VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 13/12/2018.

Lao động có thể làm việc lâu dài tại Nhật Bản và được bảo lãnh gia đình; Biểu tình bạo loạn ở Pháp: Báo động cả châu Âu; Nga – Trung sẽ lập lại trật tự thế giới mới?; Căng thẳng leo thang, Mỹ-Trung sắp giáng nhau đòn mới…là những tin chính được cập nhật.

Lao động có thể làm việc lâu dài tại Nhật Bản và được bảo lãnh gia đình

    Ảnh minh họa.  
    Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp nhận nhân lực nước ngoài theo tư cách “kỹ năng đặc biệt”. Đối tượng tuyển dụng từ 18 tuổi trở lên…
Với đa số phiếu thuận, dự luật Quản lý xuất nhập cảnh sửa đổi chính thức được Thượng viện Nhật Bản thông qua vào ngày 8/12 và có hiệu lực từ tháng 4/2019. Dự luật sẽ mở rộng cơ hội sang Nhật Bản làm việc cho lao động Việt Nam.
Thông tin này được Cục quản lý lao động ngoài nước đưa ra ngày 12/12/2018. “Dự kiến vào khoảng tháng 1/2019 sẽ có các các thông tin cụ thể về cơ chế tiếp nhận mới và hướng tới bắt đầu triển khai từ tháng 4/2019”, ông Phạm Viết Hương, Phó cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, chia sẻ.
Theo nội dung dự luật, chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp nhận nhân lực nước ngoài theo tư cách “kỹ năng đặc biệt”. Đối tượng tuyển dụng từ 18 tuổi trở lên.
Theo ông Hương thì vấn đề này hiện đang được Quốc hội Nhật Bản xem xét theo các phương hướng như: Trường hợp có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết đủ để đáp ứng công việc được gọi là “kỹ năng đặc biệt số 1”; trường hợp đã thi đỗ kỳ thi được xác định là có tính chuyên môn cao và có thể đáp ứng công việc đòi hỏi kỹ năng điêu luyện hơn được cấp tư cách “kỹ năng đặc biệt số 2”.
Với tư cách “kỹ năng đặc biệt số 1”, giới hạn thời gian làm việc là 5 năm và không được bảo lãnh gia đình. “Tuy nhiên, với tư cách “kỹ năng đặc biệt số 2″, người lao động có thể ở lại làm việc lâu dài và bảo lãnh gia đình cùng sang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản”, ông Hương nói.
Về lĩnh vực tiếp nhận, Nhật sẽ xem xét 14 ngành nghề là: xây dựng, đóng tàu/công nghiệp tàu thủy, nông nghiệp, hộ lý, lưu trú, sản xuất thực phẩm/ đồ uống, nhà hàng, ngư nghiệp, vệ sinh tòa nhà, công nghiệp rèn đúc, công nghiệp điện/điện tử/thông tin, bảo dưỡng/sửa chữa ôtô và hàng không.

Biểu tình bạo loạn ở Pháp: Báo động cả châu Âu
Phong trào biểu tình “Áo vàng” tại Pháp thực chất là nỗi đau của toàn châu Âu, được hội tụ và chọn đất Pháp để bùng nổ. Những gì diễn ra ở Pháp vài tuần qua cảnh báo một cuộc khủng hoảng rộng hơn của nền dân chủ phương Tây, và một giai đoạn nguy hiểm mà châu Âu sắp phải đối mặt.
Chính sách “thắt lưng buộc bụng” đang “kiệt sức”
Chỉ trong ba tuần, phong trào biểu tình “Áo vàng” tại Pháp đã biến đổi từ một cuộc biểu tình vì một vấn đề đơn lẻ thành một cuộc kháng chiến với một danh sách dài gồm những bất bình với Tổng thống Emmanuel Macron và chủ nghĩa tự do kiểu mới của châu Âu. Các đề nghị của người biểu tình ngày một nhiều, nhưng mục đích chung nằm ở cảm nhận rằng họ đang bị “vắt ép” về kinh tế và tiếng nói bị gạt ra ngoài lề.
Một nghiên cứu đăng trên nhật báo Le Monde vừa qua đã nêu ra danh sách gồm 42 đề nghị của người phát ngôn phong trào “Áo vàng”, trong đó một số là đề nghị của cánh tả, số khác là yêu sách của cánh hữu, và đáng chú ý là chẳng có mục nào ủng hộ các chương trình “thắt lưng buộc bụng” bằng thuế khóa của ông Macron.

