Xổ số Vietlott: Bao nhiêu người được thấy dung mạo của tỷ phú Jackpot?; Ô tô Trung Quốc hết thời về Việt Nam; TP HCM tính chuyện thu thuế bán hàng trên Facebook… là những tin nổi bật.
Xổ số Vietlott: Bao nhiêu người được thấy dung mạo của tỷ phú Jackpot?
Có mặt tại Việt Nam chưa đầy một năm với 92 kì quay thưởng, xổ số Vietlott đã tìm ra được 16 chủ nhân của giải Jackpot lên đến hàng chục tỷ đồng. Quy trình nhận thưởng của xổ số Vietlott cũng được tiến hành rất nhanh chóng và chuyên nghiệp. Theo đó, sau khi vé trúng thưởng được mang đến văn phòng Vietlott và xác nhận hợp lệ, người lĩnh thưởng sẽ được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trả thưởng. Tại đây, họ được quyền chọn hình thức nhận tiền, ví dụ như chuyển khoản hay tiền mặt; các thông tin về nhân thân mà Vietlott được công bố ra ngoài. Khi hồ sơ hoàn tất, xổ số Vietlott sẽ lập giấy hẹn trả thưởng trong tối đa 5 ngày làm việc.
Lễ trao thưởng cho người trúng Jackpot được tổ chức tại văn phòng Vietlott. Tại mỗi lễ trao thưởng, ngoài nhân sự của Vietlott, sẽ có thêm đại diện các bên được mời đến chứng kiến bao gồm: Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Công ty Deloitte Việt Nam (đơn vị kiểm toán độc lập), Tập đoàn Berjaya (đối tác của Vietlott), đại lý phát hành vé trúng thưởng, thân nhân người trúng và đại diện một số cơ quan báo chí. Tổng cộng có khoảng 30 người tham gia chứng kiến. Tất cả đều được mời trước và có tên trong danh sách mới được vào dự. Xem chi tiết
Ô tô Trung Quốc hết thời về Việt Nam
Số lượng ô tô Trung Quốc nhập về Việt Nam, đặc biệt là xe tải, giảm mạnh, báo hiệu chấm dứt thời hoàng kim ngắn ngủi của ô tô Trung Quốc ở Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2017, chỉ có 94 chiếc ô tô Trung Quốc nhập về Việt Nam, chủ yếu là dòng ô tô tải.
So với cùng kỳ những năm trước, số lượng ô tô tải Trung Quốc nhập khẩu đã giảm mạnh. Tháng 1 năm ngoái, có 560 ô tô Trung Quốc nhập về Việt Nam. Còn tháng 1/2015 – thời hoàng kim của ô tô Trung Quốc tại Việt Nam, con số lên tới 1.665 chiếc. Xem chi tiết
TP HCM tính chuyện thu thuế bán hàng trên Facebook
Ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công Thương TP HCM cho biết, hoạt động thương mại điện tử hiện nay rất mạnh, có khoảng 80.000 website hoạt động trên địa bàn, trong đó một nửa website hoạt động ổn định nhưng thu thuế trong lĩnh vực này rất kém nên cần có sự phối hợp của các ban ngành.
“Đặc biệt hoạt động bán hàng qua facebook hầu như chưa thu được thuế. Đề nghị UBND Thành phố làm việc với Facebook để có cơ chế hỗ trợ trong việc kiểm soát nguồn thu”, ông Kiên kiến nghị. Xem chi tiết
Vietcombank cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo phổ biến tại Việt Nam
Các hình thức lừa đảo đã được ngân hàng thường xuyên gửi khuyến cáo tới khách hàng, tuy nhiên theo ghi nhận thì vẫn có nhiều khách hàng của các ngân hàng tại Việt Nam gặp phải hiện tượng tương tự.
Cụ thể, đối tượng lừa đảo tạo facebook giả mạo của những người thân, bạn bè của khách hàng và nhờ khách hàng nhận hộ tiền gửi qua các hình thức chuyển tiền từ nước ngoài.
Đối tượng lừa đảo sẽ cung cấp cho khách hàng đường link vào trang giả mạo các trang web chuyển tiền quốc tế. Nếu khách hàng nhập Tên truy cập (User name) và Mật khẩu (Password) trên đường link giả mạo này thì đã vô tình cung cấp thông tin để đối tượng lừa đảo ngay lập tức khởi tạo giao dịch chuyển tiền trên trang web của các ngân hàng.
Để hoàn tất giao dịch internet banking, các ngân hàng thường yêu cầu nhập mật khẩu 1 lần (one-time-password, viết tắt là OTP). Khi khách hàng nhận được tin nhắn từ ngân hàng báo mã OTP (giao dịch do đối tượng lừa đảo khởi tạo) và nhập tiếp vào màn hình theo yêu cầu trên đường link giả mạo thì đã giúp đối tượng lừa đảo hoàn tất giao dịch gian lận trong khi vẫn nghĩ rằng mình đang thực hiện giao dịch nhận tiền từ nước ngoài. Xem chi tiết
Kiếm chác từ nhà ở xã hội
Nhiều năm nay, cơ quan chức năng của Hà Nội chỉ xử phạt được 2 trường hợp chuyển nhượng trái phép NƠXH tại dự án Ngô Thì Nhậm (Hà Đông) và 8 trường hợp hộ gia đình đăng ký mua nhà 2 lần ở các dự án NƠXH. Còn lại, hầu hết các dự án đều được kết luận “đúng quy định, xét duyệt đúng quy trình”. Hiện, mọi quy trình xét duyệt đối tượng, chấm điểm do chủ đầu tư tiến hành. Thế mới có câu chuyện ông bố của một lãnh đạo là chủ đầu tư dự án NƠXH có căn hộ tại dự án do con xây. Thực tế, một số quy định bất ổn từ việc đơn giản hóa thủ tục xác nhận cho người dân khi mua NƠXH đã gây nên tình trạng “loạn” xác nhận.
Cụ thể, theo thông tư hướng dẫn của Nghị định 100/2015/NĐ-CP, người có nhu cầu mua NƠXH chỉ cần xác nhận chưa có nhà của lãnh đạo nơi công tác (kể cả công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn) kèm theo quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động thời hạn 1 năm trở nên là xong khâu khó nhất khi làm hồ sơ. Đây chính là kẽ hở để các đối tượng “cò” lợi dụng làm khống nhiều bộ hồ sơ và khi được xét duyệt đủ điều kiện mua nhà ngay lập tức chuyển nhượng, khiến chủ đầu tư không thể kiểm soát được.
Nguồn tintuc.vn-TT