VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 16/11/2019.

10 năm Keieijuku: Đào tạo 400 lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam; Vẫn là chuyện công nghệ; Ông Trump chơi rắn, kinh tế TQ lao dốc…là những tin chính được cập nhật.

10 năm Keieijuku: Đào tạo 400 lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam

   Kỷ niệm 10 năm Chương trình đào tạo Kinh doanh cao cấp Keieijuku Việt Nam, ngày 15/11. (Ảnh: JICA/Vietnam+)   Kỷ niệm 10 năm Chương trình đào tạo Kinh doanh cao cấp Keieijuku Việt Nam, ngày 15/11. (Ảnh: JICA/Vietnam+)

Với mục tiêu ‘nỗ lực cống hiến cho xã hội’ bằng phẩm hàng hóa chất lượng và tinh thần quản trị – lấy con người làm trung tâm, Keieijuku Việt Nam đã đào tạo được 400 doanh nhân trên cả nước.
Ngày 15/11, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức kỷ niệm 10 năm Chương trình đào tạo Kinh doanh cao cấp Keieijuku Việt Nam, quy tụ gần 400 học viên là lãnh đạo các doanh nghiệp trên cả nước cùng gặp gỡ và mở rộng kết nối.
Trong khuôn khổ Dự án hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, từ năm 2009 đến nay, dưới sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA, Trường Đại học Ngoại thương đã thực hiện chương trình đào tạo doanh nhân, nhà quản lý doanh nghiệp xây dựng mô hình doanh nghiệp điển hình Việt Nam, áp dụng quản lý sản xuất theo phương thức Nhật Bản.
Sau hành trình 10 năm, Keieijuku Việt Nam đã đào tạo được một đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với mục tiêu nỗ lực cống hiến cho xã hội bằng những sản phẩm hàng hóa chất lượng và tinh thần quản trị – lấy con người làm trung tâm cũng như kinh doanh “thắp lửa trái tim” và kinh doanh bằng “tự lực, tự cường và sự tử tế”.
Cụ thể hơn, ông Toshiyuki Nakamura, Cục trưởng Cục phát triển Công nghiệp và Chính sách công JICA chia sẻ đây là chương trình đào tạo, đúc rút những nội dung liên quan đến quản trị doanh nghiệp. Trong một khóa đào tạo sẽ có các kỳ khác nhau với từng mảnh nội dung chuyên sâu. Cuối chương trình, các học viên sẽ đi thăm Nhật Bản để tiếp xúc với thực tiễn quản trị cũng như những vẫn đề hiện tại của các doanh nghiệp Nhật đang trải qua.

Vẫn là chuyện công nghệ
(SGGP) Theo hãng tin Reuters, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr vừa bày tỏ quan điểm cho rằng 2 tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc gồm Huawei Technologies Co và ZTE Corp không đáng tin cậy và còn gây ra mối đe dọa an ninh.
Không thể tin tưởng
Quan điểm này được đưa ra trong bức thư nhằm ủng hộ một đề xuất của Ủy ban truyền thông liên bang (FCC) Mỹ về việc cấm các nhà cung cấp mạng không dây tại các vùng nông thôn của Mỹ sử dụng ngân sách liên bang khoảng 8 tỷ USD để mua sắm trang thiết bị cũng như dịch vụ từ Huawei và ZTE. Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cho rằng quá trình hoạt động của các công ty này cũng như chính sách thực tiễn của Chính phủ Trung Quốc cho thấy Huawei và ZTE là không thể tin tưởng. Ông William Barr cũng khẳng định hoạt động của 2 công ty trên đã phần nào chứng tỏ sẽ gây ra nguy cơ với an ninh tổng thể của nước Mỹ.
Công cụ mặc cả
Trước đó, vào cuối tháng 10, giới chức Mỹ đã đề xuất các quy định mới nhằm ngăn các công ty viễn thông nước này mua sắm thiết bị của Huawei và ZTE, cũng như gỡ bỏ bất kỳ thiết bị nào của 2 công ty này đã được cài đặt. Đây là cú đòn của chính quyền Tổng thống Donald Trump giáng vào Huawei và ZTE. Theo luật pháp Mỹ, 2 công ty công nghệ Trung Quốc sẽ có 30 ngày để khiếu nại về quyết định này. Hồi tháng 5 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã liệt Huawei vào “danh sách đen”, theo đó ngăn chặn tập đoàn mua linh kiện và công nghệ của các nhà sản xuất Mỹ. Tuy nhiên, sau đó lệnh cấm này đã được nới lỏng để tạo thuận lợi cho vòng đàm phán thương mại Mỹ – Trung diễn ra sau đó.
Lầu Năm Góc của Mỹ cũng đã cấm sử dụng hãng Huawei và ZTE tại các căn cứ quân sự của Mỹ, vì phía Bộ Quốc phòng cho rằng 2 công ty công nghệ trên có thể gây ra mối đe dọa về an ninh như ảnh hưởng đến nhân sự, thông tin và nhiệm vụ. Theo Lầu Năm Góc, điện thoại đến từ Huawei và ZTE có thể sẽ bị hack và sử dụng để theo dõi người dùng Mỹ nhằm có lợi cho Chính phủ Trung Quốc.
Theo giới quan sát, hàng loạt động thái từ Chính phủ Mỹ đã cho thấy công nghệ đang là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong mối quan hệ Mỹ – Trung. Ngoài lý do an ninh, Huawei nhiều khả năng vẫn bị sử dụng làm một công cụ mặc cả trên bàn đàm phán của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung vốn chưa có điểm dừng.

