VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin trong nước

APEC 2017: Coi trọng hợp tác, phối hợp chính sách giữa các nền kinh tế

– Chiều ngày 23/2 Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC (FBCDM) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tài Chính Việt Nam và Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã kết thúc phiên làm việc thứ Nhất.
Ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính và bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam đồng chủ trị Hội nghị (Ảnh: Tấn Vũ)
Các vấn đề được thảo luận trong phiên ngày 23/2  gồm các nội dung: Tình hình kinh tế tài chính vĩ mô quốc tế và khu vực; Triển khai Kế hoạch hành động CeBu; Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng; Xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận; Tài chính và Bảo hiểm rủi ro thiên tai.Về tình hình kinh tế và tài chính toàn cầu và khu vực, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề nổi bật, các khó khăn, thách thức đối với các nền kinh tế thành viên cũng như các chính sách ứng phó, các tổ chức quốc tế đều có chung nhận định: (i) Tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực mặc dù có những dấu hiệu tích cực song đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như tổng cầu tăng chậm, vấn đề năng suất lao động, bảo vệ môi trường, bất bình đẳng…; (ii) Phản ứng chính sách của các nền kinh tế trong khu vực có nhiều xu hướng khác nhau và (iii) Nhu cầu hợp tác và phối hợp chính sách vĩ mô trong khu vực là đặc biệt quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tái cân bằng kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế trong khu vực, thúc đẩy thương mại, tham gia chuỗi giá trị gia tăng, tăng cường kết nối khu vực.Về triển khai Kế hoạch hành động Cebu và chiến lược đổi mới Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC, các dại biểu đã nghe báo cáo cập nhật tiến độ triển khai Kế hoạch hành động Cebu, phê duyệt danh mục các sáng kiến đã được các nền kinh tế thành viên và các tổ chức quốc tế đăng ký triển khai thực hiện và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, và định hướng triển khai các sáng kiến trong khuôn khổ Kế hoạch hành động Cebu. Hội nghị cũng khuyến khích các nền kinh tế thành viên tiếp tục đăng ký các hoạt động, sáng kiến với Ban thư ký APEC để triển khai trong thời gian tới, đồng thời đề nghị các tổ chức quốc tế dành nhiều hơn nữa các nguồn lực hỗ trợ kỹ thuật để giúp các nền kinh tế thành viên thực hiện tốt các hoạt động của mình, góp phần hướng tới các mục tiêu chung của Kế hoạch hành động Cebu.Về chủ đề đầu tư dài hạn cơ sở hạ tầng, Hội nghị đã chia sẻ kinh nghiệm, tập trung vào cơ chế chia sẻ rủi ro trong các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP), tập trung vào vấn đề chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và nhà đầu tư và các công cụ tài chính, cơ chế giảm thiểu và chia sẻ rủi ro, vai trò của khu vực tư nhân trong thực hiện các dự án PPP. Các Thứ trưởng cũng nhất trí sẽ tiếp tục hợp tác và triển khai các hoạt động trong năm 2017 về vấn đề này.Đối với vấn đề Xói mòn cơ sở thuế và Chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai BEPS, trong đó có Tiêu chuẩn tối thiểu BEPS. Các nền kinh tế thành viên như Úc, Nhật và Indonesia cũng đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc thực hiện gói BEPS trong APEC. Đây cũng là nội dung chủ đề đã được trao đổi tại cuộc Hội thảo bên lề Hội nghị diễn ra vào ngày 22/02/2017.Hội nghị kết thúc ngày thứ nhất với phần trao đổi về Tài chính và Bảo hiểm cho rủi ro thiên tai. Các chuyên gia tập trung trao đổi về các phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu và chiến lược quốc gia về Tài chính và Bảo hiểm rủi ro thiên tai. Các nội dung đã trao đổi tại Hội thảo về Tài chính và Bảo hiểm cho rủi ro thiên tai ngày 21/2 cũng đã được báo cáo tại phiên thảo luận này. Ngoài ra một số nền kinh tế như Nhật Bản, Úc đã chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Chiến lược cấp quốc gia về Tài chính và Bảo hiểm rủi ro thiên tai và quản lý tài sản công ứng phó với tác động thiên tai.Bên lề Hội nghị, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng chủ trì Hội nghị đã trao đổi với phóng viên  về ý nghĩa của những vấn đề được thảo luận tại phiên thứ nhất của Hội nghị.Sau khi đánh giá, phiên khai mạc Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương diễn ra “”rất thành công””, bà Nguyễn Thị Hồng  cho biết, các diễn giả đại diện IMF, WB, ADB, PSV APEC đã trình bày tổng quan và triển vọng kinh tế-tài chính toàn cầu và khu vực. Các đại biểu đều thống nhất với nhận định “kinh tế thế giới và khu vực mặc dù có nhiều dấu hiệu tích cực, nhưng đồng thời cũng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro như biến động của thị trường tài chính toàn cầu, những diễn biến về kinh tế và địa chính trị của một số nền kinh tế trên thế giới”.Theo bà Hồng, mỗi một nền kinh tế có thực trạng riêng và có những phản ứng với xu hướng khác nhau. Nhiều giải pháp được các đại biểu nhấn mạnh để hướng đến tăng trưởng kinh tế toàn diện mang tính bao trùm (Inclusive growthe) những vấn đề như năng suất lao động; ứng dụng công nghệ; chính sách thuế; sử dụng tiết kiệm năng lượng; vấn đề chống biến đổi khí hậu… được nhiều đại biểu quan tâm.Đối với ổn định kinh tế vĩ mô, các nền kinh tế cần theo dõi sát diễn biến để phản ứng linh hoạt và nhanh nhạy, cần tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên trong khu vực.Bà Hồng nhấn mạnh: “Việc hợp tác, phối hợp chính sách giữa các nền kinh tế APEC là rất quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng toàn diện, tái cân bằng vĩ mô các nền kinh tế trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh đang có sự khác biệt giữa các nền kinh tế về cách thức ứng phó với rủi ro và thách thức.”Cũng bên lề Hội nghị, trả lời câu hỏi của phóng viên “Việt Nam có thể học hỏi được gì từ Hội nghị quan trọng này?”, ông Ennichi Sasaki, chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nói: ‘’Việt Nam là một thành viên rất quan trọng của APEC trong khu vực Thái Bình Dương, và Việt Nam có thể học hỏi được nhiều điều từ các nước và các nền kinh tế khác trong việc phát triển nền kinh tế và vượt qua những hạn chế mà một số trong đó chính là vấn đề quốc gia của Việt Nam. Đây là cơ hội lớn để các nhà lập chính  sách của Việt Nam định hướng cho tương lai trong lĩnh vực phát triển kinh tế””“Mỗi nền kinh tế đều có sự tương đồng và cả sự khác nhau và sự chia sẻ là tất yếu. Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều từ Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương thông qua việc chia sẻ tri thức và học hỏi kinh nghiệm từ các thành viên APEC. Mặt khác, các thành viên APEC khác cũng có thể học tập kinh nghiệm vượt khó, đổi mới của Việt Nam”” – ông Enichi Sasaki nhấn mạnh/.Khoảng 150 đại biểu đại diện của 21 nền kinh tế thành viên APEC và các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD); Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC)…đã tham gia thảo luận tại phiên họp lần thứ nhất của Hội nghị./.
Nguồn ĐCSVN-TT