VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin trong nước

Những thành công lớn nhất của kinh tế Việt Nam trong năm 2018

Nối tiếp năm 2017, năm 2018 Việt Nam tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội mà Quốc hội đề ra. Tăng trưởng GDP cả năm đạt 7,08%, mức cao nhất sau khủng hoảng tài chính cách đây 10 năm. Chỉ số PMI những tháng gần đây đạt mức cao, dẫn đầu ASEAN.
Thông tin trên được chia sẻ tại Tọa đàm công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV và cả năm 2018 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức ngày 10/1.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất sau khủng hoảng
Số liệu công bố của Tổng cục thống kê cho thấy, kinh tế Việt Nam quý 4/2018 tăng trưởng ở mức 7,31%. Tính chung cả năm 2018, GDP ước tăng 7,08%, mức tăng cao nhất sau khủng hoảng tài chính 2008 – 2009.
Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chứng kiến sự phục hồi vững chắc với những yếu tố thuận lợi từ thời tiết và thị trường thế giới. Theo đó, mức tăng trưởng 3,76% là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2012 – 2018. Trong đó, ngành thuỷ sản, đặc biệt là nuôi cá tra, vẫn tiếp tục là điểm sáng của khu vực này nhờ thị trường tiêu thụ tăng trưởng mạn
Do Mỹ và Trung Quốc đều là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam, cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia này cũng làm thay đổi cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, tính từ thời điểm cuộc chiến thương mại nổ ra vào tháng 7 tới hết tháng 10/2018, xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào Mỹ tăng tới 15% (từ 2,38 lên 2,74 tỷ USD). Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc lại có dấu hiệu chững lại khi giảm tới 13% (từ 3,12 xuống còn 2,72 tỷ USD).
Năm 2018 Việt Nam tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Quốc hội đề ra. Ảnh minh họa
Năm 2018 Việt Nam tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế – xã hội mà Quốc hội đề ra. Ảnh minh họa
Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2018 có mức tăng khá 8,85%, cao hơn tương đối nhiều so với cùng kỳ các năm trước (2016: 7,57%; 2017: 8,00%). Đây cũng là khu vực đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng chúng của nền kinh tế.
Lạm phát bình quân đạt 3,54%, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra
Theo Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý IV của VEPR, lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt trong quý 4/2018. Trái với những nhận định trước đây về rủi ro lạm phát tăng cao trong quý cuối năm, việc giá năng lượng bất ngờ đảo chiều từ tháng 10 đã góp phần không nhỏ kìm hãm lạm phát. Lạm phát được duy trì dưới 4%, thậm chí là dưới 3% vào tháng 12. Tính chung cả năm, lạm phát bình quân đạt 3,54%, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra.
VEPR cho biết, một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự gia tăng của CPI trong năm 2018 là giá lương thực, thực phẩm phục hồi so với năm 2017. Giá thịt lợn trong năm 2018 đã tăng mạnh sau khi chạm đáy 30 năm trong năm 2017 do mất cân đối cung-cầu. Bên cạnh đó, giá lương thực cũng tăng cao do nhu cầu lớn từ thị trường thế giới.
Tính chung lại, nhóm lương thực, thực phẩm làm CPI tổng tăng 0,61%. Trước khi giảm vào cuối năm, giá dầu thô thế giới liên tục tăng và đạt đỉnh bốn năm. Điều này dẫn tới thực tế là nhóm hàng năng lượng vẫn làm CPI tổng cả năm tăng 0,63%
Mức giải ngân FDI theo quý cao nhất trong nhiều năm
Liên quan đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Báo cáo của VEPR cũng cho biết, lượng vốn giải ngân trong quý 4/2018 đạt mức 5,75 tỷ USD, tăng tới 15% so với cùng kỳ năm 2017 và là mức giải ngân FDI theo quý cao nhất trong nhiều năm.
Trong khi đó, lượng vốn đăng ký mới chỉ đạt 3,85 tỷ USD, giảm tới 42,6% so với cùng kỳ 2017. Tính chung cả năm 2018, tổng vốn FDI giải ngân đạt 19 tỷ USD, con số kỷ lục trong một năm. Vốn giải ngân cao tới từ luồng vốn đăng ký dồi dàonhững năm trước.
Đáng chú ý, năm 2018 có tổng số 3.046 dự án FDI cấp mới và 1/3 trong số đó thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đăng ký mới là hơn 9 tỷ USD.
Một số dự án FDI lớn trong năm 2018 bao gồm dự án Thành phố thông minh ở Đông Anh, Hà Nội do tập đoàn Sumitomo đầu tư với tổng vốn 4,14 tỷ USD, dự án Nhà máy sản xuất polypropylene (PP) và khí hóa lỏng (LPG) tại Bà Rịa-Vũng Tàu do Hyosung Corporation đầu tư với tổng vốn 1,20 tỷ USD.
Xét theo đối tác đầu tư, Nhật Bản dẫn đầu trong năm 2018 với tổng số vốn đăng ký đạt 8,60 tỷ USD và 429 dự án cấp mới. Các vị trí tiếp theo thuộc về Hàn Quốc (7,21 tỷ USD), Singapore (5,07 tỷ USD) và Hong Kong (3,23 tỷ USD).
Tính lũy kế tới hết năm 2018, Hàn Quốc tiếp tục duy trì vị trí số một về đầu tư FDI vào Việt Nam với 62,57 tỷ USD, theo sau là Nhật Bản với 57,02 tỷ USD.
Những mục tiêu cho năm 2019 là có thể đạt được
Với những tiền đề vững chắc đã tạo dựng được trong năm 2018,  TS. Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, những mục tiêu cho năm 2019 là có thể đạt được. Thậm chí, chỉ tiêu về tăng trưởng GDP hoàn toàn có thể vượt qua trong bối cảnh Việt Nam đang hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Tuy nhiên, Viện trưởng VEPR vẫn khuyến cáo, những rủi ro lạm phát vẫn cần phải được theo dõi chặt chẽ khi giá cả trên thị trường hàng hóa thế giới trồi trụt thất thường.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 69/2018/QH14 về các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội cho năm 2019. Trong đó, tăng trưởng GDP là 6,6% – 6,8%; CPI bình quân 4%; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 7 – 8%; tỷ lệ nhập siêu/tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 33 – 34%; tỷ lệ thấp nghiệp ở thành thị dưới 4%.
Nguồn -TT