9% người nước ngoài ở Việt Nam có thu nhập trên 250.000 USD/năm; “Vũ khí” giúp Mỹ ngược dòng “sóng thần” Covid-19; Việt Nam đề nghị Anh chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19; Giá dầu sụt 3,5% vì Covid bùng phát ở châu Á; Số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng nhanh ở nhiều nước châu Á, Thế giới có 165.517.863 ca nhiễm Covid 19…là những tin chinh được cập nhật.
9% người nước ngoài ở Việt Nam có thu nhập trên 250.000 USD/năm
Việt Nam nằm trong top 10 nơi tốt nhất đối với người nước ngoài từ năm 2014 – Ảnh: Booking.com.
(vneconomy.vn) Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tàn phá các nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn duy trì vị trí trong top 10 nơi tốt nhất để sinh sống và làm việc đối với người nước ngoài.
Theo khảo sát Expat Insider 2021 vừa công bố của tổ chức Internations, Việt Nam đứng thứ 10 trong 59 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng. Đây là năm thứ 7 liên tiếp Việt Nam xuất hiện trong top 10 của bảng xếp hạng này.
Đáng chú ý, Việt Nam dẫn đầu thế giới ở tiêu chí Chi phí sinh hoạt và Tài chính cá nhân. 90% người được khảo sát cho biết thu nhập khả dụng của họ tại Việt Nam thừa để chia trả mọi nhu cầu trong cuộc sống – tỷ lệ cao nhất thế giới (trung bình toàn cầu là 77%). Trên thực tế, Việt Nam luôn nằm trong top 5 ở tiêu chí chi phí sinh hoạt trong khảo sát này kể từ năm 2014.
85% người được cho biết họ hài lòng với tình hình tài chính cá nhân tại Việt Nam, so với 48% toàn cầu. 9% người nước ngoài ở Việt Nam cho biết họ có thu nhập trên 250.000 USD/năm (tỷ lệ trung bình toàn cầu là 3%).
Việt Nam là nơi mà người nước ngoài có mức độ hài lòng trong công việc nói chung cao nhất thế giới. 45% người được hỏi cho biết họ chuyển tới Việt Nam vì công việc, so với tỷ lệ 33% toàn cầu.
63% người cảm thấy dễ ổn định cuộc sống tại Việt Nam, đánh giá người dân thân thiện, dễ kết bạn, so với tỷ lệ trung bình 44% toàn cầu.
“Tôi thích sống ở Việt Nam. Ở đây chi phí sinh hoạt rẻ, người dân thân thiện, đồ ăn ngon và cuộc sống thoải mái”, một người Mỹ sống tại Việt Nam chia sẻ.
Tuy vậy, 11% người được hỏi cho biết dịch bệnh Covid-19 hiện tại có ảnh hưởng tới tình hình tài chính cá nhân của họ khi sống tại Việt Nam, cao hơn so với tỷ lệ 8% toàn cầu.
“Vũ khí” giúp Mỹ ngược dòng “sóng thần” Covid-19
(DTO) Làn sóng Covid-19 nghiêm trọng chưa từng có với sự xuất hiện của các biến chủng mới đã làm lung lay nhiều “thành trì” chống dịch của thế giới, song Mỹ đang cho thấy điều ngược lại.
Vũ khí giúp Mỹ ngược dòng sóng thần Covid-19 – 1
Nước Mỹ “ngược dòng”
Trong khi nhiều nơi trên thế giới đang chật vật đối phó với làn sóng bùng phát Covid-19 nghiêm trọng chưa từng có do sự xuất hiện của các biến chủng mới, Mỹ đã dần kiểm soát được đại dịch nhờ các biện pháp như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, tiêm chủng vắc xin và cộng thêm cả sự may mắn.
