VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 23/12/2019.

Đẩy nhanh dự án Dòng chảy phương Bắc 2 bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ; Tổng thống Mỹ phê chuẩn lệnh trừng phạt nhằm vào dự án “Dòng chảy phương Bắc 2”; Chuyển động mới từ Triều Tiên; Ngoại trưởng Nga nhận định bất ngờ về ông Trump; Tiết kiệm quá nhiều, châu Á trở thành gánh nặng với kinh tế toàn cầu?…là những tin chính được cập nhật.

Đẩy nhanh dự án Dòng chảy phương Bắc 2 bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ

   Day nhanh du an Dong chay phuong Bac 2 bat chap lenh trung phat cua My hinh anh 1  Công trình xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 tại Lubmin, miền Đông Bắc Đức. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/12 đã ký Luật Ủy quyền Quốc phòng gồm các biện pháp trừng phạt đối với những doanh nghiệp tham gia xây dựng đường ống cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
Nhóm doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án Dòng chảy phương Bắc 2, ngày 21/12 cho biết đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm sớm hoàn thành dự án đường ống dẫn khi đốt Dòng chảy phương Bắc 2 sau khi các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã khiến nhà thầu chính là công ty Allseas (Thụy Sỹ-Hà Lan) thông báo đã ngừng các hoạt động lắp đặt đường ống cho dự án.
Theo dự kiến, dự án Dòng chảy phương Bắc 2, hướng tới tăng gấp đôi công suất 55 tỷ m3 khí đốt/năm hiện nay của Dòng chảy phương Bắc, thuộc sở hữu của Gazprom – doanh nghiệp đang cung cấp 50% nguồn tài chính cho dự án trị giá khoảng 9,5 tỷ euro (10,5 tỷ USD) này.
Các đối tác khác của dự án Dòng chảy phương Bắc 2 là OMV (Áo), Uniper và Wintershall (đều của Đức), Royal Dutch Shell (Anh-Hà Lan) và Engie (Pháp).
Trong khi đó, Gazprom từ chối đưa ra bình luận về thông tin trên.
Gazprom là tập đoàn khí đốt của Nga cung cấp hơn 1/3 nhu cầu khí đốt của châu Âu.
Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 21/12 cho rằng Mỹ đã ngăn cản các nước khác phát triển nền kinh tế trong nước khi bình luận về các lệnh trừng phạt mới đây của Mỹ nhằm vào các tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.
Còn Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz cho biết nước này “kiên quyết bác bỏ” các biện pháp trừng phạt của Mỹ song sẽ không có hành động đáp trả.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/12 đã ký Luật Ủy quyền Quốc phòng gồm các biện pháp trừng phạt đối với những doanh nghiệp tham gia xây dựng đường ống cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
Mỹ, đang tìm cách bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho các nước châu Âu, cho rằng dự án Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ khiến châu Âu phụ thuộc nhiều vào nguồn cung khí đốt của Nga, từ đó gia tăng tầm ảnh hưởng chính trị của Nga tại châu Âu./.

