VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 9/2/2021.

      Bùng ổ dịch COVID-19 mới tại nơi đã tiêm vaccine 100% ở Đức; ASEAN tăng tốc chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19; Tài liệu rò rỉ: TQ ‘ép’ láng giềng nhận vaccine COVID-19 ‘Made in China’, dù chưa cung cấp đủ giấy tờ; Thế giới 109 triệu ca nhiễm, nghị sĩ Mỹ tử vong vì Covid-19…là những tin chính được cập nhật.
Bùng ổ dịch COVID-19 mới tại nơi đã tiêm vaccine 100% ở Đức
   Các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 đang gây lo ngại trên toàn cầu. Ảnh: NDR
Một viện dưỡng lão ở bang Niedersachsen của Đức trở thành ổ dịch COVID-19 mới, dù tất cả người già được chăm sóc tại đây đã tiêm đủ hai liều vaccine của BioNTech/Pfizer.
Hãng tin DW sáng 8/2 cho biết ít nhất 14 cư dẫn tại một viện dưỡng lão Berm ở bang Niedersachsen của Đức đã được xác nhận dương tính với COVID-19, dù toàn bộ người già tại đây đã được tiêm đủ hai liều vaccine do liên doanh dược phẩm BioNTech/Pfizer chế tạo từ tháng trước.
Theo giới chức y tế địa phương, cả 14 người cao tuổi trên đều nhiễm biến chủng B.1.1.7 lần đầu được phát hiện ở Anh cuối năm ngoái, vốn được mô tả là có khả năng lây lan nhanh hơn tới 70% so với các biến chủng thông thường của virus SARS-CoV-2.
Không ai trong số các bệnh nhân gặp biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Hiện toàn bộ cơ sở, nhiên viên và người nhà những cư dân trong cơ sở này đã được cách ly y tế. Các quan chức y tế chưa rõ các cụ nhiễm virus từ nguồn nào, bao giờ và cách thức ra sao.
Tin tức được loan báo trong bối cảnh thế giới đang đau đầu ứng phó với ba biến chủng của virus SARS-CoV-2, một được phát hiện lần đầu ở Anh, một ở Nam Phi và một ở Brazil, do chúng có khả năng lây nhiễm nhanh hơn, thậm chí kháng vaccine.
Ngày 7/2, hãng dược AstraZeneca xác nhận vaccine COVID-19 do họ chế tạo có hiệu quả kém với chủng virus được tìm thấy ở Nam Phi. Các nhà khoa học Nam Phi cảnh báo, những người từng nhiễm các chủng virus cũ của SARS-CoV-2 vẫn có thể bị nhiễm chủng virus mới.
ASEAN tăng tốc chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19
SGGP Mặc dù nền kinh tế của các nước thành viên ASEAN đang sụt giảm vì dịch Covid-19 song cùng với nhiều nước trên thế giới, các nước trong khối đang tăng tốc chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19.
Đặt mục tiêu về đích sớm
Singapore, nền kinh tế hàng đầu trong ASEAN, là một trong những nước đầu tiên trong khối bắt đầu chương trình tiêm phòng Covid-19 vào cuối tháng 12-2020 và dự kiến cũng là nước đầu tiên có đủ vaccine cho toàn bộ người dân trước tháng 9-2021.
Chính phủ Malaysia thông báo sẽ hoàn tất chương trình tiêm vaccine phòng Covid-19 vào tháng 2-2022 với 80% trong tổng dân số 32 triệu người được tiêm phòng. Trong bài phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Muhyiddin Yassin nêu rõ, trong giai đoạn đầu từ tháng 2 đến tháng 4 năm nay, Malaysia sẽ tiêm phòng cho 500.000 nhân viên làm việc ở tuyến đầu, tiếp đó khoảng 9,4 triệu người có nguy cơ cao sẽ được tiêm phòng từ tháng 4 đến tháng 8. Trong giai đoạn 3 và giai đoạn cuối cùng kéo dài đến tháng 2-2022, sẽ có hơn 16 triệu người từ 18 tuổi trở lên được tiêm phòng.
Tại Thái Lan, mặc dù đạt thỏa thuận nhập 2 triệu liều vaccine của hãng Sinovac (Trung Quốc) trước tháng 4-2021 cho nhân viên y tế, nước này hiện phải trông chờ vào phiên bản vaccine AstraZeneca-Oxford (Anh) được sản xuất trong nước để triển khai chương trình tiêm chủng diện rộng. Thái Lan đã đặt mua thêm 35 triệu liều vaccine từ AstraZeneca, song vẫn chưa ký hợp đồng với hãng. Chiến lược tiêm phòng của Thái Lan hiện phụ thuộc phần lớn vào nhà sản xuất nội địa Siam Bioscience.
