Từ 1-8, thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào EU được hưởng thuế suất 0%; Núp bóng đại dịch; Covid-19 gây chết chóc kinh hoàng ở Brazil; Chuyên gia WHO đến TQ điều tra nguồn gốc mầm bệnh; Phía sau chuyến công du viễn Đông của đặc phái viên Mỹ; Thế giới vượt ngưỡng 12,6 triệu ca nhiễm COVID-19…là những tin chính được cập nhật.
Từ 1-8, thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào EU được hưởng thuế suất 0%
Ảnh minh họa.
SGGP Từ ngày 1-8-2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực.
Theo hiệp định này, một số sản phẩm chế biến đang có mức thuế cơ bản khá cao khi xuất khẩu vào thị trường EU sẽ được giảm ngay về mức thuế 0% như: hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến… Ngoài ra, tôm hùm Việt Nam, tôm sú đông lạnh hoặc hun khói (không có vỏ); cá khô (muối hoặc ngâm nước muối), cá hun khói, các loại cá ngừ… xuất khẩu vào EU cũng sẽ được giảm về mức 0% (hiện nay các mặt hàng này đang chịu mức thuế 8% – 22%).
EU hiện là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm trên 17% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong đó, xuất khẩu tôm sang EU chiếm 22% thị phần, cá tra chiếm 11%, các mặt hàng hải sản chiếm 30% – 35%…
Núp bóng đại dịch
SGGP Trong khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành thế giới với những diễn biến phức tạp và khó lường thì các phần tử cực đoan đã “lợi dụng triệt để để thúc đẩy các thuyết âm mưu nguy hiểm và tin tức giả… nhằm tìm cách kích động hận thù, bạo lực, phá hoại trật tự công cộng và sự gắn kết cộng đồng”.
Lợi dụng để truyền bá hận thù
Theo một báo cáo vừa được Ủy ban Chống khủng bố (CCE) của Anh công bố, dịch bệnh đã không cản trở được các phần tử cực đoan truyền bá các tư tưởng hận thù. Các phần tử cực đoan đã lợi dụng câu chuyện về chia rẽ, bài ngoại và phân biệt chủng tộc trong thời đại dịch nhằm chia rẽ và hủy hoại cấu trúc xã hội nước này. Báo cáo của CCE dẫn chứng một loạt thuyết âm mưu mà các nhóm cực đoan đã lan truyền trên mạng, đồng thời cảnh báo chúng đã lợi dụng các thuyết âm mưu và tin giả nhằm gây chia rẽ cũng như lợi dụng tác động của dịch bệnh đối với kinh tế – xã hội nhằm gây bất ổn, sợ hãi về lâu dài.
Cần chiến lược đối phó
CCE kêu gọi Chính phủ Anh cần đảm bảo rằng việc ứng phó với dịch bệnh và các cuộc khủng hoảng trong tương lai có tính đến mối đe dọa không nhỏ của chủ nghĩa cực đoan thù hận. CCE nhấn mạnh việc đầu tư vào công tác chống chủ nghĩa cực đoan và nhanh chóng đưa ra một chiến lược mới là rất quan trọng, đồng thời kêu gọi chính phủ phối hợp chặt chẽ với các chính quyền địa phương phát triển một chiến lược đối phó với các xu hướng cực đoan.
Thế giới vượt ngưỡng 12,6 triệu ca nhiễm COVID-19
(ĐCSVN) – Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến 6 giờ sáng ngày 11/7 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 12.604.863 ca nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19), trong đó 561.778 ca tử vong và 7.318.299 ca phục hồi.
Đại dịch COVID-19 đã lan sang 215 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận có thêm 225.202 ca nhiễm mới và 5.155 ca tử vong vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận 3.285.518 ca nhiễm COVID-19, trong đó 136.570 ca tử vong vì dịch bệnh.
Châu Âu tiếp tục là khu vực ghi nhận số ca lây nhiễm và tử vong nhiều nhất vì đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Hiện, số người nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 2.546.893 người, với 195.876 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận đã có thêm 14.130 ca nhiễm mới và 378 ca tử vong vì COVID-19. Tuy nhiên, châu Âu tiếp tục xu thế “hạ nhiệt”, tạo điều kiện để các quốc gia tại châu lục này nới lỏng các biện pháp phòng dịch và từng bước mở cửa biên giới, khôi phục hoạt động kinh tế.