Tổng thống Mỹ phê chuẩn lệnh trừng phạt nhằm vào dự án “Dòng chảy phương Bắc 2”
Sáng 21/12 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký phê chuẩn lệnh trừng phạt đối với các công ty tham gia dự án đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy Phương Bắc 2”.
Các lệnh trừng phạt, vốn bị Liên minh châu Âu (EU) phản đối, nằm trong một dự luật chi tiêu quốc phòng cho năm tài khóa 2020, được Tổng thống Trump ký tại căn cứ Andrews, một cơ sở không quân bên ngoài thủ đô Washington. Đối tượng của lệnh trừng phạt là các công ty xây dựng đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy Phương Bắc 2” qua lòng biển Baltic. Dự án này trị giá 11 tỷ USD và dự kiến tăng gấp đôi lượng khí tự nhiên từ Nga tới Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Trước đó, cùng ngày, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết ông không hy vọng Washington sẽ từ bỏ quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào dự án trên.
Cũng tại Đức, trả lời phỏng vấn nhân cuộc họp báo chung với người đồng cấp Ukraine Vadim Prystaiko tại thủ đô Berlin, Đức, Ngoại trưởng Maas nhấn mạnh vấn đề quan tâm hiện nay của Đức là các biện pháp trừng phạt này sẽ được thực thi như thế nào. Ông Maas cho hay Berlin sẽ tiếp tục thảo luận vấn đề này với các đối tác Mỹ.
Về phần mình, Ngoại trưởng Ukraine Prystaiko cũng phản đối các biện pháp trừng phạt nhằm vào Đức, song ông không đưa ra bất cứ bình luận nào về các biện pháp trừng phạt đối với các nhà thầu tư nhân có liên quan đến dự án “Dòng chảy phương Bắc 2”.
Mỹ từng cảnh báo rằng việc tăng nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga sang Tây Âu sẽ khiến các nước ở khu vực này phụ thuộc nhiều hơn vào Moskva, từ đó gia tăng tầm ảnh hưởng chính trị của Nga tại châu Âu. Ngày 17/12 vừa qua, lưỡng viện Quốc hội Mỹ đều đã bỏ phiếu thông qua việc cho phép áp đặt các biện pháp trừng phạt.
Dự luật trên yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ trong vòng 60 ngày phải thảo một báo cáo, trong đó nêu đầy đủ tên của các công ty và cá nhân liên quan đến dự án xây dựng đường ống “Dòng chảy phương Bắc 2” và “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” – một đường ống khác từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ. Các biện pháp trừng phạt có thể bao gồm đóng băng tài sản và thu hồi thị thực Mỹ cấp cho các nhà thầu./.

Chuyển động mới từ Triều Tiên
(SGGP) Ngày 22-12, hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-un đã chủ trì cuộc họp mở rộng của Quân ủy Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, trong đó thảo luận về các biện pháp chính trị và cơ cấu tổ chức quan trọng cũng như các bước đi quân sự nhằm tăng cường năng lực các lực lượng vũ trang.
Tiếp tục thử hạt nhân, tên lửa?
Theo KCNA, nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un đã đưa ra những phân tích và tóm tắt về tình hình phức tạp trong và ngoài nước, đồng thời nhấn mạnh cuộc họp này sẽ đưa ra nhiều quyết sách quan trọng. Ngoài ra, cuộc họp cũng thảo luận các vấn đề trọng yếu định hướng củng cố nền quốc phòng và những vấn đề cốt lõi để phát triển năng lực của quân đội trong phòng vệ một cách nhanh chóng và liên tục. Cũng theo KCNA, cuộc họp đã quyết định về các vấn đề quân sự quan trọng và các giải pháp trong công tác tổ chức, mở rộng, tái cơ cấu các đơn vị mới sao cho phù hợp với kế hoạch chiến lược và quân sự của đảng Lao động Triều Tiên.
Trở lại vạch xuất phát
Đàm phán hạt nhân Mỹ – Triều Tiên rơi vào bế tắc kể từ sau khi hội nghị thượng đỉnh lần 2 hồi tháng 2-2019 kết thúc mà không đạt thỏa thuận. Hai bên đã tiến hành cuộc gặp cấp chuyên viên tại Thụy Điển hồi tháng 10, song cũng không đạt kết quả. Triều Tiên cáo buộc Mỹ không đem đến bàn đàm phán một đề xuất mới đồng thời đề nghị Mỹ tới cuối năm 2019 phải đưa ra đề xuất mới nếu không quốc gia này sẽ từ bỏ đối thoại và lựa chọn con đường khác. Trong bối cảnh quỹ thời gian đang ngày càng thu hẹp, có nhiều ý kiến quan ngại cho rằng Bình Nhưỡng có thể sẽ nối lại hoạt động thử hạt nhân và tên lửa tầm xa sau thời hạn nói trên, đưa tiến trình đàm phán trở về vạch xuất phát.

