VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin trong nước

Việt Nam được gì khi tham gia Hiệp định CPTPP?

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)  được coi là Hiệp định thương mại tự do lớn thứ 3 thế giới hiện nay, với tổng dân số 500 triệu người, tổng GDP vượt trên 10.000 tỷ USD, chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và khoảng 14% tổng thương mại thế giới).
CPTPP là Hiệp định lớn thứ 3 thế giới hiện nay
Ngày 21/2/2018, văn bản cuối cùng của Hiệp định CPTPP được công bố (đúng sau 1 năm Mỹ rút khỏi TPP). Và ngày 8/3/2018 tại Santiago, Chile các nước đã ký kết Hiệp định CPTPP. Riêng Việt Nam phê chuẩn CPTPP tháng 11/2018 tại kỳ họp 6 Quốc hội khóa XIII.
Theo ông Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, Hiệp định CPTPP có mức độ cam kết cao và sẽ có hiệu lực từ ngày 31/12/2018. CPTPP khi có hiệu lực sẽ thúc đẩy xu hướng hợp tác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đem lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia và tác động toàn diện về chính trị, an ninh quốc gia, chiến lược đối ngoại, kinh tế, xã hội của nước ta.
Có thể thấy, CPTPP kế thừa gần như toàn bộ nội dung của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Các nội dung thay đổi của CPTPP so với TPP chủ yếu ở nhóm nghĩa vụ được tạm hoãn thực thi do Mỹ đàm phán.
Trong CPTPP, các nước cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu doanh cho hàng hóa của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực khoảng từ 78 – 95% số dòng thuế. Ảnh minh họa
Trong CPTPP, các nước cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu doanh cho hàng hóa của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực khoảng từ 78 – 95% số dòng thuế. Ảnh minh họa
“Kế thừa tinh thần TPP, CPTPP là Hiệp định có những tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm, tăng cường đổi mới, năng suất và sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, nâng cao mức sống, giảm đói nghèo ở các nước ký kết, thúc đẩy quản lý hiệu quả, minh bạch, bảo vệ người lao động, bảo vệ môi trường”, ông Phong thông tin.
Về cam kết thuế nhập khẩu của các nước dành cho Việt Nam trong CPTPP, các nước cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu doanh cho hàng hóa của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực khoảng từ 78 – 95% số dòng thuế. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế từ 97 – 100% trong vòng 5 – 10 năm, trừ một số mặt hàng trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan.
Cùng với đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được hưởng thuế suất 0% như nông sản, thủy sản, một số mặt hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su…
CPTPP góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về cạnh tranh
Đưa ra tác động của CPTPP về cam kết cạnh tranh, ông Nguyễn Minh Phong cho biết, CPTPP đảm bảo khuôn khổ pháp lý kiểm soát và điều chỉnh các hành vi phản cạnh tranh diễn ra trên lãnh thổ các thành viên Hiệp định gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư trong khối. Các cam kết này sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về cạnh tranh tại Việt Nam, từ đó thu hút, thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh doanh tại Việt Nam khi môi trường kinh doanh được đảm bao cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và không phân biệt đối xử.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng được đảm bảo khi tham gia cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường các thành viên khác
Bên cạnh đó, CPTPP cũng giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hình thành và thuấn nhuần văn hóa cạnh tranh, nâng cao nhận thức về cạnh tranh lành mạnh và có ý thức tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tạo điều kiện nâng cao trình độ và năng lực của cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam thông qua các cơ chế về hợp tác, trao đổi thông tin, tham vấn về những vấn đề liên quan đến cạnh tranh giữa các nước thành viên trong quá trình thực thi cam kết.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Minh Phong, việc thực thi CPTPP cũng đặt ra thách thức đối với nhiều vụ việc cạnh tranh có tính chất phức tạp, hành vi phản cạnh tranh đa dạng và tinh vi trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng trong thời gian tới. Đồng thời, thách thức cũng đến từ những hạn chế của Việt Nam như thị trường vốn có quy mô còn quá nhỏ, thanh khoản yếu, thiếu hấp dẫn, chưa đủ khả năng thu hút mạnh các dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các dòng vốn lớn.
Liên quan đến vấn đề này, ông Ngô Chung Khanh – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên – Bộ Công Thương cho biết, Hiệp định CPTPP sẽ giúp Việt Nam cải cách thể chế. “Việc cải cách thể chế sẽ thúc đẩy môi trường kinh doanh được cải thiện. Qua đó đầu tư nước ngoài và trong nước được duy trì và tăng trưởng”, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên – Bộ Công Thương cho hay.
Để có thể tận dụng được cơ hội trong CPTPP, ông Khanh cũng cho rằng, Việt Nam cần thực thi hiệu quả cải cách thể chế. Bên cạnh đó, tăng cường sự chủ động, cũng như thay đổi tư duy quản lý và kinh doanh.
Nguồn -TT