VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin trong nước

Kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ

Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là quốc gia đang chuyển mình mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng bình quân 6,5% trong năm năm qua. Tỷ lệ nghèo đã giảm từ khoảng 21% năm 2010 xuống 9,8% năm 2016. Định mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam đã được nâng cấp lên “BB”, cho thấy những cải thiện về thể chế của Chính phủ và triển vọng trưởng trưởng kinh tế dài hạn.
Tại Hội nghị Toàn thể PEMNA năm 2019, ông Ousmane Dione cho biết, những tiến bộ của Việt Nam phản ánh tiến bộ chung của Đông Á. Thực chất, đó là sự kế tiếp của các nền kinh tế Đông Á đi lên quốc gia thu nhập thấp sang quốc gia thu nhập trung bình trong nửa thế kỷ qua.
Theo ông Ousmane Dione, sự trỗi dậy của Đông Á được phản ánh qua sự nổi lên của năm nền kinh tế lớn trong ASEAN (Indonesia, Phillippin, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam). Nhưng đằng sau mức tăng trưởng chung của khu vực là những chênh lệch mà các quốc gia đang nỗ lực giải quyết. Chẳng hạn, Việt Nam và Campuchia có mức thu nhập theo đầu người lần lượt chỉ bằng 5% và 3% so với mức thu nhập cao bình quân trong khu vực.
Ông Ousmane Dione cũng cho biết, sự thành công của mô hình phát triển Đông Á chủ yếu dựa vào ba trụ cột: Định hướng đối ngoại (nghĩa là hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu), đầu tư cho con người và quản trị kinh tế lành mạnh.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Theo đó, để đạt được thành công như ngày nay, các nhà hoạch định chính sách của Đông Á đã nhận thức được rằng phát triển bền vững đòi hỏi phải quản trị kinh tế đáng tin cậy và có năng lực, bắt đầu bằng ổn định kinh tế vĩ mô và kỷ cương tài khóa trong dài hạn.
Theo Ngân hàng Thế giới, quản trị kinh tế đáng tin cậy và có năng lực được phản ánh trong việc khu vực từng bước cải thiện điểm số về “hiệu quả quản trị nhà nước”. Chỉ số quản trị nhà nước toàn cầu là đánh giá được quốc tế công nhận về quản trị nhà nước của các quốc gia, dựa  trên dữ liệu tổng hợp từ nhiều nguồn để đưa ra điểm số tương quan. Hiệu quả của chính phủ là một trong sáu nội dung đánh giá, bao gồm các yếu tố như chất lượng dịch vụ công, chất lượng và sự độc lập của công vụ, chất lượng hoạch định và triển khai chính sách.
Giữa thập kỷ 1990, các quốc gia đang phát triển ở Đông Á có thứ hạng khá thấp so với các quốc gia thu nhập thấp và trung bình khác trên toàn cầu, nhưng đến năm 2016 đã có mười quốc gia cùng nhau đuổi kịp và vượt mức bình quân của các quốc gia thu nhập trung bình. Dĩ nhiên, trong nhóm các quốc gia nay, một số còn trội hơn các nước khác so với bình quân của các quốc gia thu nhập trung bình.
Vẫn còn thách thức đối với tăng trưởng kinh tế
Trong báo cáo chủ đạo gần đây của Ngân hàng Thế giới với tên gọi “Đông Á đang trỗi dậy: Chèo lái trong một thế giới thay đổi”, các chuyên gia kinh tế đã trích dẫn ba thách thức đối với mô hình tăng trưởng của khu vực: Tăng trưởng năng suất chậm, rủi ro về tăng trưởng bao trùm, và thách thức về hiệu quả của chính phủ. Yếu tố sau phản ánh tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh nhanh chóng trong khu vực, có tiếng nói nhiều hơn và hiểu hơn về chất lượng dịch vụ công và kỳ vọng chính phủ thực hiện tốt hơn.
Bên cạnh đó, là những thách thức gần đây trên toàn cầu, sự mở rộng của chính sách bảo hộ thương mại ở các nền kinh tế lớn, bất định chính sách tiếp tục diễn ra ở châu Âu, nợ tăng lên ở các nước đang phát triển đang muốn đẩy mạnh đầu tư.
“Đối mặt với những thách thức mới nổi đó, Bộ Tài chính cần đóng vai trò tạo thuận lợi qua chính sách tài khóa hiệu quả và quản lý rủi ro tài khóa ở các quốc gia thu nhập trung bình”, ông Ousmane Dione chia sẻ.
Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị Toàn thể PEMNA năm 2019, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới cũng chia sẻ về chủ đề quản lý nợ an toàn và bền vững.
“Trong hội nghị mùa xuân của IMF – Ngân hàng Thế giới, vừa kết thúc tháng trước, các bộ trưởng tài chính đã bày tỏ tiếp tục quan ngại về khối lượng huy động vốn cho hạ tầng toàn cầu tăng lên nhanh chóng có thể dẫn đến mức nợ thiếu bền vững ở một số quốc gia. Trong công bố báo chí cuối cùng, họ kêu gọi nâng cao minh bạch hơn nữa về nợ khu vực công và tư nhân. Thách thức của các cán bộ quản lý tài chính công trong khu vực của chúng ta là đảm bảo chi phí thực của hợp đồng nợ phải minh bạch và trả nợ phải bền vững đồng thời đảm bảo đầu tư bằng nguồn đó phải đem lại lợi ích kinh tế cao nhất”, ông Ousmane Dione nói.
 Nguồn -TT