Chiến thuật “câu giờ” và giải mã biến chủng
Các chuyên gia chỉ ra một loạt yếu tố giúp Mỹ né được làn sóng Covid-19 nghiêm trọng nhất từ trước đến nay mà nhiều nước phải trải qua gồm đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, các biện pháp hạn chế khác và cả tính chất lây lan theo mùa của virus. Những yếu tố này giúp Mỹ có thời gian để tiêm phòng cho hàng chục triệu người khi biến chủng bắt đầu xuất hiện. Họ cũng may mắn hơn bởi không giống các biến chủng khác, B.1.17 không thể né vắc xin.
Chương trình tiêm chủng vượt bậc
Hôm 13/5, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã ra hướng dẫn nêu rõ, bất cứ ai đã tiêm chủng đầy đủ đều có thể tham gia các sự kiện trong nhà hay ngoài trời, lớn hay nhỏ mà không cần đeo khẩu trang hay thực hiện giãn cách xã hội.
Thông báo này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến dịch ứng phó Covid-19 của Mỹ và mang đến hy vọng Mỹ có thể sớm trở lại cuộc sống bình thường khi ngày càng có nhiều người tiêm chủng.
“Tôi nghĩ đó là một cột mốc vĩ đại, một ngày tuyệt vời, có thể thực hiện được nhờ thành công phi thường mà chúng ta đã có trong việc tiêm chủng nhanh chóng cho rất nhiều người Mỹ”, Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng cùng ngày.
Gần 60% người trưởng thành ở Mỹ đã được tiêm một hoặc hai mũi vắc xin, hơn 40% đã được tiêm chủng đầy đủ. Trung bình, mỗi ngày Mỹ tiêm chủng gần 2,7 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19, thậm chí ở giai đoạn đỉnh điểm, con số này lên tới xấp xỉ 3,4 triệu liều.
Do vậy, mặc dù đã nới lỏng quy định đeo khẩu trang, giãn cách xã hội nhờ chương trình tiêm chủng, giới chức Mỹ vẫn khuyến cáo người dân không nên chủ quan phòng dịch.
Việt Nam đề nghị Anh chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19
(vnexpress.net) Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Anh tạo điều kiện về cung ứng vaccine Covid-19 và xem xét chuyển giao công nghệ sản xuất cho Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hôm nay điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Anh Dominic Raab từ Hà Nội. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chúc mừng Anh đạt được những thành quả quan trọng trong kiểm soát Covid-19, đặc biệt là việc Anh là nước đi đầu ở châu Âu và thế giới trong triển khai tiêm vaccine. Ông đề nghị Anh tạo điều kiện cung ứng vaccine và xem xét chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Giá dầu sụt 3,5% vì Covid bùng phát ở châu Á
(vneconomy.vn) Giá dầu thế giới giảm hơn 2 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (19/5), khi giới đầu tư lo ngại về dịch Covid-19 bùng phát ở châu Á…
Giá dầu thế giới giảm hơn 2 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (19/5), khi giới đầu tư lo ngại dịch Covid-19 bùng phát ở châu Á sẽ gây suy giảm nhu cầu tiêu thụ dầu. Ngoài ra, thị trường còn lo rằng lạm phát tăng sẽ dẫn tới thắt chặt chính sách tiền tệ, khiến tăng trưởng kinh tế chững lại.
Lúc đóng cửa, giá dầu Brent giao sau tại thị trường London giảm 2,22 USD/thùng, tương đương giảm 3,2%, còn 66,49 USD/thùng.
Trước đó, giá dầu Brent giảm 1,1% trong phiên ngày thứ Ba, dù có lúc vượt 70 USD/thùng .
Tại thị trường New York, giá dầu WTI giao sau mất 2,3 USD/thùng, tương đương giảm 3,5%, còn 63,19 USD/thùng. Giá dầu WTI đã giảm 1,2% trong phiên ngày thứ Ba.
*** Số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng nhanh ở nhiều nước châu Á
(ĐCSVN) – Châu Á trở thành khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (47.900.116 ca). Với 46.304.215 ca mắc, châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng thứ hai. Tiếp đến là Bắc Mỹ với 39.324.030 ca và Nam Mỹ với 27.164.981 ca. Châu Phi (4.757.201 ca) và châu Đại Dương (66.599 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.
Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 20/5 cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 165.517.863 ca, trong đó 3.430.586 ca tử vong và 145.781.003 ca đã được chữa khỏi.
Trong ngày hôm qua, Mỹ – nước chịu ảnh hưởng nhất của đại dịch COVID-19 – ghi nhận số ca nhiễm mới là 25.110 ca, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 33.797.270 ca, trong đó 601.896 ca tử vong.
Chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai bởi đại dịch là Ấn Độ. Trong ngày 19/5, Ấn Độ thông báo có thêm 276.261 ca nhiễm mới, 3.880 ca tử vong vì bệnh COVID-19. Đây là ngày thứ ba liên tiếp số ca nhiễm mới ở nước này giảm xuống ở dưới ngưỡng 300.000 ca. Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 vẫn còn ở mức cao, Ấn Độ tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu giường bệnh và oxy y tế để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19.
Brazil trở thành quốc gia đứng thứ ba thế giới về số ca mắc với 15.812.055 ca và số ca tử vong là 441.691. Riêng ngày hôm qua, nước này ghi nhận thêm 76.570 ca nhiễm mới, 2.312 ca tử vong.
Châu Á trở thành khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (47.900.116 ca). Với 46.304.215 ca mắc, châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng thứ hai. Tiếp đến là Bắc Mỹ với 39.324.030 ca và Nam Mỹ với 27.164.981 ca. Châu Phi (4.757.201 ca) và châu Đại Dương (66.599 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.
Tại Bắc Mỹ, Mexico là quốc gia có số ca mắc COVID-19 đứng thứ hai (sau Mỹ – quốc gia dẫn đầu khu vực và thế giới về số ca mắc và tử vong). Trong 24 giờ qua, nước này xác nhận thêm 2.767 ca mắc COVID-19 và 257 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc lên 22.385.512 ca, trong đó 220.746 ca tử vong.
Tại Nam Mỹ, sau Brazil, Argentina là nước chịu ảnh hưởng lớn thứ hai bởi đại dịch với 3.411.160 ca nhiễm, trong đó 72.265 ca đã tử vong.
Tại châu Phi, chiến dịch tiêm phòng COVID-19 ở châu Phi đang bị chậm trễ và tụt hậu khá xa so với các khu vực khác do thiếu hụt nguồn cung vaccine và tài chính. Mục tiêu của lục địa này là tiêm chủng cho 30-35% dân số vào cuối năm nay và 60% dân số trong 2-3 năm tới. Nam Phi là nước ghi nhận số ca mắc cao nhất với 1.621.362 ca, trong đó 55.507 ca tử vong.
Châu Đại Dương là khu vực bị ảnh hưởng ít nhất bởi đại dịch. Trong đó, Australia ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhiều nhất với 29.992 ca, trong nhiều ngày qua, nước này không ghi nhận thêm trường hợp tử vong mới, vẫn dừng ở mức 910 ca, số ca nhiễm mới theo ngày cũng rất ít.
Tại châu Âu, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 19/5 đã nhất trí sẽ mở cửa trở lại biên giới của khối đối với cho những người đã tiêm đủ vaccine phòng COVID-19. Cùng ngày, người dân Pháp không thể giấu được sự vui mừng khi được lại được thực hiện những thói quen cũ như nhâm nhi tách cà phê ngoài hàng quán, chuẩn bị được đi xem phim ở rạp hay tham quan viện bảo tàng. Sau hơn 6 tháng áp đặt các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19, nước Pháp đã nới lỏng các hạn chế, theo đó các quán cà phê và nhà hàng có khoảng sân hoặc vườn trên sân thượng có thể phục vụ khách ăn, uống ngoài trời, trong khi các bảo tàng, rạp chiếu phim và rạp hát cũng sẽ mở cửa trở lại. Đây là một phần trong giai đoạn 2 của kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa. Sau đó, các nhà hàng sẽ được phép phục vụ trong nhà từ ngày 9/6 và nền kinh tế Pháp mở cửa trở lại hoàn toàn vào ngày 30/6 tới.