Nga – Trung sẽ lập lại trật tự thế giới mới?
Báo Mỹ lo Nga – Trung Quốc liên thủ Đông Đại Tây Dương đối đầu Mỹ, NATO.
Tờ The Hill mới đây có bài bình luận của cây viết Jeff Hawn cho rằng, Nga và Trung Quốc có thể không là đồng minh nhưng họ sẵn sàng lập Liên minh Đông Đại Tây Dương để đối phó với Mỹ và liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Theo đó, tờ báo Mỹ cho rằng, Nga và Trung Quốc có nhiều điều kiện để hợp tác chặt chẽ với nhau. Trước mắt là đối nghịch với các chính sách của Mỹ.
Ông Hawn bình luận, Nga và Trung Quốc đều là ‘những đế chế cũ coi mình là nạn nhân từ các trò chơi của các nước phương Tây’.
Hai quốc gia có diện tích rộng lớn đứng top đầu thế giới này có khả năng hợp tác cùng có lợi trong nhiều lĩnh vực nhằm chấm dứt sự thống trị của Mỹ.
Tác giả bình luận, Nga và Trung Quốc có nhiều rào cảnh: sự cạnh tranh ảnh hưởng ở Trung Á, các vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong lịch sử, khác biệt về ngôn ngữ, hệ tư tưởng…. họ khó có thể trở thành đồng minh như Mỹ và các thành viên trong khối NATO.
Những mâu thuẫn trong lịch sử, tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và Trung Quốc theo ông Jeff Hawn là hoàn toàn có thể bị gạt sang một bên khi xung đột với phương Tây bắt đầu đẩy lên cao trào.
Nga và Trung Quốc hiện đang đối mặt với mối lo ngại về an ninh lãnh thổ, đặc biệt là Mỹ.

Căng thẳng leo thang, Mỹ-Trung sắp giáng nhau đòn mới
Dù Mỹ và Trung Quốc đang trong thời gian 90 ngày “đình chiến thương mại” để tìm cách dàn xếp bất đồng, nhưng căng thẳng giữa hai bên lại đang có dấu hiệu gia tăng.
Theo CNN, Bắc Kinh và Washington dự kiến sắp tung ra các đòn mới để trừng phạt lẫn nhau sau khi các quan chức Mỹ gọi Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh quốc gia Mỹ.
Căng thẳng leo thang, Mỹ-Trung sắp giáng nhau đòn mới
Báo cáo trước Quốc hội Mỹ hôm 12/12, các quan chức thuộc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Bộ Tư pháp và Bộ An ninh nội địa cáo buộc Trung Quốc ăn cắp bản quyền trí tuệ và đang dùng các phương thức gián điệp phi truyền thống, bao gồm cả việc sử dụng các Hoa kiều thường dân thay vì những điệp viên cài cắm trong các trường đại học và doanh nghiệp.
“Khi nước Mỹ tiến hành đối phó tổng lực trước mối đe dọa này, chúng ta phải giải quyết những lỗ hổng bên trong hệ thống của mình, song song với việc bảo tồn các giá trị cũng như các nguyên tắc công khai, tự do và công bằng đã giúp chúng ta phát triển thịnh vượng. Việc đó không chỉ vì tương lai của Mỹ mà còn của tương lai của cả thế giới”, E. W Priestap, Trợ lý giám đốc phản gián của FBI tuyên bố trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện.

***   Chiến trường Syria: Đội quân nổi dậy thiện chiến nhất nguy cấp, Mỹ bất lực?
(VnMedia) – Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phát động một chiến dịch quân sự mới ở phía bắc Syria trong vài ngày tới để chiến đấu chống lại lực lượng chiến binh người Kurd đang được quân đội Mỹ hậu thuẫn ở chiến trường phía đông sông Euphrates.

Dàn máy bay Nga bị bám đuổi quyết liệt, Moscow đang bị thách thức cao độ?
– Hai chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 cùng một chiếc máy bay vận tải An-124 và máy bay Il-62 của Nga đã thực hiện một chuyến bay dài 10.000km đến Venezuela. Dàn máy bay này của Nga đã bị các chiến đấu cơ F-16 của Na-uy bám đuổi trên đường đi.

Anh và EU đang tới rất gần kịch bản “Brexit không có thỏa thuận”?
Quyết định trì hoãn cuộc bỏ phiếu tại Nghị viện Anh ngày 10/12 một lần nữa cho thấy, sự chia tay êm thấm giữa Anh và EU không hề dễ dàng như mong đợi.

