VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin trong nước

9 nhiệm vụ trọng tâm để cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2019-2020

 – Cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là một trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương.

Trong Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chỉ rõ: Trong giai đoạn 2019 – 2020, cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quyết liệt và thực chất các chính sách và nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phải coi đây là một trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong công tác điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương.

9 nhiem vu trong tam de co cau lai nen kinh te giai doan 2019-2020 hinh 1   Việt Nam đang nỗ lực duy trì đà tăng trưởng cao trong những năm tới. (Ảnh minh họa)

9 nhiệm vụ trọng tâm

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trình bày 9 nhiệm vụ trọng tâm về cơ cấu lại nền kinh tế trong năm 2019 – 2020 bao gồm:

Một là, tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo thuận lợi cho quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Nghiên cứu ban hành các chính sách dưỡng sức dân, dưỡng sức doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân. Nghiên cứu sớm ban hành chính sách cắt giảm hợp lý và mạnh mẽ các loại thuế, phí đối với doanh nghiệp.

Hai là, xây dựng thị trường cạnh tranh hiệu quả dựa trên hai trụ cột: (i) Phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn trên cơ sở tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân trong nước; (ii) Cải cách thể chế về quyền tài sản, trước mắt tập trung các khâu: giải quyết phá sản, đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản, xử lý tài sản thế chấp ngân hàng.

Ba là, rà soát, hoàn thiện luật pháp về quản lý đất đai để khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp; phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất.

Bốn là, xây dựng chính sách phát triển và xác định mục tiêu rõ ràng về tăng năng suất và hiệu quả của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

Năm là, thiện thể chế quản lý đầu tư công, bảo đảm hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế, ưu tiên đổi mới cách thức thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư. Tập trung đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm, gắn chặt với các ưu tiên về cơ cấu lại nền kinh tế, ưu tiên tối đa đầu tư phát triển hạ tầng và tăng cường vị thế các vùng động lực tăng trưởng.

Sau là, đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tăng cường chiều sâu và tốc độ cổ phần hóa, nâng cao thực chất trình độ quản trị, tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý DNNN.

Bảy là, đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu, xây dựng thị trường vốn nhằm bảo đảm hiệu quả trung gian tài chính, cân bằng giữa phát triển thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Giảm dần tốc độ tăng trưởng tín dụng đến mức phù hợp so với tăng trưởng GDP (tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 14-16% vào năm 2020).

Tám là, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngân sách nhà nước. Kiên quyết chỉ đạo thực hiện để đạt mục tiêu đã xác định chi thường xuyên dưới 64% tổng chi ngân sách.

Chín là, đề xuất và thực hiện các giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, tiền đề của các nhóm giải pháp nêu trên là Chính phủ cần có những biện pháp củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định và thuận lợi cho cơ cấu lại nền kinh tế. Các giải pháp bao gồm: tập trung quản lý nợ công theo hướng bảo đảm an toàn, bền vững; điều hành chủ động, linh hoạt và phối hợp tốt chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác, nhất là chính sách điều chỉnh các loại giá, phí do nhà nước quản lý.

Về giải pháp cho năm 2019, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cơ bản tán thành với 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như trong báo cáo của Chính phủ và đề nghị quan tâm thêm các nhóm giải pháp, nhiệm vụ sau:

Rà soát, hoàn thiện và đẩy nhanh hơn nữa tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn luật. Hoàn thiện thể chế và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực thi và khai thác tốt những cơ hội từ việc ký kết các hiệp định thương mại tự do. Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát. Tiếp tục tập trung cơ cấu lại ngân sách nhà nước, kiểm soát chặt chẽ thu, chi, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Kiên quyết không để thất thu từ khu vực ngoài quốc doanh, trong khai thác tài nguyên, khoáng sản. Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án quan trọng quốc gia;

Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém đúng theo tiến độ. Kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Quản lý các hoạt động thanh toán điện tử, bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán;

Công khai, minh bạch trong quá trình thoái vốn, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Phát huy vai trò và tính hiệu quả của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;

Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao hơn, phát triển mạnh du lịch biển, đảo. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ chất lượng kinh doanh dịch vụ du lịch, lưu trú, hoạt động lữ hành có yếu tố nước ngoài;

Tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, giảm thiểu chi phí sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong thực thi công vụ, trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có chọn lọc, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Nhiều rủi ro tiềm ẩn

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh thẳng thắn nhìn nhận, bên cạnh những khó khăn từ chính nội tại, kinh tế Việt Nam trong năm 2019 gặp thách thức không nhỏ bởi các yếu tố bên ngoài như giá dầu, lãi suất USD, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.

Đối với kế hoạch phát triển năm 2019 và rộng hơn là việc hoàn thành kế hoạch 5 năm từ 2016 – 2020, Uỷ ban kinh tế của Quốc hội nhận xét, năm 2019 tuy xu thế dự báo tích cực chủ đạo nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro thách thức.

Về mục tiêu tổng quát, Uỷ ban Kinh tế thống nhất với báo cáo của Chính phủ về tiếp tục củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế.

Về các chỉ tiêu chủ yếu, Uỷ ban cơ bản nhất trí như báo cáo của Chính phủ, tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị đánh giá kỹ tính hợp lý và khả thi của chỉ tiêu Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời làm rõ cơ sở chỉ tiêu Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3% trong khi kết quả của 3 năm 2016-2018 đều xuất siêu.

Đối với chỉ tiêu Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng tương đối phù hợp, tuy nhiên, Chính phủ cần lưu ý các biện pháp để đạt được mục tiêu Quốc hội yêu cầu là phấn đấu kiểm soát lạm phát 3% vào năm 2020.

Theo Uỷ ban Kinh tế, Chính phủ cần hoàn thiện thể chế và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực thi và khai thác tốt những cơ hội từ việc ký kết các hiệp định thương mại tự do. Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát.

Ngoài ra, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội chỉ ra một số mục tiêu giai đoạn 5 năm khó đạt được như: Tỷ lệ tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người; Tiêu hao năng lượng tính trên tổng sản phẩm trong nước bình quân; Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trên tổng sản phẩm trong nước năm cuối kỳ…

Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho rằng, mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, đóng góp 50% vào tăng trưởng sẽ là thách thức rất lớn.

Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp mới đang có xu hướng chững lại, dự báo cả năm 2018 có khoảng 130.000 doanh nghiệp thành lập, chỉ tăng 2,5% so với năm 2017.

Tốc độ tăng trưởng số doanh nghiệp đang hoạt động trong giai đoạn 2010-2016 bình quân đạt 10,4%/năm, năm 2017 đạt 11,1%./.

Nguồn VOV.VN-TT