VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Bất động sản & Khoáng sản

Tp.HCM sẽ thu hồi toàn bộ nhà công vụ sử dụng sai mục đích

     Ủy ban nhân dân Tp.HCM vừa yêu cầu thu hồi 100% nhà công vụ hết thời gian sử dụng, và sử dụng không đúng đối tượng, không đúng mục đích…
Sắp tới nhà công vụ sử dụng sai mục đích sẽ bị thu hồi.     Sắp tới nhà công vụ sử dụng sai mục đích sẽ bị thu hồi.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tp.HCM Phan Thị Thắng vừa ký quyết định ban hành Chương trình thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.
Trong đó, Ủy ban nhân dân Tp.HCM yêu cầu thu hồi 100% nhà công vụ sử dụng không đúng mục đích và đối tượng. Nhà công vụ hết thời gian sử dụng cũng sẽ bị thu hồi.
Song song đó, Ủy ban nhân dân Tp.HCM cũng sẽ tiến hành kiểm tra, sắp xếp lại nhà/đất công, tài sản công, xử lý dứt điểm tình trạng sử dụng tài sản công chưa đúng quy định.
Ủy ban nhân dân Tp.HCM sẽ cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản (trừ công trình quan trọng quốc gia, dự án nhóm A…).
Ủy ban nhân dân Tp.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị hạn chế mua ôtô công, trang thiết bị đắt tiền, triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên từ ngân sách như hạn chế tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ hội, khánh tiết, khảo sát nước ngoài… để dành nguồn lực khắc phục hậu quả của dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, và cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội.
Ủy ban nhân dân thành phố cũng sẽ cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản (trừ công trình quan trọng quốc gia, dự án nhóm A…).
Đồng thời yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải đẩy mạnh việc khoán chi hành chính, phấn đấu tiết kiệm 10% chi thường xuyên nhằm tạo nguồn cải cách tiền lương. Sở Công Thương phải triển khai việc tiết kiệm điện, giảm mức tổn thất điện cả năm xuống còn 6,5%.
Các cơ quan đơn vị đấu thầu, đặt hàng các hoạt động cung ứng dịch vụ công như duy tu cầu, đường, cây xanh… nhằm sử dụng hiệu quả vốn ngân sách, huy động vốn xã hội.
Các doanh nghiệp Nhà nước hoặc có vốn Nhà nước phải thực hiện triệt để tiết kiệm năng lượng, vật tư, chi phí đầu vào; đăng ký thực hiện tiết giảm chi phí quản lý từ 5% trở lên so với kế hoạch, tiết giảm tối đa chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới…
Về nhân sự, Ủy ban nhân dân Tp.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị bảo đảm mục tiêu đến năm 2021 giảm 10% biên chế công chức và biên chế sự nghiệp hưởng lương ngân sách Nhà nước so với năm 2015.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận/huyện, doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ phải có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Sở Tài chính trước 31/1/2022.
*** Kê khai, đề xuất phương án sắp xếp lại hơn 37.000 cơ sở nhà đất
Đến cuối năm 2020, các bộ, cơ quan ở Trung ương đã thực hiện báo cáo kê khai, đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý 37.468 cơ sở nhà đất. Trong đó, Bộ Tài chính đã phê duyệt phương án đối với 28.182 cơ sở nhà, đất…
Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2020 của Bộ Tài chính ghi nhận đến năm 2020, hệ thống văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, các tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng đã được ban hành tương đối đồng bộ, giúp cho việc quản lý, mua sắm, sử dụng tài sản công tiết kiệm, hiệu quả hơn.
Riêng với công tác sắp xếp trụ sở, nhà, đất công tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện và cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quản lý, sử dụng nhà, đất hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích; tạo quỹ đất để đầu tư xây dựng, phát triển các công trình công cộng, nhà ở xã hội…
Chính phủ đặt chỉ tiêu trong thời gian tới sẽ quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, kinh doanh, liên doanh, liên kết; thu hồi 100% nhà công vụ sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng, hết thời gian sử dụng nhà công vụ theo quy định; thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định.
Trong năm 2020, Bộ Tài chính đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 1.427 cơ sở nhà, đất và một phần diện tích của 1 cơ sở nhà, đất do 11 doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý; phê duyệt mới phương án sắp xếp lại, xử lý 1.503 cơ sở nhà, đất, phê duyệt điều chỉnh phương án đối với 149 cơ sở nhà, đất của khối đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc các bộ, cơ quan ở trung ương.
Đến cuối năm 2020, các bộ, cơ quan ở Trung ương đã thực hiện báo cáo kê khai, đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý 37.468 cơ sở nhà đất. Bộ Tài chính đã phê duyệt phương án đối với 28.182 cơ sở nhà, đất.
Tuy nhiên, do nguồn gốc nhà, đất công được hình thành qua nhiều giai đoạn, việc lưu giữ hồ sơ không đầy đủ, chưa được quan tâm nên bị thất lạc, ảnh hưởng đến tiến độ sắp xếp nhà, đất…
Bên cạnh đó, một số quy định về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất còn chưa cụ thể hoặc không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Công tác triển khai phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất được phê duyệt còn chậm, do phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính tại địa phương.
Nguồn VNEconomy.vn-TT