Chuyên gia cảnh báo về mối đe dọa mới từ IS ở châu Á; Chính sách của châu Âu và tương lai của đồng euro; Việt Nam có vị trí đặc biệt trong chính sách châu Á của Mỹ…là những tin chính được cập nhật.
Chuyên gia cảnh báo về mối đe dọa mới từ IS ở châu Á
Malaysia cho biết, đã bắt giữ 230 nghi phạm khủng bố trong 3 năm qua. Ảnh: phapluatplus.vn
Các chuyên gia chống khủng bố cảnh báo các nước châu Á vẫn phải đề cao cảnh giác bất chấp việc tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng thất thủ tại Raqqa (Ra-ca) của Syria và thất bại của phiến quân ở thành phố Marawi (Ma-ra-uy) của Philippines có thể là đòn giáng mạnh vào lực lượng này ở Iraq và Syria.
Giới chuyên gia nhận định IS chỉ thoái trào chứ không biết mất và ảnh hưởng từ những thất bại này có thể sẽ dẫn đến những hình thức khủng bố bạo lực mới và tinh vi hơn mà các lực lượng an ninh trên toàn châu Á sẽ phải đương đầu.
Trong một báo cáo gửi Viện Lowy, một trung tâm nghiên cứu ở Australia, Giám đốc Viện Phân tích chính sách xung đột tại Jakarta, bà Sidney Jones (Xít-ni Giôn) nhận định: “IS sẽ thay đổi chiến thuật hoạt động do cuộc chiến đang dần kết thúc và các tay súng và thủ lĩnh IS đến từ các nước Nam Á hoặc Đông Nam Á sẽ trở về quê hương”. Bà Jones cảnh báo về các vụ đánh bom đáp trả tại những khu đô thị lớn ở Philippines, trong đó có thủ đô Manila, và các thành phố Davao (Đa-vao), Zamboanga (Dăm-bô-an-ga) và tỉnh Cotabato (Cô-ta-ba-tô) trên đảo Mindanao (Mi-đa-nao). Theo bà Jones, các đại sứ quán Philippines cũng có thể trở thành mục tiêu. Trong khi đó, người phát ngôn quân đội Philippines Restituto Padilla (Rê-xti-tu-tô Pa-đi-la) cho rằng IS vẫn là mối đe dọa, nhưng không phải với quy mô như ở Trung Đông.
Không chỉ có Philippines, các nước khác trong khu vực cũng có thể gặp rủi ro. Các nhóm khủng bố “nằm vùng” có thể lên kế hoạch tấn công liều chết nhằm vào dân thường trên khắp Đông Nam Á. Theo các quan chức, việc IS thất bại ở Marawi và Raqqa sẽ kích động “các vụ tấn công của sói đơn độc” vốn rất khó để ngăn chặn.
Chính sách của châu Âu và tương lai của đồng euro
Những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính tác động tới Khu vực đồng euro năm 2008-2009 không được phân tích đúng. Hậu quả là, những giải pháp được thông qua đã tỏ ra phản tác dụng. Thâm hụt công ngày càng nghiêm trọng và những khác biệt giữa các nước Nam Âu và Bắc Âu ngày càng lớn.
Để thúc đẩy tăng trưởng một cách bền vững trong Liên minh châu Âu (EU), các nước thành viên cần thể hiện tinh thần đoàn kết nhiều hơn nữa, và cần xây dựng một chiến lược liên quan tới các hoạt động đầu tư công.
Khu vực đồng euro và EU đang chứng kiến cuộc khủng hoảng sâu sắc và nghiêm trọng nhất kể từ đầu tiến trình hội nhập châu Âu cách đây 60 năm. Một cuộc khủng hoảng về nhiều mặt: tăng trưởng thấp, thất nghiệp gia tăng, các làn sóng di cư lớn, chủ nghĩa hoài nghi châu Âu lan rộng, đe dọa khủng bố, khuynh hướng ly khai…
Châu Âu cũng trở nên mong manh do sự khác biệt gia tăng giữa các nền kinh tế thành viên: giữa đa số các nước đã đạt được những thành tựu và nâng cao năng lực cạnh tranh một cách rõ rệt, với những nước – đặc biệt ở Nam Âu – ngày càng bị bỏ xa và gặp khó khăn. Tất cả những yếu tố này đã làm gia tăng các phong trào chính trị rất đa dạng nhưng có chung những giải pháp mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa và chống châu Âu, ít nhiều cứng rắn, đặc biệt phải kể đến giải pháp quay trở lại với các đồng tiền quốc gia.
Việt Nam có vị trí đặc biệt trong chính sách châu Á của Mỹ
VOV.VN – Từ ngày 3-14/11 tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công du châu Á, trong đó có Việt Nam, lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức.
Diễn ra trong bối cảnh có nhiều hoài nghi về cam kết của Mỹ với các đồng minh tại châu Á, chuyến đi nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong khu vực và thế giới, cũng như nhiều dự báo của giới phân tích.
