VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 14/5/2020.

Mỹ tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, cơ hội cho Việt Nam; FBI tố tin tặc TQ tấn công Mỹ để đánh cắp nghiên cứu về Covid-19; WHO: Virus gây bệnh Covid-19 có thể không bao giờ biến mất;  Donald Trump lệnh rút hàng tỷ USD, thêm 1 cú đòn với Trung Quốc; Thế giới sắp cán mốc 4,5 triệu ca nhiễm, gần 30.000 ca tử vong vì COVID-19…là những tin chính được cập nhật

Mỹ tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, cơ hội cho Việt Nam.

 Một mô tả về chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh minh họa   Tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu – cơ hội trăm năm có một. Một mô tả về chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh minh họa
Việt Nam được mời thảo luận cùng nhóm “bộ tứ mở rộng” (Quad Plus) để tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là tham vọng lớn của nước Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump và là cơ hội cho Việt Nam.
Tìm cách chuyển hướng, đa dạng hoá
Những ngày gần đây, truyền thông thế giới thông tin Mỹ và nhóm “bộ tứ mở rộng” (Quad Plus) sẽ xây dựng một “mạng lưới kinh tế thịnh vượng” (Economic Prosperity Network) với mục đích được cho là sẽ chuyển dịch 1 phần chuỗi cung ứng rời khỏi Trung Quốc và đa dạng hoá để giảm rủi ro.
Theo Reuters, chưa rõ những quốc gia nào sẽ nằm trong “mạng lưới kinh tế thịnh vượng”, tuy nhiên, chính quyền Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, Hàn Quốc, New Zealand, Úc, Ấn Độ và Nhận Bản. Và nhiều khả năng đây sẽ là những quốc gia được Mỹ hướng đến nhằm tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.
Cũng trên Reuters, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định, chính phủ Mỹ đang làm việc với Úc, Ấn Độ, Nhật, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam nhằm “thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu tiến lên phía trước”.
Theo ông Pompeo, các cuộc thảo luận bao gồm nội dung: “chúng ta sẽ tái cấu trúc các chuỗi cung ứng như thế nào để ngăn chặn những điều tương tự (sự gián đoạn do đại dịch Covid-19) lặp lại”.
Cơ hội cho Việt Nam
Trên thực tế, không phải bây giờ Việt Nam mới chú trọng tới việc thu hút các dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) nước ngoài. Từ lâu, chính phủ Việt Nam đã có chủ trương hút vốn từ các tập đoàn, doanh nghiệp toàn cầu nhằm phát triển sản xuất kinh doanh. Độ mở của nền kinh tế Việt Nam thuộc top đầu thế giới, với kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP đạt 200%.
Trong năm 2019, hoạt động thu hút vốn ngoại tiếp tục được đẩy mạnh. Hàng loạt DN dồn dập đầu tư vào bất động sản công nghiệp, mở rộng và mở thêm nhiều khu công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khi căng thẳng Mỹ – Trung lên cao.
Tuy nhiên, cơ hội đón vốn ngoại lần này được cho là lớn hơn bao giờ hết. Việt Nam thậm chí có thể đón cả chuỗi DN, không chỉ từ Hàn Quốc, Nhật Bản,… mà có thể còn từ các tập đoàn lớn từ Mỹ như Apple.

FBI tố tin tặc TQ tấn công Mỹ để đánh cắp nghiên cứu về Covid-19
Bộ An ninh Nội địa và Cục Điều tra Liên bang Mỹ ra thông báo chung, cho biết đang điều tra các vụ tấn công mạng nhắm vào nhiều tổ chức của nước này, do tin tặc TQ gây ra.
Theo Reuters, Bộ An ninh Nội địa và FBI cho biết các tin tặc “có liên hệ với Trung Quốc” đang cố gắng tìm kiếm và lấy đi bất hợp pháp các tài sản trí tuệ và dữ liệu y tế công cộng liên quan đến vắc-xin, phương pháp điều trị và xét nghiệm từ các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu liên quan đến Covid-19.
Tuyên bố này không đưa ra thông tin chi tiết về danh tính của các mục tiêu bị tấn công hay tin tặc. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã lên án cáo buộc này, gọi đó là “những lời dối trá”.
“FBI đã đưa ra một cảnh báo dựa trên giả định có tội mà không có bất kỳ bằng chứng nào”, đại sứ quán Trung Quốc cho biết trong một thông báo, và nói thêm rằng cáo buộc của Mỹ đã làm suy yếu “sự hợp tác quốc tế đang diễn ra để chống lại đại dịch”.