Ngoại trưởng Nga nhận định bất ngờ về ông Trump
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thẳng thắn tiết lộ những nhận xét, đánh giá của ông về cá nhân Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong một cuộc phỏng vấn phát trên kênh truyền hình Nga ngày 22/12, ông Lavrov cho rằng sự thẳng thắn của ông Trump là một phẩm chất hiếm gặp đối với một chính trị gia. Ngoại trưởng Nga nhận định, Tổng thống Mỹ đã thể hiện một cách tiếp cận tương đối hiệu quả khi giải quyết các vấn đề quốc tế.
“Tôi thích cách ông Trump thảo luận các vấn đề quốc tế và những vấn đề quan hệ song phương. Ông ấy tránh mơ hồ và thường tìm cách nói chuyện thẳng thắn. Cách tiếp cận hiệu quả không nhiều chính trị gia sử dụng này cho phép các bên hiểu rõ hơn về các cơ hội, khó khăn cũng như triển vọng quan hệ”, ông Lavrov nói.
Khi được hỏi về cuộc gặp mới đây với ông Trump trong chuyến công du thủ đô Washington, Mỹ hồi đầu tháng 12 này, nhà ngoại giao hàng đầu Nga đã nhắc lại việc hai người gặp nhau như thế nào trước đó vào tháng 5/2017 cũng như việc phe đối lập ở Mỹ đã cố sử dụng điều này để tạo thành bê bối “thông đồng với Moscow”. Ông coi những cáo buộc này là vô lý.
Sputnik dẫn lời Ngoại trưởng Nga cho hay, trong chuyến thăm Mỹ ngày 10/12 vừa qua, ông đã gặp Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo để thảo luận về nhiều vấn đề song phương cũng như toàn cầu. Các chủ đề bàn luận bao gồm cả việc gia hạn Hiệp ước START mới, Syria, tiến trình hòa bình Trung Đông và Ukraina.
Theo ông Lavrov, trong cuộc hội kiến, lãnh đạo Nhà Trắng đã tái khẳng định mong muốn mở rộng quan hệ thương mại Mỹ – Nga. Song, những nỗ lực này đã bị Quốc hội Mỹ cản trở thông qua việc “dội bom Moscow” bằng các lệnh cấm vận.