Nga là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực. Quốc gia này ghi nhận đã có 713.936 ca mắc COVID-19 và 11.017 ca tử vong vì dịch bệnh. Giới chức Nga thông báo đã ghi nhận thêm 6.635 ca nhiễm mới COVID-19 trong một ngày. Số ca tử vong cũng tăng thêm 174 ca lên tổng cộng 11.017 trường hợp. Thủ đô Moskva vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 621 ca nhiễm mới, đưa tổng số ca nhiễm tại đây lên 226.795 trường hợp.
Tây Ban Nha, Anh, Italy lần lượt là các quốc gia xếp sau Nga về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 trong khu vực với số ca nhiễm lần lượt với 300,988; 288,133; 242.639 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được vào thời điểm hiện tại. Hiện Anh là quốc gia đứng đầu châu lục và thứ 3 thế giới về số ca tử vong do dịch COVID-19, với 44.650 trường hợp.
Bộ trưởng Văn hóa Anh Oliver Dowden ngày 10/7 thông báo tiếp tục nới lỏng các biện pháp phòng dịch. Theo đó, các bể bơi ngoài trời cùng với nhiều trung tâm thể thao khác được mở cửa trở lại từ ngày 11/7, nhưng các bể bơi trong nhà đến ngày 25/7 mới được nối lại hoạt động. Các sân khấu biểu diễn nghệ thuật ngoài trời cũng sẽ được phép hoạt động trở lại từ ngày 11/7, nhưng hạn chế số khán giả.
Cùng ngày, chính phủ Italy đã ban hành sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với người đến từ 13 nước mà Italy xác định có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19. Theo sắc lệnh được Bộ Y tế Italy ký cùng với sự đồng thuận của các bộ Ngoại giao, Nội vụ và Giao thông của nước này, các nước nằm trong danh sách tạm cấm nhập cảnh Italy gồm Armenia, Bahrain, Bangladesh, Bosnia, Brazil, Chile, CH Dominica, Kuwait, Bắc Macedonia, Moldova, Oman, Panama và Peru.
Châu Á, đã có tổng cộng 22.848.027 ca nhiễm và 67.727 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 56.751 ca mắc mới và 1.097 trường hợp tử vong. Riêng tại châu Á, có 1.958.647 ca được điều trị khỏi; 821.653 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 19.875 ca bệnh nặng.
Trong khi Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 10/7, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 27.728 ca mắc và 521 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 822.570 và 21.144 ca.
Trong bối cảnh đó, chính quyền New Dehli đã tái áp đặt các biện pháp đóng cửa tại bang đông dân nhất Ấn ĐỘ là Uttar Pradesh và một trung tâm công nghiệp, nơi đặt các công ty chế tạo ô tô, các công ty dược phẩm và các công ty bia rượu. Theo đó, bang Uttar Pradesh sẽ đóng cửa 2 ngày từ cuối ngày 10/7 khi số ca nhiễm COVID-19 ở đây vượt qua 32.000.
Iran là quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại châu lục. Ngày 10/7, giới chức y tế Iran xác nhận số các trường hợp COVID-19 ở nước này đã lên tới 252.720 người, sau khi có thêm 2.262 trường hợp mới ghi nhận trong ngày. Nước này cũng ghi nhận có thêm 142 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại Iran lên 12.447 trường hợp.
Tại Nhật Bản, Chính quyền thủ đô Tokyo đã xác nhận thêm 243 ca mắc COVID-19 trong ngày 10/7. Đây là ngày có số ca nhiễm mới cao nhất ở Tokyo kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở Nhật Bản và là ngày thứ 2 liên tiếp số ca nhiễm mới ở thành phố này vượt ngưỡng 200.
Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews kêu gọi người dân ở các khu vực đô thị của thủ phủ Melbourne đeo khẩu trang khi đi ra ngoài trước nguy cơ Australia phải đối mặt với đợt bùng phát đại dịch COVID-19 lần 2. (Video: 7news.com.au)
Tại Đông Nam Á (ASEAN), đến hết ngày 10/7, khu vực này ghi nhận thêm 2.982 ca mắc mới và 98 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca mắc vì COVID-19 tại khu vực lên 183.793 người, trong đó 5.043 ca tử vong.
Trong 24 giờ qua, khu vực có 5 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19 bao gồm, Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia và Myanmar. Ngày 10/7, chỉ có 2 quốc gia là Indonesia và Philippines ghi nhận có ca tử vong vì virus SARS-CoV-2. Hiện, Indonesia vẫn đang là quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca mắc và tử vong vì COVID-19 với 72.347 ca nhiễm và 3.469 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 10/7, Bộ Y tế Indonesia đã ghi nhận 1.611 ca nhiễm mới và 52 ca tử vong vì dịch bệnh.
