VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 1/5/2018.

Sáng kiến “Vành đai và Con đường”: Đôi bên chưa chắc cùng có lợi; CNN: Kim Jong Un đồng ý gặp Trump tại khu phi quân sự DMZ;  Cuộc gặp lịch sử và kỳ vọng hòa bình…là những tin chính được cập nhật.

Sáng kiến “Vành đai và Con đường”: Đôi bên chưa chắc cùng có lợi

Sáng kiến “Vành đai và Con đường”: Đôi bên chưa chắc cùng có lợi ảnh 1    Cảng Hambantota của Sri Lanka đã chuyển giao cho Trung Quốc

(SGGP) Ra mắt từ cuối năm 2013, sáng kiến “Vành đai và Con đường” đang bộc lộ nhiều hạn chế khi được triển khai ồ ạt ở nhiều quốc gia Âu – Á – Phi.
Công cụ mở rộng ảnh hưởng
Mới đây, Đại sứ của 27 nước Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc đã ký vào văn bản lên án sáng kiến “Vành đai và Con đường” ngăn cản thương mại tự do và tạo thuận lợi cho các công ty Trung Quốc.
Văn bản của EU cho rằng, Trung Quốc đang cố định hình toàn cầu hóa để phù hợp với lợi ích riêng và theo đuổi các mục tiêu chính trị, như giảm thiểu năng lực sản xuất dư thừa, tạo ra các thị trường xuất khẩu mới và bảo đảm việc tiếp cận nguyên liệu thô.
Dù cách xa về địa lý, nhưng dòng vốn đầu tư của Trung Quốc liên tục đổ về Trung – Đông Âu nhằm thiết lập hành lang hợp tác Á – Âu giúp Bắc Kinh tiến sâu vào thị trường châu Âu.
Cuối năm ngoái, tại Hội nghị Thượng đỉnh 16+1 diễn ra ở Budapest (Hungary), Trung Quốc cam kết đầu tư thêm 3 tỷ USD ở khu vực này, để hiện thực hóa sáng kiến “Vành đai và Con đường”.
Trái với sự đón nhận hồ hởi của 16 quốc gia Trung – Đông Âu, giới lãnh đạo EU đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ chia rẽ trong nội khối, khi một loạt dự án hạ tầng quan trọng đã  nằm trong tầm ngắm của giới đầu tư Trung Quốc. Đầu tư của Bắc Kinh càng hấp dẫn, các nước EU càng khó đạt được chính sách thống nhất về Trung Quốc.
Theo điều tra, Hy Lạp và Hungary là những quốc gia đang đón nhận dòng vốn đầu tư của Bắc Kinh có số phiếu thấp nhất ủng hộ một chính sách chung về Trung Quốc.
Hiện Mỹ, Nga và Ấn Độ cũng đang khó chịu trước việc Bắc Kinh cố gắng sử dụng “Vành đai và Con đường” để phát triển một cấu trúc chính trị tập trung vào Trung Quốc, làm xói mòn ảnh hưởng của Washington, Mátxcơva và New Delhi.

CNN: Kim Jong Un đồng ý gặp Trump tại khu phi quân sự DMZ
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã thuyết phục nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gặp mặt thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại khu phi quân sự ở Bàn Môn Điếm.
Có khả năng lớn hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên sẽ được tổ chức tại Bàn Môn Điếm với một số hoạt động có thể được lên kế hoạch ở phía bắc của đường phân giới quân sự ngăn cách hai miền trên bán đảo Triều Tiên, CNN dẫn nguồn từ một quan chức.
Ông Moon và ông Kim gặp nhau tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm (Panmunjom) hôm 27/4, sự kiện lịch sử quan trọng được truyền hình trên toàn thế giới, dẫn đến thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên.
Nguồn tin cho hay các thiết bị phương tiện truyền thông đã sẵn sàng ở địa điểm này, có thể cho phép hội nghị thượng đỉnh diễn ra ‘vào cuối tháng 5’.
Việc tới phía bắc của khu phi quân sự (DMZ) cũng sẽ tạo ra một cơ hội lịch sử cho Tổng thống Trump, nguồn tin cho hay, bổ sung rằng ông Moon Jae In cũng có thể tham gia vào hội nghị thượng đỉnh tới.
Ý tưởng tổ chức cuộc họp tại DMZ không phải là một bất ngờ lớn với các trợ lý của Trump khi ông chủ Nhà Trắng đề cập vấn đề này vào cuối tuần qua và nêu rõ trong cuộc điện đàm hôm 30/4 của ông với ông Moon, một quan chức cấp cao của Mỹ và một nguồn tin thân cận với cuộc điện đàm nói với CNN.

