Ông Biden mời ông Putin, Tập Cận Bình họp thượng đỉnh giữa lúc căng thẳng; Biden tuyên bố ngăn Trung Quốc ‘dẫn đầu thế giới’; Triển vọng kinh tế toàn cầu được cải thiện; Tổng thống Mỹ tổ chức họp báo đầu tiên kể từ khi nhậm chức; Tạo kỷ nguyên mới về nông nghiệp…là những tin chính được cập nhật.
Ông Biden mời ông Putin, Tập Cận Bình họp thượng đỉnh giữa lúc căng thẳng
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là hai trong số 40 nguyên thủ được Tổng thống Mỹ Joe Biden mời tham gia hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (Ảnh: Detroit News).
(DTO) Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là hai trong số 40 lãnh đạo thế giới được Tổng thống Mỹ Joe Biden mời dự hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu.
Reuters dẫn thông cáo của Nhà Trắng cho hay, Tổng thống Joe Biden sẽ mời tổng cộng 40 nguyên thủ quốc gia dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu vào ngày 22-23/4 tới. Ông Biden nói với các phóng viên rằng, hiện ông chưa chuyển lời mời này đến người đồng cấp Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhưng “họ biết là họ sẽ được mời”.
Hội nghị trên được xem là một phần nỗ lực của ông Biden coi biến đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu. Hội nghị sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến và phát trực tiếp cho công chúng theo dõi.
Lời mời được đưa ra trong bối cảnh quan hệ của Mỹ với Nga và Trung Quốc căng thẳng thời gian gần đây. Ông Biden đã “nặng lời” chỉ trích nhà lãnh đạo Nga sau khi giới tình báo Mỹ cáo buộc ông Putin trực tiếp chỉ đạo can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2020 và đứng sau nghi án đầu độc chính trị gia đối lập Alexei Navalny. Trong cuộc họp báo đầu tiên hôm 25/3, ông Biden tiếp tục chỉ trích cả ông Putin và ông Tập Cận Bình.
Tổng thống Putin tuần trước đề nghị đối thoại “nóng” với ông Biden, tuy nhiên, Nhà Trắng đã từ chối đề nghị này với lý do ông Biden rất bận với các chương trình nghị sự đầu nhiệm kỳ và sẽ đối thoại vào thời điểm thích hợp.
Biden tuyên bố ngăn Trung Quốc ‘dẫn đầu thế giới’
Biden nói sẽ ngăn Trung quốc vượt Mỹ để trở thành quốc gia mạnh nhất thế giới, đồng thời cam kết đầu tư để tiếp tục phát triển đất nước.
“Trung Quốc có mục tiêu tổng thể là trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới, thịnh vượng và quyền lực nhất thế giới. Điều đó sẽ không xảy ra dưới sự giám sát của tôi, bởi Mỹ sẽ tiếp tục phát triển”, \
Bình luận tương tự những phát biểu của ông trong chiến dịch tranh cử năm ngoái, được đưa ra vài ngày sau cuộc hội đàm cấp cao trực tiếp đầu tiên giữa quan chức Mỹ và Trung Quốc từ khi Biden lên nắm quyền, sự kiện cho thấy những tranh cãi thể hiện căng thẳng sâu sắc giữa hai nước.
Biden cho biết ông sẽ hợp tác với các đồng minh của Mỹ để buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm cho những hành động của nước này trong vấn đề Đài Loan, Hong Kong, Tân Cương và Biển Đông, đồng thời thúc giục Bắc Kinh tuân thủ quy tắc quốc tế về thương mại công bằng.
Tuy nhiên, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải sau đó cho biết mục tiêu của Bắc Kinh không phải là thay thế Washington làm quốc gia dẫn đầu thế giới.
Triển vọng kinh tế toàn cầu được cải thiện
– Triển vọng kinh tế toàn cầu được cải thiện và tiến triển trong việc tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh vi-rút corona (COVID-19) đã thúc đẩy lợi suất trái phiếu tại khu vực Đông Á mới nổi. Tới cuối năm 2020, các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ trong khu vực này đã tăng lên tới mức 20,1 nghìn tỉ USD, theo ấn bản mới nhất của báo cáo Giám sát Trái phiếu Châu Á do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố. Tâm lý của nhà đầu tư và các điều kiện tài chính cũng được cải thiện.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nhận định, các thị trường trái phiếu ở Đông Á mới nổi tiếp tục tăng trưởng, huy động nguồn vốn cho việc phục hồi bền vững của khu vực sau đại dịch. Các chiến dịch tiêm chủng thành công, lập trường chính sách tiền tệ thích ứng và việc nới lỏng hạn chế đang thúc đẩy các hoạt động kinh tế và đẩy nhanh quá trình phục hồi lên mức cao hơn”.
Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc); Hồng Kông, Trung Quốc; Indonesia; Hàn Quốc; Malaysia; Philippines; Singapore; Thái Lan và Việt Nam.
Theo báo cáo, các đợt tiêm chủng vắc-xin đã bắt đầu tại hầu hết các thị trường trong khu vực, giúp củng cố lòng tin. Đồng thời, tính bất định của quỹ đạo đại dịch, đặc biệt liên quan tới các biến chủng mới và khả năng gia tăng các ca lây nhiễm, tiếp tục đè nặng lên triển vọng tăng trưởng. Việc tiếp cận vắc-xin không đồng đều và khả năng điều chỉnh giá tài sản do tăng lãi suất dài hạn cũng mang lại những rủi ro.
Lợi suất trái phiếu chính phủ tại hầu hết các nền kinh tế phát triển và các thị trường Đông Á mới nổi đã gia tăng trong giai đoạn từ ngày 31 tháng 12 năm 2020 tới ngày 15/2/2021. Trong khi đó, tâm lý nhà đầu tư được cải thiện giúp thúc đẩy hầu hết các thị trường vốn cổ phần và đồng tiền trong khu vực. Dòng vốn đổ vào các thị trường trái phiếu và vốn cổ phần của khu vực cũng phục hồi trong quý cuối cùng của năm 2020.
Tổng thống Mỹ tổ chức họp báo đầu tiên kể từ khi nhậm chức
(ĐCSVN) – Ngày 26/3 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tổ chức cuộc họp báo chính thức đầu tiên kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ tại Nhà Trắng kể từ khi nhậm chức, trong đó ông đã đề cập đến một loạt vấn đề trọng tâm mà nước Mỹ đang phải đối mặt trong tình hình hiện nay.
Mở đầu cuộc họp, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh đến thành công của Mỹ trong nỗ lực đối phó với đại dịch COVID-19. Ông cho biết, đã đặt mục tiêu chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 mới lên 200 triệu liều trong 100 ngày đầu tiên của ông trên cương vị Tổng thống. Ông Joe Biden cho biết, mục tiêu tiêm được 100 triệu liều vaccine cho người dân Mỹ trong 100 ngày đầu tiên đã đạt được vào tuần trước, vào ngày thứ 58, sớm hơn 42 ngày so với kế hoạch ban đầu.
“Tôi biết đó là mục tiêu đầy tham vọng, gấp đôi mục tiêu ban đầu, không một quốc gia nào khác trên thế giới đạt được mục tiêu đó”, Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh.
Hiện trung bình, Mỹ ghi nhận hơn 50.000 ca nhiễm COVID-19 mới mỗi ngày. Con số này đã giảm đáng kể so với thời kỳ đỉnh dịch vào tháng 1 vừa qua khi Mỹ ghi nhận mỗi ngày có hơn 250.000 ca dương tính với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, tốc độ lây lan dịch COVID-19 của Mỹ vẫn cao thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Brazil. Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 26/3, nước Mỹ ghi nhận đã có gần 30,8 triệu ca nhiễm và gần 560 nghìn ca tử vong vì COVID-19.
Tạo kỷ nguyên mới về nông nghiệp
SGGP 25% diện tích đất nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) sẽ được dành cho nông nghiệp hữu cơ vào năm 2030. Mục tiêu này đã được đưa vào Kế hoạch hành động hữu cơ của Ủy ban châu Âu (EC), được thông qua ngày 25-3.
Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề nông nghiệp Janusz Wojciechowski, đến nay mới chỉ có 8,5% diện tích đất nông nghiệp của EU được canh tác hữu cơ.
Kế hoạch của EC vạch ra 23 hoạt động được cơ cấu theo 3 hướng gồm thúc đẩy tiêu dùng, tăng sản lượng và cải thiện hơn nữa tính bền vững của ngành nông nghiệp hữu cơ để đảm bảo sự tăng trưởng cân bằng. Do sự khác biệt giữa các nước EU về canh tác hữu cơ, mỗi quốc gia thành viên được khuyến khích xây dựng kế hoạch hành động riêng mình để đáp ứng nhu cầu cụ thể của mỗi nước, hướng tới mục tiêu chung của EU.
Áo hiện là nước duy nhất vượt mục tiêu này với việc dành 26% diện tích đất nông nghiệp cho nông nghiệp hữu cơ. Các quốc gia đi sau bao gồm Bulgaria, Romania, Ireland, Hà Lan, Ba Lan và Malta với 3% hoặc dưới mức 3% diện tích đất nông nghiệp dành cho lĩnh vực trên.