Tại Philippines, Bộ Y tế nước này cùng ngày thông báo số ca mắc COVID-19 tại đây đã tăng thêm 1.160 ca, lên 52.914 ca. Trong khi đó, số ca tử vong trên toàn Philippines đã tăng thêm 46 ca lên 1.360 ca.
Hiện Việt Nam, Campuchia, Lào và Timor-Leste vẫn chưa ghi nhận có trường hợp tử vong nào vì COVID-19. Tại Việt Nam, theo Bản tin 6h ngày 11/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tính đến nay, đã 86 ngày Việt Nam không có ca mắc mới trong cộng đồng.
Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 76.408 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 3.843.356 ca, tổng số người tử vong là 183.089 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 1.760.550 trường hợp, trong khi đó 1.899.717 ca đang được điều trị tích cực và 18.969 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 282.283 ca nhiễm và 33.526 ca tử vong. Tiếp đến là Canada với 107.125 ca nhiễm và 8.759 ca tử vong vì COVID-19.
Khu vực Nam Mỹ có tổng 2.792.540 ca nhiễm; 102.141 ca tử vong và 1.823.101 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 2 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, nước này ghi nhận đã có tổng cộng 1.800. 827ca nhiễm, trong đó 70.398 ca tử vong. Peru xếp sau Brazil tại khu vực với 319.646 ca nhiễm và 11.500 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp đến là Chile với 309.274 ca nhiễm và 6.781 ca tử vong vì COVID-19.
Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 562.305 ca mắc COVID-19, trong đó 12.802 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại châu lục, với 250.687 trường hợp, trong đó 3.860 ca tử vong. Ai Cập là quốc gia xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng tại khu vực khi ghi nhận có 80.235 ca nhiễm COVID-19 và 3.702 ca tử vong vì dịch bệnh.
Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia, New Zealand và Fiji là các quốc gia trong khu vực ghi nhận có ca mắc mới vì COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 300 trường hợp mắc mới và 2 trường hợp tử vong vì virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong vì dịch bệnh tại nước này lên tới 9.359 ca, trong đó số ca tử vong là 106 trường hợp.
Ngày 10/7, bang Victoria của Australia – bang đông dân nhất nước này thông báo ghi nhận số ca mắc COVID-19 theo ngày cao nhất từ trước đến nay, với 288 trường hợp nhiễm mới trong 24 giờ qua. Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews đã kêu gọi người dân ở các khu vực đô thị của thủ phủ Melbourne đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Australia được đánh giá là nước kiểm soát tương đối tốt dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, tình hình số ca mới tăng mạnh gần đây đang làm dấy lên lo ngại về làn sóng lây nhiễm thứ hai tại nước này.
New Zealand là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 1.542 ca, trong đó 22 trường hợp tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này cũng ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc mới COVID-19. Cũng tương tự, Fiji ghi nhận có thêm 5 ca mắc mới vì COVID-19 trong ngày 10/7, nâng tổng số ca mắc virus SARS-CoV-2 tại quốc gia này là 26 trường hợp./.
Covid-19 gây chết chóc kinh hoàng ở Brazil
Trong 24 giờ qua, Brazil đứng đầu thế giới về số bệnh nhân Covid-19 tử vong, trong khi số ca nhiễm mới tăng thêm hàng chục nghìn người.
Theo trang thống kê toàn cầu Worldometers, tính đến 6h sáng ngày 11/7, đại dịch Covid-19 đã lây nhiễm cho hơn 2,6 triệu người và cướp đi sinh mạng của gần 562.000 bệnh nhân, tăng trên 223.000 ca nhiễm mới và hơn 5.100 ca tử vong so với ngày trước đó. Số hồi phục đạt gần 7,32 triệu người.
Brazil hứng chịu chết chóc khủng khiếp khi chỉ trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 1.144 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì đại dịch lên hơn 70.000. Số ca dương tính với virus tăng trên 40.000, lên tổng cộng 1,8 triệu trường hợp.
Trong khi đó, Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm và tử vong, với xấp xỉ 3,3 triệu bệnh nhân, tăng hơn 64.000 ca mới, và hơn 136.500 người tử vong, tăng thêm 725 trường hợp.
Chuyên gia WHO đến TQ điều tra nguồn gốc mầm bệnh
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, một nhóm chuyên gia của cơ quan này đang trên đường tới Trung Quốc để chuẩn bị các kế hoạch khoa học, trong nỗ lực xác định nguồn gốc của virus corona gây bệnh Covid-19.