Trong khuôn khổ chuyến công du nước ngoài được đánh giá là dài ngày nhất của người đứng đầu Nhà Trắng trong 10 tháng qua, ông Donald Trump sẽ lần lượt thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
Theo các nhà phân tích, chuyến đi mang ý nghĩa to lớn không chỉ đối với Tổng thống Donald Trump, mà còn cả với khu vực châu Á và thế giới, nhất là khi diễn ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại về hòa bình và an ninh khu vực.
Trong một thông cáo đưa ra mới đây, Chính phủ Mỹ cho biết, chuyến đi của người đứng đầu Nhà Trắng sẽ nhấn mạnh cam kết của ông đối với các đồng minh và đối tác lâu đời của Mỹ, đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ tại một khu vực châu Á- Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
*** Tổng thống Trump và Tổng thống Putin sẽ tạo bước đột phá ở Việt Nam?
(VnMedia) – Tổng thống Trump có thể đã sẵn sàng gặp người đồng cấp Nga Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Việt Nam. Thông tin này đem lại hy vọng về khả năng hai nhà lãnh đạo Putin và Trump có thể tạo ra đột phá, đưa mối quan hệ Nga-Mỹ tiến lên phía trước.
TT Trump mở màn chuyến thăm châu Á bằng cuộc chơi golf ở Nhật
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ bắt đầu chuyến công du châu Á đầu tiên bằng một cuộc đánh golf với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào hôm 5/11.
Có Nga, Syria tự tin thách thức Mỹ?
– Theo tuyên bố vừa được Bộ trưởng Thông tin Syria đưa ra, sự hiện diện quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Syria cũng như việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập vào tỉnh Idlib đều được coi là hành động xâm lược.
Triều Tiên sẽ bị Hàn Quốc giám sát bằng vũ khí “kỳ diệu”?
– Trước sức mạnh không ngừng tăng và sự thách thức không giới hạn của Triều Tiên, Hàn Quốc đang cấp tập thực hiện loạt động thái quân sự nhằm chuẩn bị tư thế sẵn sàng để có thể đối phó với mọi tình huống nguy hiểm gây ra từ nước láng giềng.
Tổng thống Trump tuyên bố đã sẵn sàng “hành động” với Triều Tiên
– Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua (22/10) đã không ngại ngần tuyên bố Triều Tiên sẽ bị sốc khi biết Mỹ đã chuẩn bị đầy đủ như thế nào cho mọi tiến trình hành động liên quan đến cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Quân Syria tiến sâu vào chiến trường khốc liệt nhất
– Quân đội Syria tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tấn công mạnh mẽ vào lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) sau khi tạo bước đột phá lịch sử với việc phá vỡ vòng vây bị IS siết chặt quanh thành phố Deir ez-Zor suốt ba năm.
Ông Putin ủng hộ một bóng hồng lên làm Tổng thống Nga
– Theo Tổng thống Vladimir Putin, nhiệm vụ của một Tổng thống Nga là làm cho đất nước trở nên linh hoạt và có tính cạnh tranh. Ông Putin tin rằng, một bóng hồng có thể được bầu vào vị trí này để hoàn thành nhiệm vụ nói trên.
Mỹ rúng động trước tiết lộ sốc về vũ khí của Triều Tiên
– Triều Tiên vừa tuyên bố họ đã gần đạt tới mức ngang bằng về sức mạnh quân sự với siêu cường số 1 – Mỹ. Trong khi đó, giới quan sát ở Nga tin rằng, Bình Nhưỡng thực sự có năng lực có thể “tấn công Mỹ”, thổi bay tàu sân bay của Mỹ.
Hai khu vực ở Italy trưng cầu ý dân đòi quyền tự trị
Người dân 2 khu vực Lombardy và Veneto, miền Bắc Italy, ngày 22/10 đã đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về việc đòi quyền tự trị cho 2 vùng này.
*** Nga muốn thay Mỹ lập liên minh chống khủng bố toàn cầu
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov mới đây tiết lộ ý tưởng của Tổng thống Putin về việc thiết lập một liên minh chống khủng bố toàn cầu dựa trên lòng tin và không có tiêu chuẩn kép.
Iran: Bán thận hợp pháp
Ở Iran, người cần ghép thận có thể số bỏ tiền lên đến vài ngàn USD để mua thận từ người khác và điều đó được coi là hợp pháp. Chương trình giúp giải quyết hiệu quả danh sách chờ ghép thận dài dằng dặc của Iran kể từ năm 1999.
IS thảm sát tàn độc 128 dân thường Syria trước khi tháo chạy
Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã tàn độc xuống tay sát hại 128 người tại thị trấn Al-Qaryatain, trước khi để mất khu vực sa mạc này vào tay quân đội Chính phủ Syria.
Taliban liên tục tấn công vào quân đội và an ninh Afghanistan
Kể từ khi Mỹ và NATO kết thúc sứ mệnh chiến đấu vào cuối năm 2014, chuyển sang vai trò hỗ trợ và chống chủ nghĩa khủng bố thì các lực lượng an ninh Afghanistan vô cùng khốn đốn trong chuyện đối phó với phiến quân Taliban, lực lượng phát động phong trào nổi dậy suốt hơn một thập kỷ rưỡi qua nhằm lật đổ chính quyền Kabul được phương Tây hậu thuẫn, tái thiết lập chế độ chính trị Hồi giáo.