Để hỗ trợ mục tiêu tăng tốc ngành nông nghiệp hữu cơ, EC sẽ tăng cường hỗ trợ về tài chính và chính sách. Trong năm nay, EU sẽ chi 49 triệu EUR (57,94 triệu USD) để quảng bá các sản phẩm hữu cơ và 27% tổng ngân sách để thúc đẩy nhu cầu nông sản trong và ngoài khối. Trong giai đoạn 2023-2027, chương trình trợ cấp nông nghiệp của EU sẽ dành 38-58 tỷ EUR để phát triển nền nông nghiệp sinh thái và canh tác hữu cơ.
Kế hoạch của EU đã nhận được sự ủng hộ của Tổ chức Nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM), gọi đây là “kỷ nguyên mới của chuyển đổi hệ thống thực phẩm”. Trong 10 năm qua, diện tích đất nông nghiệp theo hướng hữu cơ ở châu Âu (hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, phân bón tổng hợp và sinh vật biến đổi gien) đã mở rộng hơn 60% và chiếm gần 9% diện tích đất nông nghiệp trên toàn khối.
Nông nghiệp tạo ra khoảng 10% lượng khí thải nhà kính của EU và cũng là lĩnh vực hứng chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu khi những đợt nắng nóng kỷ lục và hạn hán kéo dài làm giảm năng suất một số loại cây trồng.
Ấn Độ khẩn cấp ngăn chặn làn sóng dịch bệnh
SGGP Ấn Độ đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai sau nhiều tháng số ca nhiễm giảm mạnh. Đáng chú ý, một loại bệnh bí hiểm lây nhiễm hàng trăm người đã và đang làm nhiều người lo lắng.
Số trường hợp mắc Covid-19 tại Ấn Độ đang tăng mạnh. Chỉ riêng ngày 24-3, Ấn Độ ghi nhận 53.476 trường hợp mắc mới, con số cao nhất kể từ tháng 10-2020. Tốc độ lây lan của làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai ở Ấn Độ đã khiến các chuyên gia lo ngại. Họ cho biết nguyên nhân có thể do những thay đổi trong hành vi sinh hoạt, làm suy giảm khả năng miễn dịch của những người đã nhiễm trước đó và ảnh hưởng của các biến thể mới.
So với nhiều quốc gia, Ấn Độ đang ở vị thế tốt khi có nguồn cung vaccine Covid-19 sẵn sàng nhờ vào năng lực sản xuất trong nước. Khoảng 50 triệu người ở Ấn Độ, tương đương 4% dân số, đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine Covid-19. Ấn Độ cũng đã xuất khẩu 60 triệu liều vaccine Covid-19 đến các quốc gia khác. Điều này làm dấy lên lo ngại ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng ngay tại Ấn Độ. Khi các ca mắc Covid-19 gia tăng, Ấn Độ đang chạy đua để tăng cường tiêm chủng. Chính phủ Ấn Độ khẳng định, tất cả công dân từ 45 tuổi trở lên sẽ đủ điều kiện tiêm vaccine bắt đầu từ ngày 1-4.
Điều đáng lo ngại là các cuộc bầu cử ở một số bang lớn của Ấn Độ sẽ diễn ra vào tháng 5. Trong khi đó, lễ hội Hindu bắt đầu từ ngày 1-4, dự kiến thu hút khoảng 10 triệu người hành hương đến sông Hằng ở Haridwar (bang Uttarakhand), được cảnh báo là điều kiện khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao. Các nhà khoa học cho biết khi các ca bệnh giảm và các hạn chế liên quan đến đại dịch được dỡ bỏ, người Ấn Độ đã có phần chủ quan. Ông Rakesh Mishra, Giám đốc Trung tâm Sinh học tế bào và phân tử ở Hyderabad, một trong những phòng thí nghiệm sàng lọc các biến thể Covid-19 mới, cho biết: “Nguyên nhân chính là sự lỏng lẻo và mọi người mất cảnh giác”.
Có những dấu hiệu cho thấy dịch Covid-19 đang lây lan giữa các quần thể mới. Tại thành phố Mumbai, khoảng 90% trường hợp mắc Covid-19 trong làn sóng thứ hai đến từ các khu dân cư khác với nhiều khu ổ chuột có đông dân cư. Theo các quan chức Ấn Độ, việc truy vết rất khó, đặc biệt mỗi ngày hàng triệu người đi lại bằng xe buýt và tàu hỏa.