Phát ngôn viên WHO Margaret Harris cho biết, hai chuyên gia trong lĩnh vực thú y và nghiên cứu bệnh dịch sẽ làm việc với các nhà khoa học Trung Quốc để xác định phạm vi và lịch trình điều tra. Một trong các nội dung làm việc là xác định nguồn gốc lây nhiễm từ động vật của virus.
Trước đó, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo, chính phủ nước này đã nhất trí để các chuyên gia WHO tới Bắc Kinh trao đổi với các nhà khoa học và chuyên gia y tế trong nước hợp tác dựa trên cơ sở khoa học nhằm tìm ra nguồn gốc mầm bệnh.
Từ Geneva, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết các mẫu bệnh phẩm từ Tây Ban Nha, Italia, Hàn Quốc hay ổ dịch lớn nhất của Ấn Độ cho thấy mức độ nghiêm trọng khi dịch bệnh bùng phát nhưng cũng chứng tỏ Covid-19 thể được kiềm chế thông qua các biện pháp tích cực. Ông khẳng định các biện pháp mạnh như xét nghiệm, truy vết, khoanh vùng và chữa trị với những người mắc bệnh là chìa khóa giúp phá vỡ chuỗi lây lan của virus.
Ấn Độ đóng cửa trở lại một số nơi
Với thêm 28.000 ca nhiễm mới vào danh sách trên 822.000 bệnh nhân, và thêm 521 ca tử vong vào tổng số hơn 22.100 nạn nhân xấu số trong vòng 24 giờ qua, Ấn Độ đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Brazil trong danh sách 213 quốc gia và vùng lãnh thổ bị Covid-19 tấn công.
Trước những diễn biến dịch bệnh phức tạp và khó lường, New Delhi đã tái áp đặt các biện pháp đóng cửa tại bang đông dân nhất và một trung tâm công nghiệp – nơi đặt nhiều công ty chế tạo ôtô, công ty dược phẩm và bia rượu.
Cụ thể, lệnh giới nghiêm 9 ngày được áp đặt tại Aurangabad, thành phố công nghiệp ở Maharashtra, trong khi bang đông dân nhất là Uttar Pradesh sẽ đóng cửa 2 ngày kể từ cuối 10/7 để giảm bớt tốc độ lây lan của đại dihcj.
Pháp điều tra khai man hồ sơ nhận trợ cấp vì Covid-19
Văn phòng Công tố Paris đang tiến hành điều tra hàng loạt vụ lừa đảo quy mô lớn ở Pháp mà thủ đoạn chính là khai man hồ sơ để hưởng trợ cấp dành cho những lao động phải tạm nghỉ việc vì đại dịch.
Sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, chính phủ Pháp thực thi chương trình hỗ trợ người mất việc do dịch bệnh, với mức trợ cấp tương đương 84% lương cơ bản. Hàng nghìn công ty nộp đơn xin trợ cấp, giúp hàng triệu nhân viên tránh nguy cơ tụt giảm thu thập đột ngột. Ngay trong tháng đầu tiên, chương trình này đã chi trả hơn 24 tỷ euro (27 tỷ USD).
Tuy nhiên, các nhà chức trách đã sớm phát hiện dấu hiệu bất thường ở nhiều đơn xin hỗ trợ, trong đó có việc dùng mã số thuế của những công ty không thuộc diện này.
Theo công tố viên Paris Remy Heitz, các nhà điều tra đã phát hiện hơn 1.740 hồ sơ khai gian, lợi dụng 1.069 công ty để xin nhận trợ cấp. Số tiền bị trục lợi lên đến 1,7 triệu euro (2 triệu USD), được gửi tới hơn 170 tài khoản ngân hàng.
*** Phía sau chuyến công du viễn Đông của đặc phái viên Mỹ
Thứ trưởng Ngoại giao kiêm đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên Stephen Biegun đang thực hiện chuyến công du hai nước Hàn Quốc và Nhật Bản để thảo về những nỗ lực phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì tôm đông lạnh
Virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 được tìm thấy trên bao bì sản phẩm tôm đông lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc từ Ecuador.
Lũ ngày càng dâng cao, nhiều thành phố ven Dương Tử báo động đỏ
Một loạt thành phố ven sông Dương Tử, hay Trường Giang, của Trung Quốc đã buộc phải ban bố báo động đỏ tới người dân do tình hình lũ lụt diễn biến ngày một xấu đi.
