VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Bất động sản & Khoáng sản

Xu thế tất yếu của bất động sản xanh

Tại tọa đàm “Bất động sản (BĐS) xanh: Trào lưu hay xu thế” do Chuyên trang Đầu tư BĐS tổ chức sáng 20-9 ở TP HCM, các chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực này cho rằng BĐS xanh là xu thế tất yếu mà Chính phủ cần cấp thiết đưa vào quy chuẩn cũng như khuyến khích bằng các chính sách ưu đãi cụ thể.
Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam chưa có đến 100 công trình xanh đang phát triển, quá thấp so với nhu cầu. Nguyên nhân là do phần lớn chủ đầu tư ngại chi phí cao, kéo dài thời gian phát triển dự án cũng như gia tăng chi phí vận hành, bảo dưỡng… Tuy nhiên, trên thực tế, đặc biệt là kinh nghiệm các nước cho thấy lợi ích rất lớn từ các công trình xanh, như tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành, gia tăng giá trị tài sản nhưng quan trọng nhất là nâng cao điều kiện sống cho cư dân.
Xu thế tất yếu của bất động sản xanh - Ảnh 1.

Bất động sản xanh cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợẢnh: TẤN THẠNH

Ông Trần Trọng Nghĩa, Giám đốc Công ty CP Dịch vụ và Đầu tư Năng Lượng Xanh, phân tích về hiệu quả kinh tế trong việc trang bị hệ thống điện mặt trời công suất 100 KWp cho tòa nhà. Hệ thống này đầu tư 2,5 tỉ đồng, năng lượng sản sinh hằng năm là 182.500 KWp. Với giá điện kinh doanh trung bình 2.500 đồng/KWh thì hệ thống điện mặt trời mang lại giá trị làm lợi 456,25 triệu đồng/năm. Như vậy, chỉ hơn 5 năm là hoàn vốn đầu tư, trong khi hệ thống này có thể vận hành đến 20 năm.
Theo bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng Giám đốc Phúc Khang Corporation, chi phí thực hiện dự án BĐS xanh có thể tăng thêm 10% nhưng đổi lại, về lâu dài, công trình này giảm sử dụng nước 30% và giảm sử dụng năng lượng 20%…
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng các công trình xanh ở Việt Nam gần như chỉ bảo đảm về diện tích cây xanh, mặt nước; còn những yếu tố khác như năng lượng, sử dụng nguồn nước thì chưa thể đạt chuẩn. “Dù Việt Nam có đặc thù khác các nước nhưng cần đưa tiêu chí xanh vào quy định, quy chuẩn thì mới phát triển được BĐS xanh” – ông Võ nhìn nhận.
Ông Đỗ Hữu Nhật Quang, Phó Chủ nhiệm CLB Kiến trúc Xanh TP HCM, cho biết nhiều nước trong khu vực đã có chính sách khuyến khích phát triển BĐS xanh. Thái Lan cho phép tăng tỉ lệ sử dụng đất khi chủ đầu tư thực hiện công trình xanh. Malaysia có đội công tác giám sát và trừ lại chi phí cho nhà đầu tư thực hiện công trình theo tiêu chuẩn xanh. Singapore không cấp phép cho những công trình không theo tiêu chí công trình xanh.
“Việt Nam nên bắt đầu bằng một số dự án điển hình trong việc phát triển BĐS xanh, như những công trình sử dụng ngân sách nhà nước” – ông Quang đề nghị.

Nguồn NLĐ-TT