Dấu chấm hết cho cuộc chiến ở Marawi
Ngày 18-10-2017, ông Delfin Lorenzana, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines chính thức thông báo: Hai nhân vật cầm đầu vụ chiếm đóng thành phố Marawi, miền nam Philippines là Isnilon Hapilon và Omarkhayam Maute đã bị giết trong một cuộc giao tranh với quân đội Philippines.
Malta: Cây bút hàng đầu điều tra tham nhũng bị sát hại
Vụ nổ bom xe vào rạng sáng 16-10 vừa qua gây chấn động đảo quốc nhỏ bé nhất châu Âu – Malta, đồng thời gây chú ý trong dư luận thế giới bởi tính chất nghiêm trọng của vụ việc và cũng bởi nạn nhân là người chống tiêu cực nổi bật, đặc biệt là việc phanh phui giới chính trị nước này dính líu đến Hồ sơ Panama Papers.
Phiến quân thân Mỹ qua mặt quân đội Syria, chiếm mỏ dầu chiến lược tại Deir ez-Zor
Lực lượng phiến quân do Mỹ hậu thuẫn tuyên bố giành được một mỏ dầu chiến lược tại tỉnh Deir ez-Zor từ tay phiến quân IS, trong bối cảnh nhóm khủng bố đang bị quân đội Syria tấn công dồn dập từ nhiều phía.
Thiếu niên 17 tuổi dùng rìu tấn công nhiều người ở Thụy Sĩ
Một thiếu niên 17 tuổi đã dùng rìu tấn công người đi đường và cố gắng trốn thoát bằng xe ô tô trước khi tiến đến một trạn xăng tấn công thêm vài người nữa ở thành phố Flums, miền Đông Thụy Sĩ.
Nước cờ táo bạo mang lại khả năng thắng lợi của Thủ tướng Abe
Sáng 22-10, hàng loạt các điểm bỏ phiếu tại Nhật Bản bắt đầu mở cửa để chào đón các cử tri tới bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Hạ viện trước thời hạn.
Phối hợp lực lượng truy quét các băng đảng tội phạm
Hơn 1.000 binh sĩ lại được triển khai từ ngày 10-10 để tham gia chiến dịch truy quét các băng đảng tội phạm với lực lượng cảnh sát nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực đang thống trị tại Rio de Janeiro, nhất là khu ổ chuột Rocinha lớn nhất ở thành phố này.
Cảnh sát không chống ma túy
“Họ đe dọa chúng tôi và nói rằng sẽ đề nghị Liên hợp quốc trục xuất Philippines”, Tổng thống Rodrigo Duterte nói và dọa trục xuất đại diện Liên minh châu Âu (EU). Đồng thời cho rằng, EU đã can thiệp vào công việc nội bộ của Philippines, khi “cố tình can dự vào cuộc chiến chống ma túy” ở nước này.
Bêu tên người thiếu nợ không trả ở Trung Quốc
Tình trạng bong bóng nợ nần đang khiến chính quyền các cấp ở Trung Quốc lo lắng và đang tìm mọi cách để hạn chế. Mới đây, Bắc Kinh đã ban hành chỉ thị yêu cầu chính quyền các địa phương trong cả nước tiến hành việc công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông tên họ người nào mượn nợ trong các ngân hàng của nhà nước mà không chịu trả hoặc chậm trả.
5 cựu Tổng thống Mỹ cùng gửi thông điệp nhân ái trong nhạc hội từ thiện
Đêm 21-10 (giờ Mỹ), 5 cựu Tổng thống Mỹ đã tham gia một buổi hòa nhạc được tổ chức tại Texas để gây quỹ hỗ trợ cho nạn nhân các cơn bão ở Mỹ vừa qua.
Ai sát hại nữ nhà báo Daphne Caruana Galizia?
Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange tuyên bố, sẽ thưởng 20.000 euro cho bất kỳ ai cung cấp thông tin để tìm ra kẻ đứng sau vụ ám sát bà Daphne Caruana Galizia.
Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu chuyến thăm đến vùng Vịnh và Nam Á
Ngày 21-10, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã đến thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, để tham dự một cuộc họp mang tính bước ngoặt với sự tham dự của quan chức từ Saudi Arabia và Iraq nhằm mục đích cải thiện quan hệ giữa hai nước.
Lãnh đạo Catalonia lên án hành động của chính phủ Tây Ban Nha
Ngày 21-10, lãnh đạo của Catalonia đã lên tiếng phản đối việc chính phủ trung ương Madrid áp đặt một số quy định mới đối với vùng này trong bối cảnh căng thẳng chính trị đang gia tăng.
Trực thăng rơi xuống hồ, 5 người thiệt mạng
Một trực thăng chở 5 người đã rơi xuống một hồ trong thung lũng Rift ở Kenya và có thể không còn ai sống sót, các quan chức địa phương xác nhận hôm 21-10.
Tổng hợp-TT