VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 17/3/2021.

    Điều kiện như tiện thể; Tuyên bố chung Mỹ – Nhật đề cập vấn đề Trung Quốc và Triều Tiên; WHO khuyến nghị tiếp tục tiêm vaccine AstraZeneca; Nga tặng vaccine Sputnik V cho Việt Nam; Đảo chính tại Myanmar đe doạ “bốc hơi” hàng tỷ USD đầu tư nước ngoài, bức tranh kinh tế chuyển màu xám; Hơn 121 triệu ca nCoV toàn cầu, các nước phản ứng trái chiều về vaccine AstraZeneca…là những tin chính được cập nhật.
Điều kiện như tiện thể
Ảnh minh họa /// monash.edu    Ảnh minh họa
Ngày 18.3 tới, phái đoàn ngoại giao của Mỹ và Trung Quốc dự kiến gặp nhau lần đầu tiên kể từ khi Nhà Trắng có chủ nhân mới.
Nhìn chung, quan hệ Mỹ – Trung thời gian qua còn tồi tệ hơn cả thời chính quyền trước ở Mỹ. Không bên nào và cả thế giới bên ngoài nữa không kỳ vọng cuộc hội đàm ngoại giao lần tới của Washington và Bắc Kinh sẽ có kết quả tích cực, để hai bên khắc phục bất hòa. Triển vọng hai bên đạt kết quả với ý nghĩa và tác động khai thông đột phá càng trở nên mờ mịt sau khi Washington mới đây tuyên bố chỉ có thể bình thường hóa trở lại quan hệ với Bắc Kinh khi Trung Quốc cũng bình thường hóa trở lại quan hệ với Úc. Cụ thể là Bắc Kinh phải chấm dứt chính sách gây áp lực và trừng phạt Canberra.
Đó là tuyên bố được đưa ra bởi ông Kurt Campbell, Đặc phái viên của Mỹ về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ông Campbell còn khẳng định đó là điều kiện tiên quyết của Mỹ đối với chương trình nghị sự của mọi cuộc trao đổi gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như giữa Mỹ và các đồng minh, đối tác của Mỹ khi đề cập đến Trung Quốc.
Đài truyền hình Úc đình chỉ phát sóng kênh tin tức của Trung Quốc
Như thế có nghĩa là Washington làm khó Bắc Kinh. Chỉ riêng việc bị Mỹ đưa ra điều kiện tiên quyết đã làm cho Trung Quốc gần như không thể chấp nhận, lại còn như thể tiện thể cho Úc hưởng lợi theo, thì chắc chắn sẽ thách thức mức độ sẵn sàng của Trung Quốc trong việc thỏa hiệp với Mỹ. Đấy là điềm bất lành đối với hội đàm sắp tới.
Tuyên bố chung Mỹ – Nhật đề cập vấn đề Trung Quốc và Triều Tiên
VOV.VN – Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Nhật Bản ngày 16/3 đã tham dự cuộc họp ủy ban tham vấn an ninh giữa hai nước. Hai bên đã ra tuyên bố chung về một loạt vấn đề bao gồm Trung Quốc và Triều Tiên sau cuộc họp.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, tuyên bố chung nêu rõ mối quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật tiếp tục là cơ sở cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị và các thách thức như Covid-19 và biến đổi khí hậu, Mỹ và Nhật Bản tái khẳng định cam kết thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở và một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Mỹ và Nhật Bản cho rằng cách hành xử của Trung Quốc không tuân thủ trật tự quốc tế hiện nay và mang lại các thách thức về công nghệ, quân sự, kinh tế và chính trị đối với liên minh Mỹ – Nhật cũng như cộng đồng quốc tế. Các bộ trưởng hai nước cam kết chống lại cưỡng ép và hành vi gây bất ổn đối với các nước khác trong khu vực đồng thời cản trở hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ.