 Cuộc gặp lịch sử và kỳ vọng hòa bình
(ĐCSVN) – Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba, diễn ra vào ngày 27/4/2018, tại Nhà Hòa bình thuộc làng đình chiến Panmunjom là sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận thế giới. Cuộc gặp đặc biệt này đánh dấu bước ngoặt lịch sử giữa hai miền Triều Tiên sau nhiều năm căng thẳng, đồng thời mở ra cơ hội tiến tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Những kết quả đến từ thiện chí
Trong cuộc gặp, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bàn thảo các vấn đề rất quan trọng như phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên; việc đảm bảo an ninh cho Triều Tiên và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt khi Triều Tiên thực hiện việc này; cải thiện quan hệ song phương, giảm căng thẳng ở khu vực biên giới, vấn đề các gia đình ly tán, thúc đẩy các dự án hợp tác, ngoại giao nhân dân; và các vấn đề có liên quan khác.

***  Mỹ-Hàn-Triều có thể họp thượng đỉnh trong hai tháng tới
Tờ Munhwa Ilbo của Hàn Quốc hôm qua dẫn nguồn quan chức nước này cho biết Seoul đang chuẩn bị tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh ba bên với Washington và Bình Nhưỡng trong tháng 6 hoặc tháng 7 năm nay, sau cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Trước đó, ông Trump cho biết địa điểm họp được rút xuống chỉ còn hai nơi, đồng thời ngỏ ý muốn gặp ông Kim gần biên giới Hàn – Triều. “Nhiều nước đang được cân nhắc để tổ chức cuộc họp, nhưng Nhà Hoà bình/Nhà Tự do, nằm ở biên giới Hàn – Triều, sẽ có tính đại diện, quan trọng và ý nghĩa lâu dài hơn một nước thứ ba chứ? Tôi chỉ đang hỏi!”, Tổng thống Trump đăng lên Twitter.

Đài Loan muốn mua xe tăng hiện đại của Mỹ để đối phó Trung Quốc
“Eo biển Đài Loan nhiều khả năng sẽ trở thành điểm nóng của khu vực, thay thế bán đảo Triều Tiên. Nhằm ứng phó với tình thế đang thay đổi, Đài Loan cần tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu”, người đứng đầu lực lượng vũ trang Đài Loan Yen Teh-fa hôm qua phát biểu. Hòn đảo này có thể đặt mua 108 xe tăng M1A2 Abrams, biến thể xuất khẩu hiện đại nhất do Mỹ sản xuất, thay thế những loại thiết giáp cũ trong biên chế, Sputnik đưa tin.
Hồi tháng trước, Đài Bắc lên kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng năm 2018, trong bối cảnh căng thẳng với Bắc Kinh tăng cao kể từ khi lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn lên nắm quyền năm 2016 và không thừa nhận chính sách “một Trung Quốc”. Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực để thu hồi hòn đảo này.

Liên quân Mỹ ra tín hiệu chấm dứt chiến dịch tấn công IS
“Lễ đóng cửa Trụ sở Bộ tư lệnh Các lực lượng bộ binh liên quân (CJFLCCH) được tổ chức tại thủ đô Baghdad, đánh dấu sự kết thúc của các chiến dịch tiến công lớn nhằm vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq, đồng thời cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu và trách nhiệm của liên quân. Mục tiêu sắp tới là huấn luyện, phát triển khả năng tự chiến đấu cho lực lượng an ninh Iraq”, AFP dẫn thông cáo từ liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu công bố hôm qua.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi tuyên bố chiến thắng trước IS hồi tháng 12/2017, 5 tháng sau khi quân đội Iraq giải phóng  thành phố Mosul, sào huyệt lớn nhất của IS tại quốc gia này. Tuy nhiên, phiến quân IS vẫn thực hiện nhiều vụ đánh bom, ám sát và phục kích tại Iraq cũng như kiểm soát một phần lãnh thổ tại Syria.

