VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Bất động sản & Khoáng sản

Thuê giám sát nước ngoài với dự án Long Thành để tránh “mất tiền, mất cán bộ”

 – Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái đề nghị thuê giám sát nước ngoài để loại trừ tất cả các mối quan hệ có thể tác động đến việc tổ chức thi công dự án sân bay Long Thành, tránh để mất tiền, mất cán bộ…

Thuê giám sát nước ngoài với dự án Long Thành để tránh "mất tiền, mất cán bộ"Sân bay Long Thành.
Ngoài ACV, không đoanh nghiệp (DN) nào đủ điều kiện

Liên quan ý kiến tại báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế cũng như ý kiến của các đại biểu Quốc hội về Báo cáo khả thi Dự án Sân bay Long Thành giai đoạn 1, giải thích tại phiên họp tổ chiều 24/10, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho biết, xác định không đầu tư công thì phải chọn nhà đầu tư và sẽ phát hành hồ sơ mời thầu. Về chọn nhà thầu, ông Thể khẳng định “chắc chắn sẽ đấu thầu trong nước, do sân bay gắn với an ninh quốc gia”.

“ACV hiện là nhà quản lý duy nhất với 21 sân bay trong nước. Ngoài ACV ra, không DN nào đủ điều kiện quản lý sân bay để tổ chức đấu thầu. Theo Luật thì phát hành hồ sơ, cho thời gian để DN nghiên cứu, tham gia, công bố, nhưng từ 3 DN trở lên mới mở thầu, dưới 3 DN thì xin Chính phủ cơ chế mở thầu đặc biệt. Có thể Chính phủ xin đấu thầu lần 2, cuối cùng chúng ta cũng chỉ chọn được ACV vì các DN khác không có kinh nghiệm, khó tham gia đấu thầu. Mong muốn là tìm DN đảm bảo về an ninh, có kinh nghiệm. Nếu tổ chức đấu thầu thì mất thêm 1,5 năm nữa, khi đó DN mới chuẩn bị, làm hồ sơ, thiết kế. Như vậy có thể khởi công 2022 chứ không thể khởi công 2021 như kế hoạch. Chính phủ báo cáo Quốc hội, nếu chỉ định thầu ngay thì kịp, nếu tổ chức đấu thầu, cũng khó chọn ai khác ngoài ACV” – Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nói.

Về công ty quản lý bay, Bộ trưởng cho biết, hiện chỉ duy nhất một Tổng Công ty Quản lý bay ở Việt Nam nên có tổ chức đấu thầu cũng chỉ công ty này. “Nên mạnh dạn báo cáo xin chủ trương Quốc hội, để sau này Thủ tướng hay Quốc hội thực hiện, thì cuối cùng cũng là 2 đơn vị này” – ông Thể giải thích.

Về căn cứ nào để cho rằng ACV thực hiện được, Bộ trưởng Bộ GTVT giải thích: Tài khoản ACV có 25.000 tỷ tiền mặt ở các ngân hàng, hàng năm sinh lãi. ACV hiện kinh doanh, theo kết quả 2018, lợi nhuận toàn bộ gần 7.000 tỷ, cộng với tài sản gần 3000 tỷ ở các sân bay cả nước. Tổng thu khoảng 75.000 tỷ.

“ACV đã chứng minh, đã có kế hoạch chi tiết đầu tư 41.000 tỷ để nâng cấp nhà ga sân bay, đảm bảo yêu cầu phát triển. Đây là vốn tự có của ACV, đã báo cáo Chính phủ nhiều lần. Còn lại hơn 2 tỷ USD, ACV đã báo cáo một số phương án, đã có một quỹ đầu tư các nước sẵn sàng cho vay lãi suất thấp, không cần bảo lãnh của Chính phủ. Với nền tảng hiện nay, cùng với một số tổ chức tín dụng sẵn sàng cho ACV vay lãi suất thấp, 1 -2%. Các cảng hàng không quốc tế lớn là không bao giờ lỗ, nên các tổ chức quốc tế rất sẵn sàng cho vay. Chúng tôi đã làm việc với Uỷ ban Quản lý vốn, với Chính phủ và Chính phủ đã đồng ý để ACV huy động vốn để làm sân bay này” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giải trình.

Ông Thể cũng cho biết, công tác thẩm định hiện đang tiến hành khẩn trương. “Để làm hồ sơ, đấu thầu quốc tế có 6 DN liên doanh trúng thầu, gồm Việt Nam, Pháp, Nhật. Ngoài ra có một DN thiết kế nước ngoài, cộng lại là 7. Chính phủ đã lập hội đồng thẩm định quốc gia. Chọn tư vấn nước ngoài để thẩm định những nội dung Chính phủ vừa trình Quốc hội. Sau khi xem hồ sơ, cơ bản tư vấn thẩm tra đồng ý” – Ông Thể nói. Bộ trưởng Bộ GTVT cũng khẳng định, nếu quý 1/2020, Chính phủ chỉ định nhà đầu tư là ACV thì ACV sẽ tiến hành lập thiết kế, các thủ tục mất khoảng 1 năm. Khi đó, đầu năm 2021 có thể đủ điều kiện khởi công.

Giám sát chặt ngay từ đầu để tránh mất tiền, mất cán bộ

Cho ý kiến tại phiên thảo luận tổ chiều 24/10 về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho hay, đây là dự án trọng điểm quốc gia, có liên quan đến an ninh, quốc phòng nên giao cho các doanh nghiệp nhà nước có chức năng quản lý, đủ thẩm quyền thực hiện ông thấy yên tâm. Tuy nhiên, theo ông Khái, đối với dự án lớn này, công tác giám sát, quản lý phải hết sức chặt chẽ ngay từ giai đoạn thiết kế, giao thấu đến thi công…

“Kinh nghiệm và qua thực tế thấy, nếu chúng ta không quan tâm ngay từ giai đoạn đầu của dự án thì khi xảy ra những vụ việc xử lý hậu quả sẽ khó lường”, Tổng Thanh tra nói và nhấn mạnh thêm: “Nếu chúng ta kiểm tra, kiểm soát chấn chỉnh kịp thời thì khắc phục những hậu quả, sai sót, hạn chế nếu có sẽ dễ hơn, vừa không mất tiền của nhà nước, của xã hội, vừa không phải xử lý mất cán bộ”, Tổng Thanh tra nhấn mạnh.

Vì vậy, ông Lê Minh Khái đề nghị, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch đầu tư hết quan tâm đến công tác kiểm tra, thanh tra trong quá trình thực hiện, đặc biệt là khâu giám sát. Có thể thuê giám sát nước ngoài để loại trừ tất cả các mối quan hệ có thể tác động đến việc tổ chức thi công dự án.
Nguồn VnMedia.vn-TT