Tiết kiệm quá nhiều, châu Á trở thành gánh nặng với kinh tế toàn cầu?
Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra năm 2008, một số chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng núi tiền tiết kiệm của châu Á chính là nguyên nhân sâu xa khiến thị trường nhà đất từ Las Vegas tới Dublin bùng nổ rồi lại vỡ tung.
Đã gần 15 năm kể từ khi Ben Bernanke, cựu Chủ tịch của Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed đưa ra lập luận nước Mỹ bị thâm hụt cán cân vãng lai nặng nề là do thế giới tiết kiệm quá nhiều. Kể từ đó đến nay đã có nhiều thứ thay đổi. Thâm hụt của Mỹ giảm, thặng dư của các nước xuất khẩu dầu mỏ cũng giảm mạnh và các NHTW trên toàn thế giới thi nhau mở rộng bảng cân đối kế toán. Nhưng có 1 đặc điểm của thế giới mà Bernanke đã mô tả đầu năm 2005 không thay đổi: Châu Á vẫn tiết kiệm rất nhiều.
Tổng tiết kiệm nội địa của các nước Đông Á đều đặn tăng lên 35% GDP mỗi năm, và điều đó không thay đổi trong suốt 3 thập kỷ qua. Nỗi lo của Bernanke đầu những năm 2000 là số tiền mặt dư thừa khổng lồ của châu Á sẽ tràn ngập thị trường trái phiếu Mỹ và gây áp lực lên lãi suất thực trong dài hạn. Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra năm 2008, một số chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng núi tiền tiết kiệm của châu Á chính là nguyên nhân sâu xa khiến thị trường nhà đất từ Las Vegas tới Dublin bùng nổ rồi lại vỡ tung. Với lãi suất hiện ở mức còn thấp hơn, câu hỏi liệu tiết kiệm của châu Á có thể một lần nữa gây rắc rối cho kinh tế toàn cầu hay không.
Tình thế hiện nay có một số điểm tương đồng so với 15 năm trước. Tỷ lệ tiết kiệm cao ở châu Á tiếp tục chuyển hóa thành thặng dư cán cân vãng lai. Trong 5 năm qua, thặng dư cán cân vãng lai của khu vực Đông Á trung bình đạt 525 tỷ USD mỗi năm, cao hơn so với giai đoạn 5 năm trước khủng hoảng 2008. Nhưng cơ cấu phân chia đã thay đổi: Thặng dư của Trung Quốc đạt đỉnh 1 năm trước, trong khi của Hàn Quốc và Đài Loan đã tăng lên. Thặng dư cán cân vãng lai của các nền kinh tế lớn ở châu Á khiến GDP toàn cầu tăng thêm khoảng 0,6%, tương đương với mức của các nền kinh tế có thặng dư ở châu Âu.
“Đó là một trong những dòng chảy xuyên biên giới tác động mạnh đến thị trường tài chính và khiến lợi suất giảm trên toàn cầu”, chuyên gia kinh tế Brad Setser nhận xét. Đầu những năm 2000, thế giới tập trung vào dự trữ tiền tệ của châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, mà trong đó chủ yếu là các tài sản an toàn như trái phiếu Mỹ. Giờ đây các nhà đầu tư châu Á lại đang chuyển tiền tiết kiệm của các hộ gia đình và doanh nghiệp vào các thị trường trên toàn cầu. Ở một số lĩnh vực thì tác động của dòng chảy này lớn hơn so với trong quá khứ.
IMF ước tính rằng các công ty bảo hiểm nhân thọ của Đài Loan sở hữu 18% trái phiếu đôla phát hành bởi các ngân hàng bên ngoài nước Mỹ. Các ngân hàng Nhật sở hữu khoảng 15% số nghĩa vụ nợ thế chấp được phát hành trên thế giới. Trong khi đó quỹ hưu trí quốc gia của Hàn Quốc (là quỹ lớn thứ 3 thế giới với tài sản gần 600 tỷ USD) đang có kế hoạch tăng gấp đôi đầu tư vào trái phiếu nước ngoài trong 5 năm tới.

***   Quân ủy Trung ương Triều Tiên họp bàn các vấn đề quan trọng
Ngày 22-12, Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) và Đài Truyền hình Nhà nước Triều Tiên (KRT) đưa tin nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-un đã chủ trì cuộc họp mở rộng của Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, trong đó thảo luận về “các biện pháp chính trị và cơ cấu tổ chức quan trọng cũng như các bước đi quân sự nhằm tăng cường” các lực lượng vũ trang.

Danh tính điệp viên thứ 4 đánh cắp bí mật bom nguyên tử
Suốt 70 năm ròng rã, tên của người điệp viên mất tích đã bị ẩn giấu trước sự quan tâm của công luận. Đã từ lâu người ta biết được danh tính của 3 điệp viên Mỹ – những người đã đánh cắp các bí mật bom nguyên tử Mỹ từ giữa các năm 1940 và 1948 – đã chia sẻ những tài liệu quan trọng cho người Liên Xô.

Kiwi – nữ Tư lệnh Tình báo đầu tiên của Anh
Sinh ra và lớn lên ở Wellington, New Zealand (biệt danh là “Kiwi”), song Pamela Pigeon đã trở thành nữ sĩ quan tình báo đầu tiên cấp cao nhất của Anh và đã chỉ huy một đơn vị vô tuyến điện đóng vai trò quan trọng trong vụ đánh chìm Bismarck, một trong hai tàu chiến đầu tiên của Đức.

Hồ sơ tài chính bí mật của RSF ở Sudan
Là tổ chức quân sự mạnh nhất ở Sudan hiện nay, Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) dưới quyền chỉ huy của Mohammed “Hemedti” Hamdan Daglo nổi tiếng bởi những vụ tàn sát hàng loạt dân thường mà gần đây nhất – ngày 3-6-2019 tại Khartoum – hơn 100 người vô tội đã chết dưới tay RSF.