***   Tin sốc cho ông Trump
Tạp chí Time vừa công bố bình chọn “Nhân vật của năm 2018”. Và theo CNN, đây chắc chắn là tin gây sốc đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đúng theo thông lệ thường niên, tạp chí Time vừa công bố tên của những người được bầu chọn là Nhân vật của năm 2018. Năm nay, vinh dự thuộc về “Những người bảo vệ”, tên gọi chung cho một nhóm các phóng viên, nhà báo luôn nỗ lực tìm kiếm và phản ánh sự thật khắp toàn cầu.
Đứng đầu nhóm nhà báo được vinh danh là Jamal Khashoggi, cây bút bình luận của tờ Washington Post bị sát hại ở lãnh sự quán Ảrập Xêút tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 10. Ngoài ra, trong nhóm còn có hai phóng viên Reuters bị bắt cách đây gần 1 năm, 5 cây bút của tờ Capital Gazette thiệt mạng trong vụ xả súng tại trụ sở báo này ở Annapolis, bang Maryland, Mỹ hồi tháng 6 và nữ giám đốc điều hành trang tin Rappler.
Theo CNN, đây là lần đầu tiên Time bình chọn một người đã mất là Nhân vật của năm. Nhiều người tin, kết quả chắc chắn là tin buồn, thậm chí gây sốc đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ông Trump là người đặc biệt quan tâm đến quá trình lựa chọn Nhân vật của năm của Time. Hồi cuối tháng 11, lãnh đạo Nhà Trắng từng tự tin khẳng định trước các phóng viên rằng, ông xứng đáng được vinh danh năm nay. Hôm 10/12, tên của ông Trump cũng nằm trong danh sách 10 ứng cử viên hàng đầu cho Nhân vật của năm 2018, do chính tạp chí công bố.

– Tòa án Canada vừa nêu các điều kiện cho phép bảo lãnh tại ngoại đối với bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của Tập đoàn đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei. Theo đó, ngoài việc phải nộp 10 triệu đôla Canada tiền bảo lãnh, bà Mạnh còn phải tuân thủ hàng loạt yêu cầu khác như có 5 người bảo lãnh; giao nộp mọi hộ chiếu cùng giấy tờ đi lại và không được nộp đơn xin giấy tờ mới; phải có nhân viên an ninh hộ tống mỗi khi rời khỏi nhà; phải đồng ý đeo thiết bị giám sát điện tử; không được rời khỏi nơi ở trong khoảng thời gian từ 11h tối đến 7h sáng.

– Hàng loạt công ty và tập đoàn Trung Quốc đã kêu gọi nhân viên tẩy chay các sản phẩm đến từ các thương hiệu Mỹ, chẳng hạn như Apple, sau vụ “công chúa” Huawei bị bắt ở Canada hôm 1/12 theo yêu cầu của Washington.

– Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông sẵn sàng can thiệp vào vụ Bộ Tư pháp nước này chống lại giám đốc tài chính Huawei, nếu thấy việc đó có lợi cho an ninh quốc gia hoặc giúp mang đến một thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh.

– Trong buổi làm việc với hai nghị sĩ hàng đầu của đảng Dân chủ tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Trump đã nổi giận lôi đình và tái đe dọa, nếu Quốc hội không phê chuẩn tài trợ 5 tỉ USD cho việc xây tường rào biên giới với Mexico, ông sẽ không ký thông qua dự luật ngân sách liên bang, dẫn đến việc chính phủ phải tạm thời đóng cửa vì hết tiền hoạt động.

– Một ngày sau khi Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố hoãn cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện về thỏa thuận Brexit mới đạt được với Liên minh châu Âu (EU), đảng Bảo thủ cầm quyền đã xúc tiến một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm nội bộ đối với bà. Đại diện đảng Bảo thủ khẳng định sẽ tiến hành kiểm phiếu ngay lập tức và sớm công bố kết quả, quyết định tương lai chính trị của nữ lãnh đạo chính phủ đương nhiệm.

– Theo báo RT, cảnh sát Pháp đã xác định được nghi phạm xả súng giết chết ít nhất 3 người và làm 13 người khác bị thương tại khu chợ Giáng sinh ở thành phố Strasbourg, miền đông nước này tối 11/12. Đó là Cherif Chekatt, 29 tuổi, một cư dân ở Strasbourg và từng bị kết án tới 27 lần tại Pháp, Đức và Thụy Sĩ. Đối tượng này đang bị 350 nhân viên an ninh truy lùng sau khi bỏ trốn khỏi hiện trường gây án ở Strasbourg.

