còn tại Ấn Độ, các chuyên gia của Savills cho rằng, tuy vẫn đang trong tình trạng phong tỏa do Covid-19, mọi ngành kinh doanh ở nước này đều chịu thiệt hại, nhưng tương lai của ngành bất động sản công nghiệp ở đây có triển vọng hơn các ngành khác. Ngành công nghiệp được dự kiến sẽ có lợi khi các công ty đa quốc gia tìm kiếm địa điểm mới để sản xuất.
“Ấn Độ dần được coi là nơi sản xuất hàng hóa thay thế cho Trung Quốc. Có khoảng 1.000 công ty sản xuất nước ngoài đang dự tính chuyển cơ sở sản xuất chính từ Trung Quốc sang Ấn Độ. Trong đó, 300 công ty có kế hoạch sản xuất đồ di động, điện tử, thiết bị y tế, và dệt may”, ông Srinivas N., Giám đốc Điều hành của Bộ phận Công nghiệp tại Savills India, nói.
Chính phủ Ấn Độ đang tích cực thu hút các công ty nước ngoài và trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng sản xuất nội địa thông qua chính sách cắt giảm thuế doanh nghiệp. Điều này cộng hưởng với yếu tố thuế dịch vụ & hàng hóa hấp dẫn, cùng lợi thế về nhân công rẻ, Ấn Độ đang thu hút các công ty nước ngoài.

Nguồn doanhnhan.vn-TT