Hồng y Australia đối mặt với phiên tòa xét xử cáo buộc xâm hại tình dục
Hồng y Australia George Pell, người phụ trách tài chính của Vatican, hôm nay trình diện tại tòa án thành phố Melbourne để nhận quyết định có bị xét xử vì hàng loạt cáo buộc xâm hại tình dục trong quá khứ hay không. Ông Pell là chức sắc cấp cao nhất của Vatican liên quan tới bê bối lạm dụng tình dục kéo dài tại Giáo hội Công giáo, AFP đưa tin.
Hồng y Pell trước đó đã bác bỏ mọi cáo buộc. Thẩm phán Belinda Wallington sẽ quyết định có đủ bằng chứng để đưa vụ án này ra xét xử hay không.

Mỹ tạm hoãn áp thuế thép và nhôm với các đồng minh tới tháng 6
Reuters dẫn nguồn tin giấu tên cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua hoãn quyết định áp thuế thép và nhôm nhằm vào Canada, Liên minh châu Âu (EU) và Mexico tới ngày 1/6, cũng như đạt thỏa thuận về mặt nguyên tắc với Argentina, Australia và Brazil.
Tổng thống Trump hồi tháng 3 áp thuế 25% cho sản phẩm thép và 10% với nhôm nhập khẩu từ nước ngoài, nhưng chấp thuận hình thức tạm miễn trừ thuế cho các đồng minh gồm Canada, Mexico, Brazil, EU, Australia và Argentina tới hết ngày 30/4.

Ukraine tuyên bố đã nhận tên lửa chống tăng Javelin từ Mỹ
“Tôi hoan nghênh lợi ích, cả trong và ngoài nước, từ việc cung cấp các hệ thống tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraine. Tôi có thể xác nhận loại vũ khí được chờ đợi từ lâu này đã tới Ukraine và sẽ giúp củng cố khả năng chiến đấu của chúng tôi”, TASS dẫn thông báo trên trang Facebook của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
FGM-148 Javelin được coi là một trong những “sát thủ diệt tăng” nguy hiểm nhất thế giới, đủ sức đánh bại nhiều loại xe tăng do Nga và các cường quốc khác sản xuất. Đây là lần đầu tiên Mỹ bán vũ khí sát thương cho Ukraine kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014. Washington trước đó tránh cung cấp vũ khí sát thương hiện đại cho Kiev, do lo ngại làm leo thang xung đột tại miền Đông Ukraine và gây căng thẳng với Moscow.

Iran cảnh báo tấn công đáp trả Mỹ và đồng minh
“Tôi từng nói vấn đề này dưới thời một tổng thống Mỹ khác, đó là thời đại tấn công và chạy thoát đã qua. Giờ đây, nếu các vị tấn công, chúng tôi sẽ trả đũa. Họ biết rằng nếu xảy ra một cuộc tấn công, họ sẽ phải nhận đòn phản công mạnh hơn”, Sputnik dẫn lời lãnh tụ tinh thần tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm qua tuyên bố.
Hãng thông tấn Syria SANA cho biết “một cuộc gây hấn mới bằng tên lửa thù địch” đã diễn ra vào khoảng 22h30 ngày 29/4 (2h30 ngày 30/4 giờ Hà Nội), nhắm vào cơ sở của Lữ đoàn số 47 quân đội Syria, đơn vị có thành phần chủ yếu là binh sĩ Iran và nhóm phiến quân Hezbollah do Tehran hậu thuẫn. Nguồn tin chính phủ Syria cho biết 16 người đã thiệt mạng, trong đó có 11 công dân Iran.
“Dựa vào mục tiêu, đây có khả năng là một cuộc tấn công do Israel tiến hành”, ông Rami Abdel Rahman, người đứng đầu Tổ chức giám sát nhân quyền Syria (SOHR), nhận định.
8h10