Ông Trump chơi rắn, kinh tế TQ lao dốc
Các thống kê mới nhất hé lộ, Trung Quốc tiếp tục lao dốc kinh tế nghiêm trọng khi chưa thể ký kết thỏa thuận với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm chấm dứt thương chiến kéo dài năm rưỡi qua.
Theo các số liệu công bố ngày 14/11, mức tăng trưởng công nghiệp của Trung Quốc sụt mạnh trong tháng 10 do sự suy giảm sản xuất diện rộng.
Cụ thể, sản xuất công nghiệp, thước đo tăng trưởng trong các lĩnh vực như sản xuất, khai khoáng và tiện ích đã giảm từ 5,8% hồi tháng 9 xuống còn 4,7% trong tháng 10. Con số này thấp hơn mức kỳ vọng 5,4% của các chuyên gia phân tích. Trước đó, mức sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 9 đã có dấu hiệu phục hồi từ mức 4,4% của tháng 8, vốn thấp nhất trong vòng 17 năm qua.
Trong một báo cáo khác công bố cùng ngày của Tổng cục thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), các hoạt động đầu tư tài sản cố định, thu mua tư liệu sản xuất, bất động sản và cơ sở hạ tầng của nước này tăng 5,2% trong 10 tháng đầu năm 2019, dưới mức kỳ vọng 5,4% của giới quan sát và giảm so với mức 5,4% đã đạt được hồi tháng 9. Đây cũng là con số tăng trưởng thấp nhất kể từ khi nhà chức trách bắt đầu thống kê chỉ số này vào tháng 11/1999.
Doanh số bán lẻ, một chỉ số chính về tiêu dùng tại cường quốc đông dân nhất thế giới, tăng 7,2% trong tháng 10, thấp nhất về tốc độ tăng trưởng tính theo từng tháng kể từ tháng 4 năm nay.
Các dữ liệu khác của tháng 10 phản ánh một số yếu tố ổn định trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng chúng cũng đồng thời ám chỉ Trung Quốc sẽ phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Theo báo Shanghaiist, ngoài tình trạng suy giảm sản xuất, sự sụt giảm về đầu tư cũng sẽ trở thành mối quan ngại thực sự đối với các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh.
Chiến tranh thương mại với Mỹ đã ảnh hưởg đáng kể đến nền kinh tế Trung Quốc. Xuất khẩu giảm 0,9% trong tháng 10 dù vẫn tốt hơn mức suy giảm 3,2% hồi tháng 9. Nhập khẩu cũng cao hơn kỳ vọng của giới phân tích, với mức giảm là 6,4% nhưng con số này cũng đánh dấu sự sụt giảm nhập khẩu tháng thứ 9 liên tiếp của Trung Quốc.