Các bộ trưởng hai nước tái khẳng định ủng hộ thương mại hợp pháp không bị cản trở và tôn trọng đối với luật pháp quốc tế bao gồm tự do hàng hải và hàng không và các hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác. Các bộ trưởng bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với các hành động gây gián đoạn gần đây ở khu vực như luật hải cảnh của Trung Quốc. Hai bên cũng thảo luận cam kết của Mỹ đối với quốc phòng của Nhật Bản theo Điều 5 của hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật bao gồm quần đảo Senkaku. Mỹ và Nhật Bản tiếp tục phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm tìm cách thay đổi hiện trạng hoặc cản trở Nhật Bản quản lý quần đảo Senkaku.
Các bộ trưởng hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan và phản đối các yêu sách và hoạt động trên biển phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Các bộ trưởng cũng nhắc lại rằng phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài thường trực trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, là cuối cùng và ràng buộc về pháp lý đối với các bên. Các bộ trưởng cũng chia sẻ các mối quan ngại liên quan tới tình hình nhân quyền ở Hồng Công và Tân Cương.
WHO khuyến nghị tiếp tục tiêm vaccine AstraZeneca
(SGGP) Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia không tạm dừng chiến dịch tiêm chủng sau khi nhiều quốc gia châu Âu và một quốc gia ở châu Á tạm ngưng sử dụng vaccine Covid-19 của hãng dược AstraZeneca vì lo ngại nguy cơ sinh cục máu đông. WHO cho biết đang xem xét lại các báo cáo liên quan vaccine AstraZeneca và sẽ sớm công bố kết quả.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, nhà khoa học hàng đầu của WHO, bà Soumya Swaminathan, nêu rõ: “Chúng tôi khuyên mọi người không nên hoảng sợ và khuyến nghị các quốc gia tiếp tục tiêm vaccine AstraZeneca. Cho đến nay, chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng đông máu và vaccine”.
Nga tặng vaccine Sputnik V cho Việt Nam
(VnExpress) Một lô vaccine Covid-19 Sputnik V theo chân Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev đến Việt Nam ngày 16/3, làm quà tặng.
Theo truyền thông Nga, ông Patrushev đến Hà Nội để tham vấn an ninh Nga – Việt trong hai ngày 16-17/3. Lô vaccine Sputnik V tặng Việt Nam, theo quyết định của Tổng thống Vladimir Putin.
Trao đổi với VnExpress sáng 16/3, ông Đặng Việt Hùng, Vụ trưởng Hợp tác Quốc tế, Bộ Y tế, cho biết lô vaccine này đã được chuyển vào kho lạnh tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để bảo quản. Việc chuyển giao, điều phối vaccine sẽ do Chính phủ điều tiết, có thể về Bộ Y tế hoặc các đơn vị khác.
Một lãnh đạo khác (không muốn nêu tên) của Bộ Y tế, cho biết lô vaccine này có 1.000 liều.
Sputnik V đã được phê duyệt sử dụng tại hơn 50 quốc gia. Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng được đăng tải trên tạp chí Lancet, vaccine hiệu quả 91,6%, là vaccine Covid-19 thứ ba trên thế giới đạt hiệu quả trên 90%. Kết quả sơ bộ, Sputnik V hai liều có hiệu quả cao, đáp ứng tốt ở tình nguyện viên trên 18 tuổi.
Đảo chính tại Myanmar đe doạ “bốc hơi” hàng tỷ USD đầu tư nước ngoài, bức tranh kinh tế chuyển màu xám
Sau nhiều năm bị cô lập, Myanmar được cho là chiếc mỏ vàng mà bất cứ nhà đầu tư nào muốn nhắm đến, thế nhưng cuộc đảo chính ngày 1/2 đã phá hủy tất cả.
Đã 10 năm kể từ khi nền kinh tế Myanmar mở cửa ra thế giới. Từ một trong những quốc gia nghèo nhất Đông Nam Á, Myanmar trở mình, biến thành miền đất hứa với vô số khoản đầu tư nước ngoài.