Trong khi đang đối phó với làn sóng thứ hai của dịch Covid-19, Ấn Độ đã có thêm một loại dịch bệnh bí hiểm. Khoảng 650 người có triệu chứng của một căn “bệnh lạ” ở vùng Eluru, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ kể từ tháng 12-2020 đến nay. Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, co giật và thậm chí bất tỉnh. Phần lớn những người bị ốm là trẻ em, trong đó một số trẻ chỉ mới 4 tuổi.
Mặc dù một số người đưa ra giả thuyết rằng những bệnh nhân mắc bệnh đã bị mắc Covid-19, nhưng tất cả các xét nghiệm đều cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Một hội đồng đa ngành của chính quyền bang đã được giao nhiệm vụ điều tra nguyên nhân của căn bệnh này. Một nhóm chuyên gia của chính phủ trung ương cũng được cử đến để điều tra. Các chuyên gia cho biết một nghiên cứu dài hạn về thức ăn và nước uống tại khu vực nhiễm bệnh sẽ được tiến hành trong vài tháng tới để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Tổng thống Mỹ đề xuất với Thủ tướng Anh kế hoạch đối đầu ‘Vành đai con đường’
(VTC News) – Ông Biden cho biết đã gợi ý với Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 26/3 rằng các nước nên có kế hoạch cạnh tranh với sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã gợi ý với Thủ tướng Anh Boris Johnson trong một cuộc điện đàm hôm 26/3, rằng các nước nên có kế hoạch cơ sở hạ tầng để cạnh tranh với sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
“Tôi đề nghị rằng chúng ta nên có, về cơ bản, một sáng kiến tương tự, từ các quốc gia dân chủ, để giúp đỡ những cộng đồng trên toàn thế giới mà trên thực tế đang cần được giúp đỡ”, ông Biden nói.
Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc là kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá hàng nghìn tỷ USD do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra vào năm 2013, liên quan đến các dự án phát triển và đầu tư trải dài từ Đông Á sang châu Âu.
Dự án sẽ mở rộng đáng kể ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Trung Quốc, gây lo ngại cho Mỹ và các nơi khác.
Ông Biden cho biết sẽ ngăn Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia mạnh nhất thế giới, đồng thời cam kết đầu tư để đảm bảo Mỹ giành ưu thế trong cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa hai nền kinh tế.
Tân Tổng thống Mỹ dự định tiết lộ kế hoạch trị giá hàng nghìn tỷ USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng vào tuần tới. Ông cho biết điều này sẽ đảm bảo Mỹ tăng cường đầu tư vào các công nghệ mới đầy hứa hẹn, như điện toán lượng tử, trí tuệ nhân tạo và công nghệ sinh học.
Trong khi bày tỏ quan ngại và tìm cách khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư cho các dự án ở nước ngoài để cạnh tranh với các dự án của BRI, Washington vẫn chưa thuyết phục được các nước rằng họ có thể đưa ra giải pháp thay thế.
Hơn 100 quốc gia đã ký thỏa thuận với Trung Quốc để hợp tác trong các dự án BRI như đường sắt, cảng, đường cao tốc và các cơ sở hạ tầng khác. Theo dữ liệu của Refinitiv, tính đến giữa năm 2020, hơn 2.600 dự án với chi phí 3,7 nghìn tỷ USD đã được liên kết với sáng kiến này.
*** Kênh đào Suez tắc đường, Nga đề xuất tuyến đường mới siêu ngắn
Nga đề xuất các hãng vận tải biển sử dụng tuyến đường biển phương Bắc, chạy dọc lãnh thổ Nga ở Bắc Cực thay cho tuyến đường truyền thông qua kênh đào Suez.
Hơn 300 người biểu tình Myanmar thiệt mạng, gần 1.000 người khác được thả
Các nhà quan sát Myanmar xác nhận ít nhất 320 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình ở Myanmar, trong khi chính quyền quân sự đã vừa thả tự do cho khoảng gần 1.000 người khác bị bắt giam trước đó.
Va chạm tàu hỏa khiến ít nhất gần 100 người thương vong
Theo thông tin từ Bộ Y tế Ai Cập, ít nhất 32 người thiệt mạng và 66 người khác bị thương sau vụ va chạm tàu ở gần thành phố Sohag hôm nay (26/3).
Vaccine COVID-19 phủ bóng lên hội nghị thượng đỉnh EU
Lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) tiến hành cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến trong hai ngày 25, 26/3 với chủ đề bao trùm là “cuộc chiến” đảm bảo nguồn cung vaccine COVID-19 và cách thức cân bằng quan hệ với các cường quốc.