***   Cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine tham gia điều trần, ông Trump “nổi đóa” trên Twitter
Tổng thống Donald Trump ngày 15-11 đã “tấn công” cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine trên Twitter khi bà này đang làm chứng trong phiên điều trần luận tội tại Quốc hội được phát trực tiếp trên truyền hình.

Twitter tuyên bố lệnh cấm với quảng cáo chính trị trước thềm bầu cử Mỹ
Twitter ngày 15-11 cho biết lệnh cấm các quảng cáo liên quan đến chính trị của minh sẽ bao gồm những nội dung liên quan đến các ứng cử viên chính trị hay luật pháp, và sẽ không cho phép chạy các quảng cáo ủng hộ một kết quả cụ thể liên quan đến các công cuộc xã hội và chính trị.

Hơn 6.000 người tị nạn Syria bị “đá” khỏi Istanbul
Thổ Nhĩ Kỳ đã di rời hơn 6.000 người nhập cư Syria ở Istanbul đến các trung tâm nhà tạm thời ở các tỉnh khác kể từ đầu tháng 7 vừa qua.

Chó nghiệp vụ cắn chết một lính đặc nhiệm
Đang cho bầy chó ăn, một thành viên của lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ bất ngờ bị 2 con chó nghiệp vụ tấn công và thiệt mạng…

Bị đuổi học do đi muộn, nam sinh bắn chết bạn học
Một nam sinh viên 19 tuổi đã nổ súng sát hại một bạn học, làm ba người khác bị thương sau trận tranh cãi đơn thuần tại trường cao đẳng ở vùng Viễn Đông của Nga.

Phá đường dây buôn lậu cá trốn thuế hàng triệu đô la
Các nhà chức trách ở Argentina đã phá một đường dây trốn thuế hàng triệu đô la và rửa tiền thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu cá do người Trung Quốc điều hành, cho thấy các nhóm tội phạm người Trung Quốc đã tìm thấy chỗ đứng ở quốc gia Nam Mỹ này.

Trộm cắp gas: Câu đố hình sự mới nhất của Mexico
Khi Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador nói về những thành công của ông trong việc chống trộm cắp dầu, các nhóm tội phạm đã tận dụng một cơ hội tương tự: trộm cắp gas.

Đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà chuẩn bị gì cho “cuộc chiến luận tội Tổng thống Trump”
Hàng ngàn trang tài liệu đang chồng chất và những bộ óc hàng đầu của cả hai đảng chính trị lớn ở Mỹ đang chuẩn bị chiến lược tốt nhất của mình khi cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump chuyển sang giai đoạn mới từ ngày 13-11 (theo giờ địa phương) với phiên điều trần công khai đầu tiên có sự góp mặt của 3 nhân chứng.

Mỹ phóng thích “gián điệp” Nga Maria Butina
Maria Butina, công dân Nga bị cáo buộc làm gián điệp được thả khỏi một nhà tù ở bang Florida hôm 25-10 và bị Mỹ trục xuất về Nga ngay lập tức sau khi gần hết thời gian thụ án 18 tháng tù.

Nga ồ ạt đưa máy bay, tên lửa đến căn cứ Mỹ ở Syria
Loạt trực thăng chiến đấu Mi-35 cùng tên lửa phòng không tầm trung Pantsir-S1 được Nga triển khai khẩn trương đến căn cứ Qamishli do Mỹ bỏ lại tại miền Bắc Syria.

Thêm vụ xả súng trường học đau lòng tại Mỹ
Một học sinh trung học tại California, Mỹ đang mang theo súng tự động đến trường và bắn vào các bạn học ngày 14-11, khiến 2 người thiệt mạng và 3 người khác bị thương.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan thăm Mỹ: Bế tắc liệu có được tháo gỡ?
Nhận lời mời của Tổng thống Donald Trump, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 13-11 (theo giờ Mỹ) đã đến thủ đô Washington, bắt đầu chuyến thăm chính thức thứ hai tới Mỹ trong chưa đầy một tháng. Đây được coi là một quyết định dũng cảm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh gần như cả nước Mỹ đều chống lại ông.

Philippines trục xuất 312 người Trung Quốc có hành vi gian lận viễn thông
Philippines đã tiến hành trục xuất 312 người Trung Quốc về nước vì có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua điện thoại, SCMP ngày 14-11 đưa tin.

Tổng hợp-TrT