Tại châu Á, Thái Lan tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới và số người tử vong do COVID-19 ở mức cao, với 3.394 ca nhiễm mới, trong đó có 1.498 ca được phát hiện trong các nhà tù, và 29 ca tử vong. Như vậy, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 116.949 ca mắc COVID-19 kể từ khi đại dịch bùng phát đầu năm ngoái, trong đó có 678 người không qua khỏi. Chỉ riêng trong làn sóng COVID-19 thứ ba từ đầu tháng 4 vừa qua, quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận tổng cộng 88.086 ca mắc. Chính quyền vùng đô thị Bangkok (BMA) ngày 19/5 đã mở bệnh viện dã chiến thứ 6 tại chùa Wat Sri Sudaram với 200 giường cho các trường hợp mắc COVID-19 không triệu chứng và những người có triệu chứng nhẹ. Trước đó, chiều 18/5, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) của Chính phủ Thái Lan đã khuyến cáo người dân tại 16 quận của thủ đô Bangkok thận trọng trong bối cảnh vẫn chưa kiểm soát được 21 ổ dịch tại các quận này. Tính đến ngày 18/5, Bangkok có 29 ổ dịch tại 19 quận.
Bộ Y tế Campuchia ngày 19/5 ra thông báo thêm 393 ca mắc COVID-19 ở nuớc này, gồm 392 ca lây nhiễm cộng đồng và một ca nhập cảnh, nâng tổng số ca mắc tại Campuchia từ đầu mùa dịch đến nay vượt ngưỡng 23.000 người. Như vậy, đến nay Campuchia đã ghi nhận tổng cộng 23.282 ca mắc COVID-19, trong đó 22.646 ca liên quan đến “sự cố cộng đồng ngày 20/2” và 159 ca tử vong.
Lào thông báo ghi nhận 50 ca mắc mới, trong đó có 39 ca lây nhiễm cộng đồng và 11 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Huyện Ton Pheung, thuộc tỉnh Bokeo, Bắc Lào có số ca nhiễm cao nhất với 21 ca, tiếp đến là thủ đô Viêng Chăn với 16 ca. Đáng chú ý, trong ngày 18/5, huyện Ton Pheung lấy mẫu xét nghiệm 25 trường hợp thì có tới 21 ca dương tính với COVID-19, điều này cho thấy mức độ lây lan cao tại khu vực này, tập trung chủ yếu tại Đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng do Trung Quốc đầu tư. Kể từ khi xuất hiện làn sóng dịch COVID-19 thứ 2 tại Lào, đặc khu kinh tế Tam giác Vàng đã ghi nhận gần 500 trăm ca lây nhiễm trong cộng đồng – chỉ sau thủ đô Viêng Chăn – trong đó có nhiều người nước ngoài. Đến nay Lào đã ghi nhận tổng cộng 1.737 ca mắc COVID-19, trong đó có trên 1.600 ca được phát hiện từ cuối tháng 4 đến nay và chỉ ghi nhận 2 trường hợp tử vong.
Malaysia ngày 19/5 thông báo ghi nhận 6.075 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên 485.469, trong đó 1.994 ca tử vong. Hệ thống y tế nước này đang hoạt động tối đa công suất và có nhiều ý kiến trong giới y tế kêu gọi phong tỏa toàn diện để khống chế dịch bệnh. Hiện nay Malaysia đang thực hiện Lệnh hạn chế dịch chuyển lần thứ 3 kể từ khi đại dịch bùng phát. Đợt hạn chế này bắt đầu từ ngày 12/5 và dự kiến kéo dài tới ngày 7/6. Tuy nhiên, đợt hạn chế này nới lỏng hơn nhiều so với 2 đợt trước, theo đó hầu hết các lĩnh vực kinh tế được tiếp tục hoạt động trên cơ sở tuân thủ các quy định phòng dịch.
