VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 15/6/2020.

 1/3 thế giới sẽ sống với nhiệt độ như vùng sa mạc; WHO kêu gọi thế giới chia sẻ vaccine phòng COVID-19;  Mỗi người dân Nhật được tài trợ 190 USD/ngày chỉ để đi du lịch; Bắc Kinh, Tokyo, Seoul đồng loạt tăng vọt ca nhiễm, Covid-19 trỗi dậy?…là những tin chính được cập.

1/3 thế giới sẽ sống với nhiệt độ như vùng sa mạc

Do hạn hán kéo dài, sản lượng ngũ cốc của Romania trong niên vụ 2020-2021 được dự báo sẽ giảm 2,6%. Ảnh: Reuters   Do hạn hán kéo dài, sản lượng ngũ cốc của Romania trong niên vụ 2020-2021 được dự báo sẽ giảm 2,6%. Ảnh: Reute

Thảm họa tới gần
Ai đó có thể đang nghĩ tới việc con người sẽ sống trên một hành tinh nào đó ngoài trái đất trong tương lai. Nhưng với nhiều người, việc làm sao để bảo vệ ngôi nhà chung trái đất lúc này trước tác động của biến đổi khí hậu còn quan trọng hơn thế. Tuy nhiên nếu lượng phát thải CO2 vẫn tiếp tục tăng lên và không được kiểm soát chặt chẽ như hiện nay thì đó sẽ là một thảm họa khủng khiếp đối với nhân loại vào cuối thế kỷ này.
Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ, mức nhiệt độ cao thường thấy tại sa mạc Sahara có khả năng xuất hiện ở khoảng 20% diện tích toàn cầu, tức chiếm tới 1/3 nơi nhân loại sinh sống nếu lượng CO2 vẫn tiếp tục tăng như hiện nay.
Chuẩn bị sớm các kịch bản
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ sử dụng RCP8.5, một kịch bản mô tả mức phát thải carbon ở mức cực đoan nhất nhằm mô hình hóa những gì có thể xảy ra vào cuối thế kỷ này, cho thấy, các khu vực có nhiệt độ tương tự như sa mạc Sahara chiếm tới 20% diện tích trái đất, cũng là nơi sinh sống của khoảng 3 tỷ người. Và nếu không di cư tới khu vực khác, họ sẽ phải tiếp tục chung sống với nền nhiệt độ cao như sa mạc Sahara trong tương lai.
Vẫn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển của con người nhưng trên hết, nhiệt độ vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động tới sự tồn vong và phát triển của nhân loại. Đặc biệt mức nhiệt độ tăng đột biến trong 50 năm nữa sẽ trở nên khắc nghiệt hơn nhiều những gì mà con người đã từng trải qua suốt 6 ngàn năm trước.
Cảnh báo trên sẽ buộc chúng ta phải thay đổi nếu không muốn nhận lấy hậu quả cay đắng nhất. Nếu con người vẫn tiếp tục thải CO2 mà không có lộ trình cắt giảm mạnh mẽ, làn sóng di cư vào năm 2070 là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

WHO kêu gọi thế giới chia sẻ vaccine phòng COVID-19
Vaccine phòng virus SARS-CoV-2 cần phải được xem là một hàng hóa công toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, cần phải đảm bảo tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận công bằng đối với bất kì loại vaccine nào đang được phát triển.
Phát biểu họp báo ngày 12/6, Tổng Giám đốc WHO Adhanom Ghebreyesus khẳng định mọi loại vaccine được xem là hàng hóa công toàn cầu cần phải được thúc đẩy và giới lãnh đạo cần đưa ra cam kết chính trị. Tuyên bố của WHO được đưa ra trong bối cảnh ngày càng nhiều quan ngại rằng một số quốc gia có thể tích trữ vaccine hoặc thuốc dùng để điều trị COVID-19, khiến các nước nghèo không thể tiếp cận.
Cũng trong cuộc họp báo, chuyên gia hàng đầu của WHO Mike Ryan nhận định tình hình hiện nay ở Brazil, một trong những điểm nóng trên bản đồ COVID-19 hiện tại, ngày càng trở nên đáng quan ngại ở khu vực các thành phố. Theo ông Ryan, hệ thống y tế Brazil “vẫn đang ứng phó” được dịch, dù một số khoa điều trị tích cực đang chịu áp lực lớn với hơn 90% số giường đều có bệnh nhân. Ông cũng nhấn mạnh hầu hết các khu vực trên thế giới hiện vẫn trong làn sóng dịch đầu tiên.
Bên cạnh đó, WHO cũng cho rằng những bà mẹ đang cho con bú dường như không lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cho con nhỏ, và dựa trên những bằng chứng hiện tại, lợi ích của việc cho con bú vượt qua bất kì nguy cơ tiềm tàng nào của việc lây nhiễm./.