WHO: Virus gây bệnh Covid-19 có thể không bao giờ biến mất
Quan chức hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng virus corona gây bênh Covid-19 có thể sẽ không thể tự biến mất, và cần một nỗ lực khổng lồ để kiểm soát dịch bệnh.
“Điều quan trọng là phải nghĩ tới khả năng này: virus này có thể sẽ trở thành một loại virus đặc hữu khác trong cộng đồng, và nó có thể sẽ không bao giờ biến mất”, ông Mike Ryan, giám đốc chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO, nhận định trong cuộc họp báo diễn ra tại trụ sở của tổ chức này tại Geneva, theo Reuters.
“Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta phải thực tế, và tôi không nghĩ là ai đó có thể dự đoán khi nào dịch bệnh sẽ biến mất. Không có lời hứa nào trong việc này, và không có thời hạn nào cả. Covid-19 có thể trở thành một vấn đề lâu dài, hoặc có thể không”, ông Ryan nói thêm.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng thế giới có thể kiểm soát phần nào khi đối phó với bệnh dịch, mặc dù điều đó sẽ cần một nỗ lực rất lớn, ngay cả khi bào chế thành công vaccine – triển vọng mà ông mô tả là sự thành công to lớn trong việc kiểm soát đại dịch.

Ông Trump nguy cơ mất cơ hội tái cử vì Covid-19
Sự ủng hộ trong lớp người Mỹ cao tuổi dành cho Tổng thống Donald Trump sụt giảm khi nhiều người cảm thấy bị rủi ro và cô lập. Một sự thay đổi dù nhỏ ở khối cử tri này cũng có thể đe dọa cơ hội tái cử của ông.
Tạp chí CS Monitor nêu trường hợp Tommye và Rody Johnson là những người Cộng hòa chăm chỉ đi bỏ phiếu bầu nhiều thập niên qua. Năm 2016, cặp vợ chồng già ở Vero Beach, Florida, ưu ái ứng viên Donald Trump đến nỗi họ không bao giờ nghĩ sẽ bỏ phiếu cho Hillary Clinton.
Sau gần 4 năm chứng kiến những cơn bão tweet của ông Trump, bê bối luận tội và giờ là cách thức xử lý đại dịch thế giới Covid-19 mà họ cho là “thảm họa”, ông bà Johnson cho biết họ không tưởng tượng mình có thể bỏ phiếu cho ông Donald Trump lần nữa.
Tommye và Rody Johnson không phải là trường hợp duy nhất. Theo một thăm dò mới đây của Morning Consult, tỷ lệ ủng hộ dành cho Tổng thống Trump ở khối cử tri trên 60 tuổi giảm tới 20 điểm từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4, khi ngày càng nhiều người già phản đối hành động của ông hơn so với bất kỳ nhóm tuổi nào, ngoại trừ nhóm 18-29 tuổi. Phần lớn dường như liên quan đến virus corona chủng mới – mà hiện đang là đe dọa sức khỏe lớn nhất với người cao niên.

Donald Trump lệnh rút hàng tỷ USD, thêm 1 cú đòn với Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa yêu cầu Quỹ hưu trí liên bang nước này rút hàng tỷ USD ra khỏi chứng khoán Trung Quốc. Đây là một động thái tiếp theo trong cuộc chiến với Bắc Kinh, từ thương mại, tiền tệ… giờ là thị trường vốn.

***   Thế giới sắp cán mốc 4,5 triệu ca nhiễm, gần 30.000 ca tử vong vì COVID-19
(ĐCSVN) – Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến 7 giờ sáng ngày 14/5 (giờ Việt Nam), đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đã lan sang 215 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến 4.425.108 người lây nhiễm, trong đó 297.729 ca tử vong và 1.655.571 ca phục hồi.

***   Việt Nam tròn 4 tuần không có người lây nhiễm trong cộng đồng, dỡ bỏ phong tỏa ổ dịch Covid-19 cuối cùng
SGGPO-Sáng nay 14-5, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, cả nước tiếp tục không ghi nhận người mắc mới dịch Covid-19 và là ngày thứ 28 liên tiếp Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Cùng với đó, ổ dịch Covid-19 cuối cùng ở Hà Nội  cũng đã được dỡ bỏ phong tỏa, cách ly y tế.
Hiện nay, số người mắc Covid-19 tại Việt Nam vẫn là 288 trường hợp, trong đó có 148 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 13.719 người, trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 324 người, còn lại là cách ly tập trung tại cơ sở khác, tại nhà và nơi lưu trú.
Về tình hình điều trị, cả nước đã có 252/288 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Các bệnh nhân Covid-19 còn lại phần lớn trong tình trạng sức khỏe ổn định, trong đó 17 trường hợp có hơn 1 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Hiện, châu Âu vẫn là điểm nóng nhất thế giới về về tình hình dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận đã có thêm 20.744 ca nhiễm mới và 1.610 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca mắc và tử vong tại châu lục này lần lượt là 20.744 và 157.372 người.