Từ giữa tháng 1, Indonesia đã chính thức triển khai giai đoạn 1 của chương trình tiêm chủng quốc gia miễn phí phòng Covid-19 cho các nhân viên y tế và công chức với 3 triệu liều vaccine CoronaVac do hãng Sinovac cung cấp. Số liệu cập nhật của Chính phủ Indonesia cho thấy, đã có gần 800.000 người được tiêm mũi đầu tiên. Theo giới chức nước này, 25 triệu liều vaccine khác dự kiến sẽ được sản xuất vào cuối tháng 3 tới với các nguyên liệu do Sinovac cung cấp. Indonesia đặt mục tiêu tiêm chủng cho 2/3 trong tổng số 270 triệu người trong vòng 15 tháng.
Theo The ASEAN Post, Philippines đang đàm phán để mua 178 triệu liều vaccine, đủ để tiêm chủng cho 92 triệu người.
Tài liệu rò rỉ: TQ ‘ép’ láng giềng nhận vaccine COVID-19 ‘Made in China’, dù chưa cung cấp đủ giấy tờ
Đến nay, chính phủ Nepal vẫn chưa cấp phép sử dụng vaccine Sinovac của Trung Quốc tại nước này.
Các tài liệu rò rỉ mới đây tiết lộ rằng Trung Quốc đã “ép” Nepal phải chấp nhận vaccine Sinovac do nước này sản xuất – trong khi loại vaccine này vẫn chưa có giấy tờ chứng minh hiệu quả phòng ngừa COVID-19, truyền thông Ấn Độ đưa tin.
Cụ thể, nội dung thư từ trao đổi giữa Bộ Ngoại giao Nepal và Đại sứ quán Trung Quốc vừa được truyền thông Nepal công bố gần đây cho thấy Bắc Kinh đã buộc Nepal phải chấp nhận vaccine Sinovac “Made in China”, nếu không thì họ “sẽ phải chờ đợi rất lâu nữa mới có hàng vì nhu cầu về loại vaccine này rất lớn”.
Theo truyền thông Nepal, hôm thứ 6 tuần trước (5/2), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã điện đàm với người đồng cấp Nepal Pradeep Kumar Gyawali, trong đó ông Vương đã thúc giục Nepal cứ nhận trước vaccine rồi sau đó sẽ được cung cấp các tài liệu liên quan.
“Các tài liệu cần thiết sẽ được cung cấp sau, nhưng [Nepal] hãy tiếp nhận vaccine ngay bây giờ” – bức thư của Đại sứ quán Trung Quốc gửi tới chính phủ Nepal nhấn mạnh. Phía Đại sứ quán Trung Quốc tại Nepal vẫn chưa xác nhận nội dung bức thư này, nhưng nhiều quan chức Kathmandu đã chứng thực điều đó.
“Nếu phía Nepal không tiếp nhận lô vaccine này sớm, thì chúng sẽ được phân phối cho các đơn đặt hàng thương mại khác, và việc phân phối vaccine cho Nepal sẽ lại bị đẩy xuống cuối danh sách chờ rất dài”, hãng tin IANS trích dẫn nội dung bức thư nói trên.
*** Thế giới 109 triệu ca nhiễm, nghị sĩ Mỹ tử vong vì Covid-19
Thế giới ghi nhận thêm khoảng 294.000 ca nhiễm mới và 7.500 người tử vong vì dịch Covid-19 trong 24 giờ qua.
Theo trang thống kê Worldometers, tính đến 6h sáng 9/2, dịch Covid-19 đã lây mầm bệnh cho tổng cộng 107 triệu người và cướp đi sinh mạng của hơn 2,3 triệu người khác trên toàn cầu.
Kể từ khi bùng phát lần đầu ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc hồi cuối năm 2019, virus corona chủng mới đã hiện diện ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số này, Mỹ là nước bị dịch bệnh tấn công dữ dội nhất, với khoảng 27,7 triệu ca dương tính và 476.000 người tử vong.
Đứng tiếp theo trong danh sách lây nhiễm là Ấn Độ, Brazil, Nga, Anh và Pháp.