 Mỗi người dân Nhật được tài trợ 190 USD/ngày chỉ để đi du lịch
(Doanhnhan.vn) – Chiến dịch Go to Travel của chính phủ Nhật, bắt đầu từ tháng 7, sẽ trợ cấp cho khách du lịch địa phương các khoản phí ăn ở, đi lại và vé tham quan.
Ngành công nghiệp du lịch “tan hoang” sau đại dịch Covid-19 của Nhật Bản đang vô cùng vui mừng khi sắp tới đây, chính phủ sẽ tung ra một gói hỗ trợ các công ty lữ hành cũng như kích thích nhu cầu đi lại của người dân mang tên “Go to Travel”.
Kế hoạch chi tiết của chiến dịch này hiện vẫn đang trên đà hoàn thiện nhưng chính phủ Nhật cho biết, nó sẽ bao gồm các khoản trợ cấp lên tới 20.000 JPY (190 USD) mỗi ngày cho một khách, được chi trả dưới dạng giảm giá ăn, ở, đi lại hay vé tham quan.
“Chiến dịch Go To Travel đang được chính phủ Nhật xem xét nhằm mục tiêu kích thích nhu cầu du lịch nội địa Nhật Bản sau đại dịch Covid-19 và sẽ chỉ chi trả một phần các khoản phí”, theo thông tin của cơ quan Du lịch Nhật Bản đăng trên Twitter ngày 27/05.
Để được nhận giảm giá, du khách Nhật phải đặt tour của công ty lữ hành nội địa hoặc ở tại các khách sạn trong nước và các ryokan, một loại hình quán trọ của Nhật. Chiến dịch có thể sẽ bắt đầu vào tháng 7, theo tuyên bố từ Chính phủ nước này.

Bắc Kinh, Tokyo, Seoul đồng loạt tăng vọt ca nhiễm, Covid-19 trỗi dậy?
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản bất ngờ ghi nhận số ca nhiễm có xu hướng tăng trở lại trong những ngày gần đây, cho thấy Covid-19 hoàn toàn có thể tái xuất khi mở cửa trở lại.
Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo phát hiện 57 ca nhiễm Covid-19 mới trong vòng 24 giờ kể từ đêm 13/6, con số cao nhất trong vòng 1 ngày ở quốc gia này kể từ giữa tháng tư. 36 trường hợp trong số này được ghi nhận ở thủ đô Bắc Kinh – siêu đô thị với dân số 20 triệu người.
Tất cả ca nhiễm ở Bắc Kinh đều liên quan đến Tân Phát Địa – khu chợ bán buôn lớn nhất thành phố. Địa điểm này đã bị đóng cửa và phong toả kể từ 13/6. 26 ca nhiễm là người làm việc tại khu chợ và 9 người còn lại đều có lịch sử lui tới đây. Khu chợ trở thành ổ dịch mới của thành phố sau 55 ngày không ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng.
Trung Quốc, nơi đầu tiên bùng phát đại dịch vào cuối năm ngoái, và một số nước khác sớm bị ảnh hưởng bởi virus corona như Hàn Quốc, Italy và Tây Ban Nha đang chứng kiến số ca nhiễm giảm. Trong khi đó Brazil, Mỹ và Ấn Độ đang chứng kiến số ca nhiễm gia tăng.
Trung Quốc ứng phó với sự lây lan của dịch bệnh bằng những biện pháp có thể coi là quyết liệt nhất thế giới, phong toả một khu vực rộng lớn với 60 triệu dân và đóng cửa phần lớn hoạt động kinh tế. Công thức này sau đó đã được học tập bởi chính phủ một số nước khác.
Sau khi tuyên bố chống dịch thành công vào cuối tháng 3, chính phủ Trung Quốc đã mở cửa trở lại phần lớn các hoạt động kinh tế và du lịch nội địa. Nhưng đến ngày 13/6 vừa qua, chính quyền Bắc Kinh đã phải phong toả 11 khu dân cư xung quanh khu chợ Tân Phát Địa sau khi phát hiện ổ dịch ở đây.
Cơ quan Hàng không Dân dụng Trung Quốc cũng đình chỉ đường bay nối thành phố Quảng Châu với thủ đô Dhaka của Bangladesh, sau khi phát hiện 17 hành khách nhiễm Covid-19 trên một chuyến bay của hãng hàng không China Southern Airlines.