– Nhà sử học người Mỹ Douglas Selvage vừa tìm thấy một tấm thẻ điệp viên mang tên Thiếu tá Vladimir Putin trong kho hồ sơ lưu trữ ở thành phố Dresden của Bộ An ninh (Stasi) thuộc nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức cũ). Theo ông Alexander Mikhailov, một vị tướng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) đã về hưu, tấm thẻ được cấp vào ngày 31/12/1985 và có hiệu lực đến cuối năm 1989 này có thể đóng vai trò như giấy “thông hành”, giúp ông Putin dễ dàng ra vào tòa nhà của Stasi ở Dresden trong thời gian ông làm việc cho Cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) tại thành phố này.

– Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko thông báo trên Twitter rằng, ông vừa ký Đạo luật số 0206 về việc chấm dứt Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và quan hệ đối tác giữa nước này với Nga. Động thái cho thấy hiện vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng giữa Kiev và Moscow tiếp sau vụ lực lượng Nga bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraina bị cáo buộc xâm phạm lãnh hải ở Eo biển Kerch ngày 25/11 vừa qua.

– Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo vừa thử thành công hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3 Block IIA mới, do nước này hợp tác, phát triển từ năm 2005. Tháng trước, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt kế hoạch bán 21 quả tên lửa, bao gồm cả 13 mẫu tên lửa SM-3 Block IIA cho Nhật Bản.

– Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, lần thứ ba liên tiếp đăng bài chỉ trích việc Hàn Quốc quyết định mua các loại vũ khí của nước ngoài. Bình Nhưỡng coi động thái này của Seoul tương tự như việc vi phạm một thỏa thuận quân sự liên Triều nhằm hạn chế căng thẳng giữa hai nước láng giềng.

***   Thách thức lớn toàn châu Âu từ “Đốm lửa nhỏ” trên đại lộ CHAMPS-ELYSÉE
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 10-12 (giờ Paris) đã xuất hiện trên truyền hình và đích thân lên tiếng trấn an dư luận và người biểu tình. Tuy vậy, nhiều chuyên gia nhận định rằng, mùa đông ở châu Âu sẽ còn “nóng” hơn khi nhiều đám cháy khác đang nhen nhóm từ đốm lửa trên trên đại lộ Champs-Elysée, Paris.

Quan hệ Mỹ – Saudi Arabia qua vụ Khashoggi
Công luận vẫn đang chờ đợi và gây sức ép đòi hỏi phải có những biện pháp trừng phạt chính thức từ Washington đối với Saudi Arabia sau vụ sát hại dã man nhà báo Jamal Khashoggi.

Cựu luật sư Tổng thống Mỹ lãnh 3 năm tù, ông Trump đứng trước nguy cơ bị kết tội
Cựu luật sư riêng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Michael Cohen, đã bị kết án 3 năm tù hôm 12-12 với các tội danh bao gồm trả tiền cho phụ nữ vi phạm pháp luật trong chiến dịch trước cuộc bầu cử 2016, đồng thời ông này cũng hứa sẽ tiếp tục hợp tác cùng chính phủ Mỹ chống lại chính thân chủ cũ.

Giám đốc tài chính Huawei lần đầu lên tiếng sau khi được tại ngoại
Ít giờ sau khi được tòa án Canada cho tại ngoại với số tiền 7,5 triệu USD, Giám đốc tài chính kiêm Phó Chủ tịch tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc), bà Mạnh Vãn Chu đã lần đầu lên tiếng trên trang cá nhân của mình.

Thủ tướng Anh vượt qua qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, nhưng sóng gió vẫn còn
Thủ tướng Anh Theresa May đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của đảng Bảo thủ diễn ra vào tối 12-12 (giờ London). Nhưng sự làm loạn của hơn 1/3 các nhà lập pháp báo hiệu rằng Quốc hội Anh đang dần bế tắc với Brexit.

Thủ tướng Anh cảnh báo dừng hẳn Brexit nếu bị lật đổ
Thủ tướng Anh Theresa May đã thề sẽ chiến đấu vì vị trí của mình, cảnh báo rằng tiến trình Brexit bị trì hoãn hoặc thậm chí là hủy bỏ nếu bà bị các nghị sĩ Bảo thủ lật đổ.