Tại các khu vực khác của châu Á, ngày 19/5, nhà chức trách Đài Loan (Trung Quốc) đã nâng mức cảnh báo về đại dịch COVID-19 trong bối cảnh vùng lãnh thổ này ghi nhận thêm 267 ca nhiễm mới. Như vậy, chỉ trong vòng 5 ngày, số bệnh nhân COVID-19 tại Đài Loan đã tăng thêm hơn 1.200 người. Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, chính quyền Đài Loan đã áp đặt mức cảnh báo cấp độ 3 đối với toàn bộ hòn đảo này. Theo đó, các địa điểm giải trí, thư viện, trung tâm thể dục thể thao và các cơ sở sinh hoạt cộng đồng phải đóng cửa, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, trong khi các cuộc tụ họp giới hạn số người tham gia ở mức không quá 5 người trong không gian kín và không quá 10 người khi ở ngoài trời. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 ở Đài Loan là 2.533 ca.
Hàn Quốc ghi nhận thêm 654 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 19/5, trong đó có 637 ca lây nhiễm cộng đồng, nâng tổng số ca mắc lên 133.471 người. Ngoài ra, nước này cũng ghi nhận thêm 8 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số lên 1.912 ca. Giới chức y tế Hàn Quốc vẫn đang cảnh giác trước nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm mới khi các ổ dịch mới liên tục được phát hiện và số ca nhiễm biến thể mới của virus ngày một tăng./.
*** “Nỗ lực hàn gắn lịch sử” của Quốc hội Mỹ vì cộng đồng người gốc Á
Dự luật chống hận thù đối với người gốc Á chính thức được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký thành luật vào ngày 20/5, sau khi được thông qua bởi các cuộc bỏ phiếu ở Thượng viện và Hạ viện nước này.
Sắc tộc, và còn gì nữa?
Ba ngày giao tranh dữ dội trên biên giới Tajikistan – Kyrgyzstan cuối tháng Tư vừa qua đã tạm khép lại, với những nỗ lực ngoại giao cần thiết của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước láng giềng lớn trong khu vực như Nga hay Uzbekistan. Tuy nhiên, nguyên nhân đích thực và cốt lõi của mối hiềm khích cũng như lần xung đột này là gì, dường như vẫn chưa có một câu trả lời rõ ràng.
Ông Trump phản đối cuộc điều tra chống lại mình
Trong một diễn biến khác, Hạ viện Mỹ ngày 19/5 đã bỏ phiếu thành lập một ủy ban độc lập để điều tra vụ bạo loạn tại Điện Capitol, thủ đô Washington, ngày 6/1 của những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump.
Khoản “thừa kế trách nhiệm” của nước Mỹ
Theo một số hãng truyền thông Mỹ, chính quyền của Tổng thống Joe Biden lại đang có những động thái ngăn chặn nỗ lực chung của Trung Quốc, Na Uy và Tunisia nhằm thuyết phục Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra tuyên bố chung kêu gọi các bên chấm dứt xung đột…
Công ty của ông Trump bị điều tra hình sự
Cơ quan tố tụng của Quận Manhattan, New York, Mỹ, mới đây đã mở cuộc điều tra đối với tổ chức Trump Organization liên quan đến cáo buộc gian lận tài chính và trốn thuế, vốn dĩ bị cựu Tổng thống Mỹ coi là “cuộc săn phù thủy chính trị”.
Một công ty, một chính quyền
Không phải là lần đầu tiên trong lịch sử, chắc chắn là như vậy. Song, ngày 2-5-1670, với việc cấp sắc lệnh trao đặc quyền vĩnh viễn cho Công ty Vịnh Hudson (Hudson’s Bay Company), nhà vua Charles Đệ nhị của Anh quốc đã chính thức đưa ra một lời dự báo, hay nói đúng hơn là kiến tạo một hướng đi, khi các doanh nghiệp có thể sở hữu được quyền lực với mức độ đủ sức cản trở các quốc gia.
Israel đánh chìm tàu ngầm của Hamas
Israel triển khai chiến hạm phóng tên lửa phá huỷ một tàu ngầm không người lái của Hamas trong bối cảnh các cuộc tấn công qua lại giữa hai bên chưa hạ nhiệt.