Cùng lúc đó, Hàn Quốc cũng ghi nhận 34 ca nhiễm mới, cho thấy xu hướng gia tăng số ca nhiễm trong thời gian gần đây. Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc cho biết 30 trường hợp trong số này được phát hiện ở thủ đô Seoul, nơi chiếm một nửa dân số 51 triệu người của quốc gia này.

Số ca nhiễm ở Nhật Bản cũng có xu hướng đi lên, phần lớn được phát hiện tại các khu vực dịch vụ giải trí ban đêm của thủ đô Tokyo.

Trong khi đó, với hơn 10.000 ca nhiễm mới được ghi nhận mỗi ngày trong tuần qua, Ấn Độ đã có hơn 300.000 trường hợp dương tính với Covid-19, trở thành vùng dịch lớn thứ 4 thế giới. Các thành phố đông dân nhất như New Delhi hay Mumbai đều phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt giường bệnh nghiêm trọng, vì vậy tỷ lệ tử vong được dự đoán sẽ tăng lên trong những ngày tới.
Nam Mỹ trở thành điểm nóng của thế giới

Cũng trong ngày 13/6, Bộ Y tế Ai Cập ghi nhận 1.677 ca nhiễm mới. Quốc gia đông dân nhất thế giới Arab tới nay đã có 42.980 ca nhiễm và 1.484 người tử vong vì đại dịch. Saudi Arabia cũng ghi nhận tới 4.233 ca nhiễm mới hôm 14/6, mức kỷ lục trong ngày, nâng tổng số người nhiễm ở nước này lên 127.500 trường hợp.

Ở châu Âu, Ukraine thông báo có 753 ca nhiễm mới, nhiều hơn gấp đôi con số trung bình hàng ngày hồi đầu tháng. Giới chức Bắc Macedonia, quốc gia nhỏ bé với chỉ 2 triệu dân, cũng ghi nhận 196 ca nhiễm mới.

Tại Mỹ, tình hình vẫn đáng quan ngại, đặc biệt là ở các bang phía tây nam. Arizona ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, dù khi dỡ bỏ lệnh phong toả vào giữa tháng 5, con số này chỉ nằm dưới mốc 400. Thế nhưng, thống đốc bang là ông Doug Ducey vẫn không yêu cầu mọi người phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

Tại New Orleans, các quán bar bắt đầu mở cửa trở lại. Nhà hàng ở San Francisco cũng bắt đầu đón khách từ ngày 12/6 và chính quyền bang California, bang đông dân nhất nước Mỹ, đã cho phép các khách sạn, sở thú, bảo tàng và thuỷ cung đi vào hoạt động.

Utah và Oregon, hai bang ở phía tây đã quyết định hoãn dỡ bỏ phong toả, sau khi chứng kiến số ca nhiễm tăng vọt trong thời gian gần đây.