Cuộc họp báo đầu tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden
Trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 25/3 tuyên bố tạo sức ép với Trung Quốc phải tuân theo các quy tắc quốc tế, chỉ trích các đối thủ Đảng Cộng hòa của ông và bảo vệ chính sách về trẻ em vượt biên giới sang Mỹ từ Mexico.
Trung Quốc đang tìm kiếm điều gì ở Trung Đông?
Vài ngày sau cuộc gặp mặt đầy căng thẳng với Ngoại trưởng Mỹ ở Alaska, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có mặt ở Trung Đông, nơi chính quyền mới ở Washington chưa thể hiện rõ chính sách tiếp cận.
Nga lần đầu hé lộ tình trạng trong tù của Navalny
Giới chức Nga cho hay nhân vật đối lập tai tiếng Navalny đã được kiểm tra y tế và tình hình sức khỏe của ông này về cơ bản là tốt.
Bé trai 6 tuổi sống sót kỳ diệu sau khi rơi từ tầng 12
Một em bé 6 tuổi nằm bất động vài giây rồi nhổm dậy sau khi rơi từ tầng 12 một tòa chung cư ở thành phố Ufa của Nga.
Liban bế tắc trong việc thành lập chính phủ mới
Tổng thống Liban Aoun đã kêu gọi Thủ tướng al-Hariri khẩn trương thành lập chính phủ mới để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, không có thỏa thuận nào về việc thành lập nội các mới của Liban sau cuộc họp ngày 22-3 giữa Tổng thống Michel Aoun và Thủ tướng được chỉ định Saad al-Hariri.
Tàu vũ trụ Nga “bắn” 36 vệ tinh Internet lên quỹ đạo
Tên lửa đẩy vũ trụ Soyuz của Nga đã đưa 36 vệ tinh OneWeb lên không gian, phục vụ tham vọng phủ sóng Internet cho toàn cầu.
Israel: Bầu cử liệu có giải quyết được khủng hoảng?
Ngày 23-3, người Israel đi bỏ phiếu bầu cử lần thứ tư trong vòng 2 năm để bầu ra quốc hội mà chưa lần nào có được một chính phủ ổn định để đưa đất nước thoát khỏi những vấn đề khó khăn. Canh bạc lần này của ông Benjamin Netanyahu được đặt vào thành công của chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 vừa qua. Nhưng, thách thức còn nhiều và chưa ai dám chắc cuộc bầu cử lần này sẽ giải quyết được khủng hoảng chính trị dai dẳng.
Tàu chiến Nga mang tên lửa siêu vượt âm ra khơi
Tàu khu trục Đô đốc Gorshkov thuộc Đề án 22350 của quân đội Nga được điều động tới biển Barents cùng tên lửa siêu vượt âm Zircon để tiến hành các cuộc thử nghiệm cuối cùng.
Nhà máy của AstraZeneca bị cảnh sát Italia kiểm tra đột xuất
La Repubblica ngày 25/3 đưa tin, một nhà máy của hãng dược phẩm AstraZeneca đã bị cảnh sát Italia kiểm tra theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tuần qua. Giới chuyên gia nhận định, đây là một trong những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa EU và AstraZeneca ngày càng trở nên rạn nứt.
Phiến quân Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay Mỹ ở Yemen
Nhóm phiến quân Houthi tuyên bố đã khai hỏa tên lửa trúng một máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper trị giá gần 20 triệu của Mỹ trên bầu trời miền Trung Yemen.
Súng đạn – Bài toán chưa có lời giải trên đất Mỹ
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 24/3 nhấn mạnh mục tiêu cấm các loại vũ khí tấn công ở Mỹ, đồng thời hối thúc quốc hội nước này thông qua các dự luật siết chặt kiểm soát súng đạn, sau khi các vụ xả súng đẫm máu đã liên tiếp xảy ra chỉ trong vòng một tuần qua tại Mỹ làm 18 người thiệt mạng.
Kênh đào Suez bị bịt kín
Tàu chở container cỡ lớn Evergreen treo cờ Panama gặp sự cố khi đang di chuyển qua kênh đào Suez, khiến tuyến hàng hải trọng yếu của thế giới bị tê liệt hoàn toàn.
Quân đội Myanmar thả hàng trăm người biểu tình
Reuters đưa tin, chính quyền quân sự Myanmar ngày 24/3 đã trả tự do cho hàng trăm người biểu tình bị bắt trước đó, trong khi “cuộc đình công im lặng” vẫn đang diễn ra tại thành phố Yangon nước này.
Tổng hợp-TT