Đòi hỏi sự tỉnh táo của những cái đầu lạnh
Đây không phải là lần đầu tiên Palestine và Israel xảy ra xung đột, nhưng bối cảnh phức tạp hiện nay cho thấy cả hai bên đều có những toan tính riêng. Với tiến trình hòa bình Trung Đông, liệu “cuộn chỉ rối” sẽ được gỡ đến đâu tùy thuộc vào bước đi tiếp theo của các bên trong những ngày sắp tới, mà việc này trước hết đòi hỏi sự tỉnh táo của những cái đầu lạnh. Bên cạnh đó, ai sẽ là người gỡ rối “cuộn chỉ” này?
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống bạo lực với người gốc Á
Hạ viện Mỹ tối 18/5 đã thông qua Dự luật chống Tội phạm hận thù trong dịch COVID-19, một nỗ lực nhằm đối phó với sự gia tăng các hành vi bạo lực đối với người Mỹ gốc Á trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Cà khịa Bitcoin, tài sản tỷ phú Elon Musk tụt dốc không phanh
Các bài đăng trên Twitter của tỷ phú công nghệ Elon Musk tiếp tục khiến giá Bitcoin sụt giảm, đồng thời, tài sản của chính Musk cũng giảm theo.
Oxy chợ “đen” ở Ấn Độ
Một người bán tiết lộ: “Có quá nhiều nhu cầu và không đủ cung cấp, vì vậy chúng tôi buộc phải bán oxy với giá cao gấp 10 lần”.
Mỹ: Ngành năng lượng chao đảo vì lỗ hổng an ninh mạng
Một vụ tấn công mạng xảy ra ngày 9-5 nhằm vào Công ty Colonial Pipeline – công ty quản lý, vận hành hệ thống ống dẫn nhiên liệu lớn nhất nước Mỹ đã làm tê liệt hoạt động của công ty và khiến cho hệ thống cung cấp nhiên liệu trên toàn nước Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong mấy ngày qua. Vụ việc đã hé lộ lỗ hổng an ninh trong ngành năng lượng của nước Mỹ.
Cuộc đổ bộ thất bại và số phận những kẻ lưu vong
60 năm sau vụ đổ bộ lên Vịnh Con Lợn, Cuba, nhằm lật đổ chính quyền do Chủ tịch Fidel Castro lãnh đạo, những tay súng Cuba lưu vong được huấn luyện và yểm trợ bởi Cơ quan tình báo trung ương Mỹ CIA nay còn sống, vẫn bị ám ảnh bởi cuộc xâm lược bi thảm này.
Tiêu diệt 5 thành viên nhóm khủng bố khét tiếng tại Malaysia
Cảnh sát Malaysia ngày 18/5 tuyên bố đã tiêu diệt 5 thành viên nhóm khủng bố Abu Sayyaf trong một cuộc truy quét diễn tại bang Sabah nước này, hãng thông tấn nhà nước Bernama đưa tin.
Tổng thống Hàn Quốc đến Mỹ giải quyết loạt vấn đề nóng
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ có chuyến công du 5 ngày đến Mỹ trong tuần này và tham dự cuộc gặp thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên với người đồng cấp Mỹ Joe Biden. Triều Tiên được cho sẽ là một trong những vấn đề chính của chương trình nghị sự.
Vợ đại sứ Bỉ tại Seoul dùng “quyền miễn trừ” sau vụ “bạt tai” người bán hàng
CNN ngày 18/5 đưa tin, vợ của đại sứ Bỉ tại Hàn Quốc đang thực hiện quyền miễn trừ ngoại giao, sau bê bối xô xát và tát người bản địa hồi tháng 4 vừa qua.
Hơn 800 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình tại Myanmar
Hơn 800 người dân Myanmar đã thiệt mạng kể từ khi làn sóng biểu tình nổ ra trên khắp quốc gia này, sau khi quân đội lên nắm quyền quản lý từ đầu tháng 2 vừa qua, Reuters ngày 18/5 đưa tin.
TQ-TT