Tại Mexico, mặc dù chưa kiểm soát được dịch bệnh nhưng chính phủ nước này đã cho mở cửa trở lại nền kinh tế từ ngày 1/6. Mexico ghi nhận 15.000 trường hợp tử vong, cao thứ 7 thế giới và 130.000 ca nhiễm, nhưng chính phủ cũng nói rằng số ca nhiễm trên thực tế còn có thể cao hơn, vì nước này chỉ xét nghiệm cho người có triệu chứng.

Ở khu vực Nam Mỹ, Brazil trở thành quốc gia có nhiều ca tử vong thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ. Trong khi đó tại Chile, Bộ trưởng Y tế Jaime Manalich đã phải từ chức sau khi người dân hoài nghi về số liệu thật sự các ca tử vong trên toàn quốc.

Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, ít nhất 430.000 người trên toàn cầu đã thiệt mạng vì Covid-19, và số ca nhiễm vào lúc này đã lên tới 7,78 triệu trường hợp, tăng gấp đôi chỉ sau hơn 1 tháng. Đại dịch đang lây lan mạnh mẽ ở khu vực Mỹ Latin, đe doạ hệ thống chăm sóc y tế yếu ớt ở đây, và có khả năng gây ra bất ổn chính trị.
Bên trong ‘khu tự trị’ không có cảnh sát trong lòng nước Mỹ Tại khu dân cư ngay trung tâm TP Seattle (Mỹ), đoàn biểu tình đã buộc cảnh sát phải rời đi. Sau đó, họ đặt rào chắn bao quanh và đặt tên nơi đây là “khu tự trị Capitol Hill”.

***   Bắc Kinh đau đầu với ổ dịch mới có đặc điểm giống Vũ Hán
Việc xuất hiện một loạt trường hợp mắc COVID-19 không triệu chứng tại chợ nông sản khiến giới quan sát lo ngại Bắc Kinh rất có thể sẽ đối diện làn sóng dịch bệnh như từng xảy ra ở Vũ Hán. Chính quyền thủ đô Trung Quốc ngày 14/6 ráo riết truy vết người nhiễm để khống chế dịch bệnh tại đây.

Tấn công đẫm máu tại Nigeria, nhiều binh sĩ và dân thường thiệt mạng
Ít nhất 20 binh sĩ và hơn 40 dân thường đã thiệt mạng cùng hàng trăm người khác bị thương trong 2 vụ tấn công do các phần tử Hồi giáo cực đoan thực hiện ở bang Borno, phía Đông Bắc Nigeria, Reuters ngày 14/6 đưa tin.

Mỹ lại nóng vì biểu tình sau cái chết của công dân da màu
Nhà hàng Wendy tại Atlanta, Mỹ, nơi một người đàn ông da màu bị cảnh sát bắn chết khi có hành vi chống đối, đã bị nhóm người biểu tình thiêu rụi trong đêm 13/6 (giờ địa phương). Mỹ lại nóng vì các cuộc biều tình chống phân biệt chủng tộc.

Hàn Quốc vội vã “hồi đáp” tuyên bố gây sốc của em gái ông Kim Jong-un
Ngay sau khi bà Kim Yo-jong tuyên bố sẽ có “bước hành động tiếp theo” nhằm vào Hàn Quốc, Seoul đã tiến hành họp khẩn ngày 14/6, đưa ra lời kêu gọi Bình Nhưỡng cần tuân thủ các thỏa thuận liên Triều đã ký kết trước đây.

Phai nhạt mối quan hệ đồng minh Mỹ – Đức
Giới chuyên gia cho rằng, ý định cắt giảm số binh sĩ Mỹ đồn trú tại Đức là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa Washington và đồng minh quan trọng đang phai nhạt.

Kinh hoàng nổ xe bồn tại Trung Quốc, gần 200 người thương vong
Ít nhất 18 người chết và 166 người bị thương khi một xe bồn chở nhiên liệu phát nổ trên đường cao tốc ở miền Đông Trung Quốc vào chiều 13/6.