Tây Ban Nha vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 khi ghi nhận 271.095 ca mắc bệnh, trong đó 27.104 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này cũng có thêm 1.575 ca mắc mới và 184 ca tử vong.

Anh hiện là quốc gia có nhiều ca tử vong vì COVID-19 nhiều nhất châu lục với 33.186 ca, trong đó 229.705 ca lây nhiễm. Trong 24 giờ qua, nước này cũng ghi nhận số ca tử vong vì dịch bệnh nhiều nhất châu lục với 494 trường hợp.

Nga là quốc gia ghi nhận số ca lây nhiễm COVID-19 nhiều nhất châu Âu trong 24 giờ qua với 10.028 ca. Tính đến nay, Nga đã có 242.271 ca lây nhiễm, xếp ở vị trí thứ 2 tại châu lục sau Tây Ban Nha. Nước này cũng ghi nhận đã có 2.212 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại.

Tại châu Á, đã có tổng cộng 720.802 ca nhiễm và 23.238 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 19.270 ca mắc mới và 387 trường hợp tử vong.  Riêng tại châu Á, có 406.393 ca được điều trị khỏi; 291.171 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 4.951 ca bệnh nặng.

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Nước này ghi nhận có 143.114 ca lây nhiễm, trong đó 3.952 ca tử vong. Thổ Nhĩ Kỳ cũng ghi nhận có thêm 1.639 ca nhiễm mới và 58 ca tử vong trong ngày 13/5.

Iran hiện là quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất vì COVID-19 tại châu Á khi ghi nhận đã có 6.783 trường hợp tử vong và 112.725 ca lây nhiễm. Trong 24 giờ qua, nước này cũng có thêm 1.958 ca nhiễm mới và 50 ca tử vong vì COVID-19. Ngày 13/5, Trung Quốc, nơi khởi phát đại dịch COVID-19 chỉ ghi nhận thêm 7 ca mắc mới và không có trường hợp nào tử vong.

Hết ngày 13/5, khu vực Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận tổng cộng trên 62.790 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và gần 2.000 người tử vong. Bên cạnh đó, ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công tăng lên 19.093 trường hợp.

Trong vòng 24 giờ qua, Indonesia là quốc gia có số ca mắc bệnh COVID-19 cao nhất khu vực với 689 ca; Philippines và Malaysia cùng ghi nhận số ca tử vong trong ngày là 21 trường hợp.  Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Lào và Timor-Leste vẫn chưa ghi nhận có ca tử vong nào vì COVID-19 trong khu vực.

Tại Bắc Mỹ, hiện Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu khu vực cũng như toàn thế giới về số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19 khi số ca nhiễm và tử vong lần lượt được ghi nhận là 1.428.993 và 85.144 trường hợp. Trong ngày 13/5, Mỹ cũng ghi nhận có thêm 20.357 ca mắc mới và 1.719 ca tử vong. Xếp sau Mỹ là Canada, Mexico, Cộng hòa Dominica, Panama… Hiện khu vực này ghi nhận có tổng cộng 1.568.528 ca lây nhiễm và 95.414 ca tử vong vì COVID-19. Hiện khu vực này cũng ghi nhận có 381.774 ca phục hồi; 1.091.340 ca được điều trị tích cực và 17.526 ca trong tình trạng nguy kịch.

Tại Nam Mỹ, Brazil hiện là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất do COVID-19 gây ra. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 11.555 ca mắc mới, trong đó 745 ca tử vong, nâng tổng số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19 tại nước này lần lượt lên tới 189.157 và 13.149 ca tử vong. Tính đến nay, khu vực này đã có tổng cộng 355.274 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó 19.016 ca tử vong.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 73.675 ca mắc COVID-19, trong đó 2.491 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại châu lục, với 12.074 trường hợp. Ai Cập là quốc gia có số ca tử vong cao nhất châu lục với 556 ca. Nước này cũng ghi nhận có 10.431 ca nhiễm COVID-19, xếp vị trí thứ 2 sau Nam Phi.

Ngày 13/5, Bộ Y tế Lesotho thông báo nước này đã ghi nhận ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên, qua đó trở thành quốc gia cuối cùng ở châu Phi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nguy hiểm này.

Tại châu Đại Dương, Australia là quốc gia dẫn đầu châu lục  vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 16 trường hợp mặc mới và 1 trường hợp tử vong vì virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong vì dịch bệnh tại nước này lên tới 6.980 ca, trong đó 98 trường hợp tử vong. New Zealand là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 1.497 ca, trong đó 21 trường hợp tử vong./.

Tổng hợp-TT