VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin trong nước

Lạm phát sẽ biến động ra sao khi giá điện và tỷ giá tăng?

 – Theo ước tính của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nếu tỷ giá USD/VND tăng 1% sẽ làm lạm phát tăng 0,17%. Còn nếu giá điện tăng 8 – 10% lạm phát tăng khoảng 0,3 – 0,4%.
Tăng trưởng kinh tế cả năm đạt khoảng 6,5 – 6,7%
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tăng trưởng kinh tế quý 2/2017 đã phụ hồi rõ nét sau khi giảm tốc đáng kể trong quý 1. Loại trừ yếu tố mùa vụ, tăng trưởng đã tăng trở lại sau 2 quý liên tiếp giảm.
Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 5,73% so với cùng kỳ 2016 (cùng kỳ tăng 5,52%). Tương tự, phân tích tăng trưởng so quý trước, loại bỏ yếu tố mùa vụ cũng cho thấy dấu hiệu khởi sắc cảu tình hình tăng trưởng chung. Sau khi ghia nhận tốc độ tăng trưởng âm trong quý 1 (mức âm đầu tiên kể từ quý 4/2008), tăng trưởng quý 2 so quý trước (loại bỏ yếu tố mùa vụ) phục hồi ấn tượng với mức tăng xấp xỉ 3%, mức cao nhất kể từ quý 1/2001.
Đưa ra nhận định tăng trưởng 6 tháng cuối năm và cả năm 2017, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng cho biết, thành phần tăng trưởng xu thế đã liên tục cải thiện đáng kể từ đầu năm 2013. Xu thế này được dự báo tiếp tục trong 2 quý cuối năm nhờ giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến chế tạo sẽ được cải thiện trong những tháng cuối năm, khi tăng sản lượng sản xuất điện thoại, qua đó tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo có khả năng đạt 12 – 13% trong năm 2017.
Thực tế, trong tháng 6, sản lượng điện thoại đã tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước, cải thiện đáng kể so với mức giảm 0,6% của 5 tháng đầu năm. Giá trị nhập khẩu máy móc thiết bị trong 6 tháng đầu năm, đã tăng 37,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ 2016 giảm 5,9%) cũng cho thấy năng lực sản xuất sẽ được cải thiện trong quý 2/2017.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Về tổng cầu, xu thế cải thiện được dự báo sẽ tiếp tục trong 2 quý cuối năm, nhất là cầu tiêu dùng, cầu đầu tư và chi tiêu Chính phủ khi tốc độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản được đẩy nhanh. Thành phần nhiễu của tăng trưởng (phản ánh tác động của chính sách của Chính phủ hoặc môi trường kinh tế thế giới) đã tăng sau 2 quý suy giảm liên tiếp.
Với điều kiện cả tổng cung và tổng cầu tiếp tục được cải thiện và hỗ trợ bởi chính sách và môi trường kinh doanh, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia dự báo tăng trưởng 2 quý cuối năm 2017 đạt lần lượt là 6,9 – 7,2% và 7,3 – 7,5%. Tăng trưởng kinh tế cả năm đạt khoảng 6,5 – 6,7%.
Lạm phát bình quân 2017 là 2,4%
Đưa ra diễn biến lạm phát 6 tháng đầu năm 2017, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, lạm phát so với cùng kỳ đang có xu hướng giảm đáng kể từ tháng 2/2017. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 giảm 0,17% so với tháng trước, tăng 2,54% so với cùng kỳ và tăng 0,2% so với đầu năm.
Như vậy, lạm phát bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,15% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát tháng 6 giảm so với tháng 5 do giá nhóm hàng ăn giảm 0,59% làm CPI giảm 0,21%; nhóm giao thông giảm 0,71% làm CPI giảm 0,06%. Trong đó, do nguồn cung dồi dào và giá thực phẩm giảm làm cho giá nhóm hàng lương thực, thực phẩm liên tục giảm giá từ đầu năm.
Trong khi đó, lạm phát cơ bản duy trì ở mức khá thấp, chỉ tăng 1,29% so với cùng kỳ.
Đưa ra dự báo lạm phát cả năm 2017, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, từ nay đến cuối năm, lạm phát tiếp tục xu hướng giảm do giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống đang được ổn định. Do đó, nếu không có sự đột biến về giá hàng hóa thế giới, cũng như chưa tính đến việc điều chỉnh giá dịch vụ công trong những tháng cuối năm thì lạm phát bình quân năm 2017 là 2,4%.
Đồng thời, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng ước tính, nếu giá dịch vụ công được điều chỉnh tương đương với mức điều chỉnh bằng nửa của năm 2016, sẽ làm lạm phát tăng khoảng 1,8 – 2%.
Nếu tỷ giá USD/VND tăng 1% sẽ làm lạm phát tăng 0,17% và nếu giá điện tăng 8 – 10% sẽ làm lạm phát tăng khoảng 0,3 – 0,4%.
Nguồn VnMedia-TT