VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin trong nước

Tiếp tục kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

 – Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2019, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tập trung rà soát, có giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó tập trung cơ cấu lại ba lĩnh vực trọng tâm là: đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng.
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát
Theo Nghị quyết, tình hình kinh tế – xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2019 tiếp tục xu hướng tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 7 tháng tăng 2,61%, thấp nhất trong 3 năm gần đây.
Các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo. Vốn FDI thực hiện đạt khoảng 10,6 tỷ USD, tăng 7,1%, tổng giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tăng 77,8%. Cả nước có 79,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 4,6% và tăng 29,6% về vốn đăng ký, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 29,9%.
Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư thế giới có xu hướng sụt giảm, nhất là các nước lớn, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung diễn biến phức tạp. Giải ngân vốn đầu tư công còn thấp, nhất là vốn ODA và vốn trái phiếu Chính phủ, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước chậm…
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, bảo đảm kiểm soát lạm phát. Ảnh minh họa
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, bảo đảm kiểm soát lạm phát. Ảnh minh họa
Trước những vấn đề trên, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc, nhất quán định hướng điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Từng Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP ngày 01/01/2019, các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ, Chỉ thị 09/CT-TTg ngày 01/4/2019 và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, các bộ, ngành kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, chủ động đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo, thiếu thống nhất, không rõ ràng của các quy định pháp luật và cơ chế, chính sách. Xây dựng hành lang pháp lý để quản lý và tạo điều kiện phát triển các hoạt động đổi mới sáng tạo, các mô hình kinh doanh mới trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư như: kinh tế số, kinh tế chia sẻ, thanh toán điện tử, tài sản ảo, tiền ảo…
Đồng thời, rà soát, tháo gỡ rào cản về điều kiện đầu tư kinh doanh theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh để tiếp tục cải thiện, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, bình đẳng.
Rà soát, tháo gỡ rào cản về điều kiện đầu tư kinh doanh
Nghị quyết của Chính phủ cũng nêu rõ, các bộ, ngành cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, chủ động đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo, thiếu thống nhất, không rõ ràng của các quy định pháp luật và cơ chế, chính sách. Xây dựng hành lang pháp lý để quản lý và tạo điều kiện phát triển các hoạt động đổi mới sáng tạo, các mô hình kinh doanh mới trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư như: kinh tế số, kinh tế chia sẻ, thanh toán điện tử, tài sản ảo, tiền ảo…
Đồng thời, rà soát, tháo gỡ rào cản về điều kiện đầu tư kinh doanh theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh để tiếp tục cải thiện, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, bình đẳng.
Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu; tăng trưởng tín dụng phù hợp, đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế…
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2019, phấn đấu vượt dự toán thu ngân sách; quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định; khẩn trương hoàn thiện Đề án mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn nguồn thu ngân sách nhà nước; triển khai hiệu quả cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN tạo thuận lợi thương mại. Đồng thời, phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương đẩy mạnh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; thực hiện hiệu quả giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán, tăng cường quản lý vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp trên thị trường chứng khoán; khuyến khích phát triển và quản lý chặt chẽ thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Đặc biệt, tại Nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ theo dõi, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; tăng cường công khai, minh bạch các kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, nhất là tham nhũng “vặt” và tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết công việc trong các cơ quan nhà nước.
Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương dành thời gian trực tiếp đối thoại với người dân, chủ động giải quyết ngay tại cơ sở những bức xúc của người dân, không để phát sinh thành điểm nóng, gây mất trật tự an toàn xã hội.
Nguồn -TT