Nhật Bản bắt tay Ấn Độ trong bàn cờ khu vực
Khác mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, quan hệ giữa Ấn Độ và Nhật Bản mạnh mẽ hơn nhiều và không có góc tối lịch sử hoặc bất kỳ điểm gợn nào. Và hiện tại, trong bàn cờ khu vực và tình hình quốc tế chung phức tạp, việc nhân lên mối quan hệ ấy có vẻ như đang được cả 2 bên quan tâm hơn bao giờ hết.

Pháp cảnh báo an ninh mức cao nhất sau khi kẻ xả súng bỏ trốn
Vụ xả súng kinh hoàng khiến nhiều người thương vong xảy ra tối 11-12 tại khu chợ Giáng sinh thuộc thành phố Strasbourg đã buộc giới chức Pháp phải nâng mức cảnh báo an ninh lên cấp độ cao nhất, trong bối cảnh kẻ tấn công vẫn chưa được bắt giữ.

Tác động địa chính trị lên giá dầu
Với nhiều phiên đi xuống vào cuối tháng 11, giá dầu thế giới đã ghi nhận tháng tồi tệ nhất trong hơn 10 năm qua. Chỉ tới đầu tháng 12, giá dầu mỏ thế giới bắt đầu tăng nhờ được hỗ trợ từ việc OPEC và các nước liên quan đồng ý cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, không phải nước nào cũng đồng ý với việc cắt giảm sản lượng để đẩy giá.

Phía sau hồi chuông báo động ở nước Pháp
Nước Pháp đang trải qua một chuỗi ngày “đen tối” lịch sử. Cuộc khủng hoảng “áo ghi-lê vàng” đang gây ra những thiệt hại nặng nề trên nhiều phương diện, trở thành đòn mạnh giáng vào chính quyền, các hoạt động chính trị, kinh tế, thương mại… và ý định “thâu tóm” quyền lực ở châu Âu. Khủng hoảng xã hội tại Pháp đang gây hoài nghi cho cả Liên minh châu Âu (EU).

Thượng đỉnh vùng Vịnh: Thoa ngoài da không trị được nội thương
6 vương quốc dầu lửa ngày 9-12 đã tụ về Riyadh, Saudi Arabia, dự Hội nghị Thượng đỉnh Vùng Vịnh (GCC) lần thứ 39. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh khu vực đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng: tranh cãi dai dẳng giữa Qatar với 5 nước còn lại, cuộc chiến Yemen và vụ sát hại nhà báo Khashoggi ngay trong tòa lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul.

Hiệp ước toàn cầu về di cư đang gây chia rẽ
Mặc dù đã được khoảng 150 nước chính thức thông qua ngày 10-12 tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc diễn ra tại Marrakesh, Morocco, song Hiệp ước toàn cầu về di cư, văn kiện quốc tế đầu tiên đặt ra 23 mục tiêu đảm bảo di cư hợp pháp và quản lý dòng người di cư tốt hơn trong bối cảnh số người di cư trên toàn thế giới đã tăng lên mức 250 triệu người, lại đang gây tranh cãi nảy lửa, thậm chí có nguy cơ gây chia rẽ sâu sắc trong lòng châu Âu và Mỹ.

COP 24 “nóng” với chìa khóa giới hạn sự tăng nhiệt Trái Đất
Ngày 11-12 (giờ địa phương), Hội nghị của Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu lần thứ 24 (COP 24) đã bước vào phiên họp cấp cao ở Katowice, Ba Lan. Tại đây, lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới đã kêu gọi đẩy nhanh tiến trình đàm phán, đồng thời đưa ra “chìa khóa” cho việc giới hạn sự nóng lên của Trái Đất.

Syria tố Mỹ, Pháp “tranh thủ” đào bới đồ cổ trái phép
Chính phủ Syria tố lực lượng Mỹ, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ hiện diện ở miền Bắc Syria đã tiến hành các vụ khai quật khảo cổ trái phép.

Xả súng kinh hoàng tại Pháp khiến 4 người thiệt mạng, nghi là khủng bố
Cảnh sát Pháp đang ráo riết truy lùng một nghi phạm nghi gây ra vụ xả súng kinh hoảng tại một khu chợ Giáng sinh nổi tiếng ở thành phố Strasbourg, Pháp vào tối 11-12 (giờ địa phương) khiến ít nhất 4 người tử vong.

Tổng hợp-TT