Để Chile “sa lầy” vào COVID-19, Bộ trưởng Y tế phải từ chức
Bô trưởng Y tế Chile, ông Jaime Manalich, đã đệ đơn từ chức ngày 13/6 (giờ địa phương) và được Tổng thống nước này chấp thuận, sau những ồn ào về chính sách chống COVID-19 do ông triển khai, vốn đang khiến số ca nhiễm tại Chile tăng cao kỷ lục.

Người biểu tình chống phân biệt chủng tộc đụng độ cảnh sát Pháp
Lực lượng cảnh sát đã buộc phải sử dụng hơi cay để trấn áp các đối tượng quá khích, trong một cuộc biểu tình quy mô lớn được hàng nghìn người dân Pháp tham gia ngày 13/6 (giờ địa phương) nhằm chống phân biệt chủng tộc tại thủ đô Paris, Reuters đưa tin.

Quốc tế phản đối quyết định trừng phạt của Mỹ đối với ICC
Dự luận quốc tế đã lên tiếng phản đối việc Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua các biện pháp trừng phạt mọi hoạt động điều tra xoay quanh các cáo buộc binh lính Mỹ phạm tội ác chiến tranh tại Afghanistan của Tòa án hình sự quốc tế (ICC).

Xuất hiện nhiều ca nhiễm COVID-19, Bắc Kinh kích hoạt chế độ thời chiến
Một quận của Bắc Kinh ngày 13/6 đã phải kích hoạt “chế độ thời chiến”, đồng thời, thành phố này cũng phải cấm khách du lịch sau khi phát hiện một loạt các ca bệnh COVID-19 mới gần khu vực chợ đầu mối, khiến nhiều người lo ngại về một làn sóng dịch bệnh mới.

Đầu độc người vô gia cư rồi quay phim làm trò tiêu khiển
Một người đàn ông ở California đã bị bắt vì cáo buộc “tặng” thức ăn có độc cho 8 người vô gia cư, sau đó quay phim họ quằn quại trong đau đớn như một trò giải trí.

Cựu sĩ quan ghì chết người ở Mỹ có thể nhận lương hưu đến 1,5 triệu USD
Cựu sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin, người ghì gối vào cổ của người đàn ông da màu George Floyd khiến ông này tử vong, có thể sẽ nhận được đến 1,5 triệu USD trợ cấp hưu trí ngay cả khi bị kết tội giết người.

Mở cửa trở lại quá sớm, nhiều bang ở Mỹ đang phải trả giá đắt
Sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 mới ở các bang miền Nam và Trung Tây của Mỹ không phải là làn sóng dịch bệnh thứ hai mà là sự quay trở lại của làn sóng đầu tiên, theo chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ.

Đàm phán phi hạt nhân hóa Mỹ – Triều tiếp tục bế tắc
Trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 12-6, Ngoại trưởng CHDCND Triều Tiên Ri Son Gwon tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ thúc đẩy việc phát triển các vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, trong bối cảnh đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ bế tắc.

Tổng thống Brazil khuyến thích người ủng hộ đột nhập bệnh viện “tìm ra sự thật”
Số người chết COVID-19 ở Brazil đã vượt qua Anh trong ngày 12/6, trở thành nước có số ca tử vong cao thứ hai trên thế giới với 41.828 ca, tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết rằng hệ thống y tế của nước này vẫn đương đầu được với áp lực.

Cảnh báo các lực lượng cực đoan “thừa nước đục thả câu”
Tình báo Australia cho biết, lực lượng cực đoan ở nước này đang lợi dụng dịch COVID-19 để lan truyền tư tưởng cực đoan và tuyển mộ các thành viên mới.

Tổng thống Putin tin người Nga ủng hộ sửa hiến pháp
Tổng thống Vladimir Putin tin tưởng người dân Nga ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp, dự kiến được đưa ra trưng cầu dân ý vào ngày 1/7 tới.

Tổng hợp-TT