Tổng giám đốc WHO khóc tại họp báo về COVID-19
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã khóc ngay tại cuộc họp báo về tình hình COVID-19 toàn cầu khi ông kêu gọi thế giới cùng đoàn kết chống lại đại dịch.
Trung Quốc bác đề xuất đàm phán kiểm soát hạt nhân cùng Mỹ
Trung Quốc khẳng định sẽ không tham gia các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ và Nga theo lời kêu gọi của Tổng thống Donald Trump chừng nào Washington chưa giảm số vũ khí hạt nhân bằng số vũ khí của Bắc Kinh.
Trung Quốc cảnh báo bệnh viêm phổi lạ nguy hiểm hơn cả COVID-19
Đại sứ quán Trung Quốc vừa đưa ra cảnh báo về “chứng viêm phổi gây chết người chưa rõ nguyên nhân” tới công dân nước này ở Kazakhstan, sau khi quốc gia Trung Á này báo cáo một sự gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh từ tháng 6, theo SCMP.
Loạt nghi vấn xuất hiện sau cái chết của thị trưởng Seoul
Thị trưởng thủ đô Seoul, Hàn Quốc được phát hiện đã tử vong vào đêm 9/7. Cảnh sát hiện đang điều tra theo hướng tự tử, với những nghi ngờ rằng ông tìm tới cái chết để trốn tránh cáo buộc xâm hại tình dục nhằm vào mình.
Hiểm họa ma túy và đại dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 lan rộng đến hầu hết mọi quốc gia và tàn phá cuộc sống con người, hệ thống y tế và nền kinh tế thế giới. Trong khi hầu hết cuộc sống của con người bị đình trệ, các băng nhóm tội phạm vẫn tìm mọi cách để thích ứng với tình hình, trong đó có tội phạm ma túy.
Nổ xe chở thuốc nổ làm pháo hoa, ba người thiệt mạng
Ít nhất ba người đã thiệt mạng và 11 người khác bị thương khi một xe tải chở thuốc nổ làm pháo hoa bất ngờ phát nổ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Kho tên lửa Iran lại nổ lớn đầy bí ẩn
Một nhà kho của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) gần thủ đô Tehran nổ lớn vào sáng nay (10/6), đánh dấu vụ việc mới nhất trong loạt sự cố cháy nổ bí ẩn ở Iran vài tuần gần đây.
Thị trưởng New York sơn dòng chữ “Black Lives Matter” trước tòa Tháp Trump
Thị trưởng New York, Bill de Blasio, cũng đã tham gia vào việc vẽ dòng chữ “Black Lives Matter” (Mạng sống người da màu cũng đáng giá) ngay trước thềm tòa Tháp Trump vào ngày 9/7.
Nữ Tổng thống Bolivia nhiễm COVID-19
Sau Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, Tổng thống lâm thời Bolivia là nguyên thủ mới nhất tại khu vực Mỹ Latin nhiễm COVID-19.
Quan hệ Mỹ – Trung đứng trước ngưỡng “không thể” và “có thể”
Ngày 9/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Một “cuộc chiến” được cho là có thể xảy ra trên nhiều bình diện, với dự cảm rằng mối quan hệ hai nước sẽ không thể bình thường trở lại.
Vỡ đê sông Trường Giang, hàng nghìn dân sơ tán khẩn cấp
Tân Hoa Xã ngày 9/7 đưa tin, một đoạn đê của sông Trường Giang, Trung Quốc đã bị vỡ vào đêm trước đó sau những cơn mưa xối xả liên tục, khiến hơn 9.000 người dân phải sơ tán khẩn cấp.
Thị trưởng Seoul mất tích sau tin nhắn như di chúc cho con gái
Cảnh sát Hàn Quốc ngày 9/7 cho biết, họ đang cố gắng tìm kiếm ông Park Won-soon, Thị trưởng thành phố Seoul, sau khi nhận được thông báo ông mất tích.
Mỹ – Mexico ký “thỏa thuận thương mại lớn nhất từng được thực hiện”
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Mexico Andrés Manuel López Obrador đã ký một tuyên bố chung liên quan đến Thỏa thuận mới giữa Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), mà Trump gọi là “thỏa thuận thương mại lớn nhất từng được thực hiện”.
Nga phát hiện khủng bố làm 15 quả bom hóa học ở Syria
Nga phát hiện các tay súng khủng bố đã chế tạo ít nhất 15 quả bom hóa học và có thể sẽ kích nổ chúng rồi đổ lỗi cho lực lượng trung thành với Chính phủ Syria
Tổng hợp-TT