Hoảng hồn cảnh máy bay bị bắn xối xả khi đang hạ cánh
Chiếc máy bay thương mại chở theo 9 hành khách trong khi đang hạ cánh xuống sân bay đã bất ngờ bị bắn xối xả…

Xe buýt va chạm xe tải, ít nhất 21 người thiệt mạng
Ít nhất 21 người, trong đó có 9 trẻ em, đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong vụ tai nạn giữa xe buýt và xe tải đầu kéo ở miền Đông Guatemala.

Lần đầu tiên trong hơn 200 năm, Nhà thờ Đức Bà Paris không tổ chức Thánh lễ
Thông tin trên được các nhà chức trách Pháp xác nhận vào hôm 21-12. Đây là lần đầu tiên kể từ Cách mạng Pháp không có buổi đại lễ lúc nửa đêm tại Nhà thờ Đức Bà Paris.

Tổng thống Trump: Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung sẽ được ký rất sớm
Tuyên bố trên được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trong bài phát biểu tại một sự kiện ở Florida hôm 21-12, theo Reuters.

Nữ hành khách 17 tuổi bị bắt vì đánh cắp máy bay trị giá 2 triệu đô
Bị cáo buộc ăn trộm chiếc máy bay cỡ nhỏ trị giá 2 triệu đô la và định tẩu thoát nhưng lại đâm vào rào chắn ở sân bay, cô gái 17 tuổi đã bị bắt giữ…

Cuba có Thủ tướng sau hơn bốn thập kỷ
Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel ngày 21-12 đã chỉ định Bộ trưởng Du lịch Manuel Marrero Cruz làm thủ tướng sau hơn 40 năm bỏ trống vị trí này.

Cuộc chiến nước trên dòng “sông mẹ”
Nguy cơ xung đột và chiến tranh vì nguồn nước ngày càng rõ ràng, đặc biệt ở các khu vực chung một dòng sông. Căng thẳng hiện đang lên cao ở châu Phi khi giới chức Ethiopia và Ai Cập đang tranh luận gay gắt về các biện pháp giải quyết bất đồng liên quan đến dự án đập thủy điện Đại Phục hưng của Ethiopia trên nhánh sông Nile Xanh (một trong hai phụ lưu chính của sông Nile).

Hạ viện Anh thông qua lần thứ nhất thỏa thuận Brexit: Vừa mừng, vừa lo
Thỏa thuận Brexit, nói việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), mà chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson ký kết với EU hồi tháng 10 vừa qua, đã được Hạ viện khóa mới thông qua lần thứ nhất hôm 20-12 (giờ địa phương), qua đó cho phép tiến hành phiên họp về đại cương dự luật.

Nhiều người chết trong vụ rơi máy bay tại Venezuela
Chiếc máy bay tư nhân King-100 BE10 đã bị rơi tại bang Miranda, miền Bắc Venezuela, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng…

Mỹ sẽ phải trả giá đắt nếu tiếp tục khoét sâu vấn đề nhân quyền của Triều Tiên
Triều Tiên đã lên tiếng phản đối Mỹ vì bất đồng về báo cáo nhân quyền của nước này ngày 21-12, nhấn mạnh rằng việc Washington “lạm dụng ngôn từ” sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.

Không lên được quỹ đạo, tàu con thoi của Boeing lơ lửng chưa được hạ cánh
Tàu con thoi mới của Boeing đã được phóng ngày 20-12 nhưng thất bại do không đạt được độ cao cần thiết để lên quỹ đạo và đến Trạm vũ trụ quốc tế.

Chủ tịch Trung Quốc tố Mỹ can thiệp vấn đề nội bộ
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20-12 đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thông báo về tiến bộ trong một loạt vấn đề từ thương mại đến Triều Tiên và Hong Kong, tuy nhiên, Trung Quốc cho biết ông Tập đã tố Mỹ can thiệp nội bộ của nước này.

Tổng hợp-TT