Israel tố cáo Iran che giấu chương trình vũ khí hạt nhân
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm nay công bố hàng nghìn trang tài liệu bí mật được tình báo Israel thu thập, cáo buộc Iran đã theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân mang tên “Dự án Amad” và vi phạm thỏa thuận với các cường quốc, BBC đưa tin.
Ngoại trưởng Iran Javad Zarif bác bỏ cáo buộc của Israel, cho rằng các bằng chứng chỉ “lặp lại những cáo buộc cũ”, vốn đã được xử lý bởi các tổ chức thanh sát của Liên Hợp Quốc. Hồi năm 2015, Tehran chấp nhận từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy việc gỡ bỏ các lệnh cấm vận. Nước này liên tục khẳng định chỉ theo đuổi năng lượng hạt nhân và không nhằm mục đích phát triển vũ khí.
8h25

Gần 2/3 người Hàn Quốc tin vào cam kết của Kim Jong-un
64,7% người Hàn Quốc tin vào cam kết hòa bình và phi hạt nhân hóa của Triều Tiên, theo kết quả cuộc khảo sát được tiến hành sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Trước đó, chỉ 14,7% người Hàn Quốc được hỏi tin tưởng các tuyên bố của Bình Nhưỡng, hãng khảo sát Realmeter hôm qua cho biết.

***   Vừa hứng tổn thất nặng, quân Assad vẫn “tả xung hữu đột” trên chiến trường
(VnMedia) – Lực lượng trung thành với Tổng thống Assad vừa phải hứng chịu tổn thất nặng nề sau khi bị tấn công một cách bất ngờ và đầy bí ẩn. Tuy nhiên, ngay sau cuộc tấn công này, quân đội Assad vẫn trỗi dậy mạnh mẽ…

Quân Assad bất ngờ bị kẻ thù bí ẩn tấn công ồ ạt
– Chính phủ Syria cho biết, tối qua (29/4), lãnh thổ của họ đã liên tiếp bị tấn công bởi “hàng loạt tên lửa của kẻ thù” trong một chiến dịch “gân hấn mới”.

***   Nga quan ngại các nhà báo Anh “lặn mất tăm” trong vụ Skripal
TASS ngày 30-4 đưa tin, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng về sự im lặng “đáng ngờ” từ phía các nhà báo tại Anh trong vụ cựu điệp viên hai mang gốc Nga Skripal và con gái Yulia bị nghi đầu độc tại Salisbury, Anh.

Máy bay quân đội Libya rơi gần mỏ dầu, 3 người thiệt mạng
Một máy bay vận tải quân sự do Nga sản xuất của Quân đội Libya đã rơi vào chiều 29-4 gần một mỏ dầu ở miền Nam nước này, làm chết 3 người, Báo điện tử địa phương Albayan đưa tin.

Tổng thống Putin lần đầu lên tiếng về thượng đỉnh liên Triều
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông sẵn lòng tạo điều kiện để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên trong thời gian tới, sau khi hai nước tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh liên Triều.

Triều Tiên sẽ dỡ bỏ bãi thử hạt nhân trong vòng 1 tháng nữa
Trong một thông báo được Phủ Tổng thống Hàn Quốc công bố, nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã thông báo với Tổng thống Hàn Quốc rằng, Bình Nhưỡng sẽ đóng cửa bãi thử hạt nhân trong tháng 5-2018.

Trung – Ấn quyết tâm thúc đẩy hòa bình ở biên giới
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhất trí cải thiện các kênh liên lạc giữa quân đội hai nước nhằm tránh mọi xung đột tại biên giới.

Những vụ tạo cớ gây chiến tranh trên thế giới
Vụ tấn công ở Douma của Syria ngày 7-4 vừa qua được cho là sử dụng vũ khí hóa học đã dẫn tới cuộc không kích của Mỹ, Anh và Pháp nhằm vào Syria một tuần sau đó. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, Nga đã công bố những bằng chứng cho rằng, những lời cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học chỉ là cái cớ để Mỹ và phương Tây tiến hành cuộc chiến tranh nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad.

Bạo lực leo thang tại Dải Gaza, thêm hàng trăm người thương vong
The Guardian ngày 28-4 đưa tin, lực lượng quân đội Israel đã nổ súng nhằm vào dòng người Palestine biểu tình vượt biên giới Israel tại dải Gaza khiến 3 người chết và hàng trăm người bị thương.

Tổng hợp-TT