Thành viên đầu tiên của Quốc hội Mỹ chết vì Covid-19
Đó là Hạ nghị sĩ Cộng hòa Ron Wright của bang Texas. Ông qua đời vì nhiễm Covid-19 ngày 8/2 ở tuổi 67.
Trước đó, vào tháng 9/2020, ông phải nhập viện vì các biến chứng ung thư và có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 hôm 21/1.
Từng giữ các chức vụ quyền Thị trưởng Arlington, Chánh văn phòng và Giám đốc khu vực cho Hạ nghị sĩ Joe Barton, Thẩm tra viên về thuế của địa hạt Tarrant, Hạ nghị sĩ Wright kế nhiệm thành viên cùng đảng Joe Barton, người đã nghỉ hưu sau 17 năm hoạt động tại Hạ viện Mỹ.
Năm 2018, ông Wright vượt qua 11 ứng viên ở vòng bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hoà tại bang Texas với 45% phiếu bầu. Sau đó, ông đánh bại đối thủ Dân chủ Jana Lynne Sanchez với tỷ lệ phiếu bầu 53% so với 45%.
Ở nhiệm kỳ thứ hai, ông Wright vượt qua cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa tương đối thuận lợi, trước khi đánh bại ứng cử viên đảng Dân chủ Stephen Daniel.
Seoul xét nghiệm Covid-19 cho thú cưng
Từ ngày 8/2, chính quyền thủ đô Seoul của Hàn Quốc tiến hành xét nghiệm virus gây Covid-19 cho chó và mèo nuôi nếu chúng có biểu hiện mắc bệnh.
Chủ trương này được giới chức Seoul thực hiện sau khi phát hiện một con mèo nhiễm Covid-19 ở thành phố Jinju miền đông nam.
Theo bà Park Yoo Mi thuộc Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc, một nhóm nhân viên y tế bao gồm bác sĩ thú y sẽ thực hiện chiến dịch xét nghiệm này. Họ sẽ khoanh vùng gần nhà nuôi con mèo nhiễm Covid-19 và xét nghiệm những con chó, mèo có các triệu chứng như sốt, ho, khó thở, chảy nước mũi và nước mắt.
Nếu có kết quả dương tính, con vật được yêu cầu nuôi cách ly tại nhà trong 14 ngày chứ không cần đến điểm cách ly tập trung, vì chưa có bằng chứng Covid-19 lây từ vật nuôi sang người.
Số người chết vì Covid-19 ở Malaysia tăng vọt
Bộ Y tế Malaysia xác nhận số ca tử vong do Covid-19 trong ngày 8/2 ở nước này cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, với 24 trường hợp.
Tiến sĩ Ummirul Mukmimin Kahar thuộc Viện Nghiên cứu gien di truyền Malaysia, thuộc Viện Công nghệ Sinh học Quốc gia Malaysia (NIBM), cho rằng cần tới một năm để đạt được miễn dịch cộng đồng đối với virus SARS-Cov-2 thông qua Kế hoạch quốc gia về tiêm chủng vắc-xin Covid-19.
Theo ông, để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng, 80% dân số Malaysia cần được tiêm chủng.
*** Bùng ổ dịch COVID-19 mới tại nơi đã tiêm vaccine 100% ở Đức
Một viện dưỡng lão ở bang Niedersachsen của Đức trở thành ổ dịch COVID-19 mới, dù tất cả người già được chăm sóc tại đây đã tiêm đủ hai liều vaccine của BioNTech/Pfizer.
Giả cướp để quay video Youtube, nam thanh niên 20 tuổi bị bắn chết
Một nam thanh niên đóng giả tên cướp để quay video đăng Youtube, nhưng nạn nhân của trò đùa đã rút súng bắn gục anh ta vì tưởng đó là cướp thật.
COVID-19 chưa qua, “bóng ma” Ebola đã trở lại châu Phi
Các quan chức y tế ở Congo đã xác nhận một đợt bùng phát Ebola mới ở miền Đông đất nước, trong bối cảnh quốc gia châu Phi nghèo khó đang vật lộn với đại dịch toàn cầu COVID-19.
Khoảnh khắc dòng sông băng phá bung con đập khiến 200 công nhân mất tích
Lực lượng cứu hộ Ấn Độ đang đào bới bùn đất trộn lẫn đá sỏi cỡ lớn với hi vọng tìm thấy người sống sót trong số hơn 200 công nhân bị mất tích sau thảm kịch vỡ sông băng ở dãy Himalaya.
