VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin trong nước

Nhiều thách thức với kinh tế Việt Nam những tháng cuối 2018

Với sức ép từ việc tăng giá của đồng USD, cũng như chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ và các nước khác, đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đã tạo thách thức lớn cho nền kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2018.
Dự báo tăng trưởng GDP Quý IV 6,56% và 6,83% cho cả năm 2018
Tại buổi tọa đàm khoa học: “ Dự báo kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2018 và ảnh hưởng của căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc” diễn ra ngày 8/8, ông Đặng Đức Anh, Trưởng ban Ban Phân tích và Dự báo – Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (NCIF) cho biết, dựa vào bối cảnh quốc tế và bối cảnh trong nước, tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2018 có khuynh hướng hồi phục nhưng cũng còn có nhiều thử thách trong thời gian tới.
Theo đó, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2018 đạt nhiều kết quả tích cực, GDP ước đạt 7,08%. Tăng trưởng kinh tế cả năm 2018 có thể đạt mức 6,71%; tăng trưởng xuất khẩu ở mức 12,11%; thặng dư thương mại dự báo ở mức 1,2 tỷ USD; lạm phát bình quân đạt 3,93%.
Tuy vậy, theo ông Đặng Đức Anh, động lực tăng trưởng kinh tế từ khu vực sản xuất tăng, trong khi ngành khai khoáng vẫn tiếp tục tái cơ cấu và chịu ảnh hưởng của một số sản phẩm, mặt hàng điện tử. Cán cân thương maị và tổng thể đạt thặng dư, do đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài và tỷ giá còn phải chịu sức ép lớn. Lạm phát có xu hướng tăng so với cùng kỳ đạt 0,7%.
Dự báo tăng trưởng GDP 6,56% cho quý IV và 6,83% cho cả năm 2018. Ảnh minh họa
Dự báo tăng trưởng GDP 6,56% cho quý IV và 6,83% cho cả năm 2018. Ảnh minh họa
“Với sức ép từ việc tăng giá của đồng USD, cùng với đó là chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ và các nước khác, đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và biến động của giá hàng hóa cơ bản và năng lượng trên thị trường quốc tế, đã tạo thách thức lớn cho nền kinh tế Việt Nam”, ông Đặng Đức Anh nhận định.
Thêm vào đó, theo ông Đức Anh, nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm chưa rõ ràng, trong khi công nghiệp chế biến chế tạo vốn được coi là động lực, nhưng lại phụ thuộc đầu tư nước ngoài (FDI) và thu hút FDI đang bão hòa. Lực đẩy từ khu vực FDI đang mất dần, song không có động lức mới bổ sung. Bản thân công nghiệp chế biến chế tạo chủ yếu vẫn hoạt động ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị.
Trong bối cảnh đó, Trưởng ban Ban Phân tích và Dự báo – Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia, dựa vào các nền tảng kinh tế Việt Nam, dự báo tăng trưởng GDP 6,56% cho quý IV và 6,83% cho cả năm 2018.
Việt Nam cần tạo môi trường minh bạch
Cũng liên quan đến tình hình kinh tế, ông Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Ban Kinh tế thế giới của NCIF nhận định, hiện các chỉ số thương mại đều cho thấy khá ổn. Các nền kinh tế mới nổi châu Á đều có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng đều.
Tổng dòng vốn FDI vào đăng ký vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 đạt 20,33 tỉ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn thực hiện đạt 8,37 tỉ USD,tăng 8,4% so với cùng kỳ 2017. Hình thức đầu tư mua bán & sáp nhập (M&A) tăng mạnh, đạt giá trị 4,1 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm, tăng 82,4% so với cùng kỳ 2017 và các nhà  đầu tư chủ yếu đến từ Đông Á gồm Nhật Bản (31,8%), Hàn Quốc (24,9%) và Singapore (11,8%).
Cũng theo Trưởng ban Ban Kinh tế thế giới của NCIF, với tác động mạnh mẽ của đồng đồng USD tăng giá do Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, kinh tế Mỹ được kích thích trong ngắn hạn và xu hướng FDI quay về Mỹ, đồng nhân dân tệ giảm giá do chiến tranh thương mại và đồng bảng Anh giảm giá do Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) – (Brexit). Tất cả đã tạo nên một bức tranh kinh tế thế giới với nhiều biến động.
Để ứng phó với những biến động và để tạo những bước chuyển mình mạnh mẽ trong nền kinh tế, ông Trần Toàn Thắng cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục sát sao diễn biến kinh tế thế giới, cần có những chính sách điều hành trong thời gian.
Theo đó, Việt Nam cần tạo môi trường minh bạch, tăng cường thu hút FDI từ Mỹ, tăng cường năng lực công nghệ để thu hút FDI công nghệ cao. Cùng với đó, áp dụng biện pháp kiểm soát ngoại tệ nhằm đề phòng hiện tượng thoái vốn, chuyển vốn các nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi Việt Nam.
Đặc biệt, ứng phó với các biện pháp tăng cường bảo hộ thương mại từ Mỹ, cũng như các tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Kiểm soát lạm phát do giá cả hàng hóa tăng và chủ động đối phó với các biến động về tỉ giá.
Nguồn VnMedia-TT