Tổng thống Biden tuyên bố không dỡ bỏ trừng phạt Iran
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói ông muốn tìm cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran, song không có chuyện Mỹ dỡ bỏ trừng phạt trước mà Iran phải lập tức đảo ngược các bước đi trái với văn kiện.
Vaccine AstraZeneca hiệu quả thấp với chủng COVID-19 Nam Phi
AstraZeneca xác nhận vaccine COVID-19 do họ sản xuất có hiệu quả hạn chế với biến chủng virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở Nam Phi, khiến quốc gia này tạm dừng triển khai vaccine AstraZeneca trong nước.
Chuyên gia WHO hé lộ bất ngờ về cuộc điều tra COVID-19 ở Vũ Hán
Chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tìm ra bằng chứng đầu tiên về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 và không loại trừ khả năng virus đã phát tán ra ngoài từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán.
(NÓNG TUẦN QUA) Xuất hiện “nhà môi giới” cứu thỏa thuận Iran; Myanmar rơi vào hỗn loạn
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề nghị trung gian Mỹ-Iran trở lại thoả thuận hạt nhân, người Myanmar biểu tình phản đối đảo chính và việc hiệp ước kiểm soát hạt nhân New START được gia hạn là những tin tức đáng quan tâm tuần qua.
Những tín hiệu tích cực từ cuộc chiến chống đại dịch
Đó là tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới đang chậm lại cũng như số người được tiêm vaccine COVID-19 trên thế giới đã vượt số ca mắc.
NSAC – Cơ quan phân tích tình báo Mỹ
Họ không đến từ NSA hay CIA. Chính xác thì họ đến từ Trung tâm phân tích an ninh quốc gia (NSAC), một thực thể ít người biết đến của Bộ tư pháp Mỹ đã phát triển từ khi được thành lập vào năm 2008 thành một tổ chức có 400 nhân viên, ngân sách một năm là 150 triệu USD, sử dụng tới 300 nhà phân tích mà phần lớn trong số họ là các nhà thầu công ty.
Vỡ sông băng ở Ấn Độ, 150 người được cho là đã chết
Khoảng 150 người được cho là đã thiệt mạng sau khi một sông băng ở Himalaya vỡ và va vào một con đập ở Ấn Độ vào sáng 7/2 (giờ địa phương), gây ra lũ lụt buộc các ngôi làng ở hạ lưu phải sơ tán.
Biểu tình phản đối đảo chính lan rộng tại Myanmar
Hàng chục nghìn người đã tập hợp trở lại tại thành phố lớn nhất của Myanmar, Yangon, tố cáo cuộc đảo chính quân sự và yêu cầu trả tự do cho nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi.
Đông Nam Á với cuộc chiến chống COVID-19 và ma túy
Khi đại dịch COVID-19 vẫn đang lan rộng khắp toàn cầu và chưa có dấu hiệu dừng lại thì trên thế giới nói chung, Đông Nam Á nói riêng, nếu có những kẻ không sợ thất nghiệp và vẫn kiếm được rất nhiều tiền thì đó chỉ là bọn buôn bán ma túy…
Ông Trump trở lại mạng xã hội với bài đăng mới
Đây có vẻ như là bài đăng trên mạng xã hội đầu tiên của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi các nền tảng như Twitter, Instagram và Facebook khóa tài khoản của ông vì cáo buộc kích động bạo loạn ở Điện Capitol.
Châu Âu và Mỹ muốn khôi phục mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương
Hôm 5/2 (giờ địa phương), trong cuộc thảo luận sâu rộng đầu tiên từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức, Ngoại trưởng các nước Đức, Pháp, Anh và Mỹ đã nhất trí muốn khôi khôi phục quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương truyền thống, gần gũi và cùng nhau giải quyết các thách thức toàn cầu trong tương lai.
Mỹ sẽ xa cách hơn với Israel dưới thời ông Biden
Cách tiếp cận của chính quyền mới của Mỹ được cho là sẽ khác với những gì mà cựu tổng thống Donald Trump từng theo đuổi là cải thiện quan hệ với Arab Saudi và Israel.
Nổ lớn tại khu dân cư Pháp, nghi do rò khí gas
Năm người đã được giải cứu, trong khi ít nhất hai người vẫn đang mất tích sau một vụ nổ làm rung chuyển thành phố Bordeaux của Pháp vào sáng 6/2, RT đưa tin.