Chiến thắng của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên năm 2015 cùng quyết định dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Mỹ và EU như cú hích thúc đẩy giới ngân hàng và nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Myanmar.
Myanmar, thiên đường kinh doanh còn sót lại ở châu Á
Dưới thời bà Aung San Suu Kyi, kinh tế Myanmar bắt đầu khởi sắc. Sau nhiều năm bị cô lập, Myanmar được cho là chiếc mỏ vàng mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng muốn nhắm đến.
Không chỉ giàu năng lượng, khoáng sản, vàng, đá quý, Myanmar còn được biết đến với trữ lượng khí tự nhiên đứng thứ 14 thế giới với khoảng 600 tỷ m3. Thêm vào đó, xứ sở chùa vàng còn sở hữu vị trí địa chính quan trọng, thuận lợi để giao thương buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới. Myanmar thực sự là miếng bánh ngon mà nhiều cường quốc tham vọng như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản ai cũng muốn dành phần.
CHỈ TRONG BÁN KÍNH 2KM, TRUNG QUỐC PHÁT HIỆN 24 CHỦNG VIRUS CORONA MỚI TỪ LOÀI DƠI
Dẫn kết luận nghiên cứu của nhóm khoa học do Giáo sư Shi Weifong làm việc tại Đại học Y dược Sơn Đông dẫn đầu, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin trong tổng số 24 chủng virus corona được phát hiện có một chủng virus mang “trình tự gen được cho là gần như tương đồng với trình tự gen của virus SARS-CoV-2 tính đến thời điểm hiện tại”. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra những virus được tìm thấy không phải là “tổ tiên” trực tiếp của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19….
*** Hơn 121 triệu ca nCoV toàn cầu, các nước phản ứng trái chiều về vaccine AstraZeneca
Thế giới ghi nhận hơn 121 triệu ca nhiễm, gần 2,7 triệu người chết do nCoV, thêm vài nước đình chỉ tiêm vaccine AstraZeneca, trong khi có nước bênh vực.
Thế giới đã ghi nhận 121.184.427 ca nhiễm nCoV và 2.680.461 ca tử vong, tăng lần lượt 442.549 và 9.356, trong khi 97.677.349 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Ít nhất 133 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tiêm hơn 381 triệu liều vaccine Covid-19. Tuy nhiên, quá trình này đang bị đình trệ khi nhiều nước quyết định ngừng tiêm vaccine của AstraZeneca, sau báo cáo về một số trường hợp bị đông máu sau khi tiêm.
Lithuania, Thụy Điển, Luxembourg và Cyprus hôm qua tham gia vào danh sách những nước đang đình chỉ vaccine AstraZeneca. Trong khi đó tại Canada, Thủ tướng Justin Trudeau bảo vệ loại vaccine này. Một ủy ban khoa học còn mở rộng khuyến nghị sử dụng, bao gồm thêm những người từ 65 tuổi trở lên. Australia cũng tuyên bố vẫn tin tưởng và tiếp tục triển khai vaccine AstraZeneca.
Giám đốc Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) Emer Cooke hôm qua cho biết họ “vẫn tin tưởng một cách chắc chắn rằng những lợi ích của vaccine AstraZeneca trong việc ngăn ngừa Covid-19, cùng nguy cơ nhập viện và tử vong liên quan, cao hơn hẳn so với rủi ro từ các tác dụng phụ”. Các chuyên gia về an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng họp để thảo luận về vaccine này.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 30.182.900 ca nhiễm và 548,.980 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 50.848 và 1.071 trường hợp so với một ngày trước đó.
Nhìn chung, số ca nhiễm nCoV mới tại Mỹ vẫn có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tại 15 bang, số ca nhiễm mới được báo cáo 7 ngày qua cao hơn ít nhất 10% so với một tuần trước, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins. Riêng hai bang Minnesota và Michigam, số ca cao hơn đến 40% so với tuần trước.
Thông thường, giới chuyên gia cho biết cần có thêm dữ liệu vững chắc, ít nhất trong vài tuần, để xác định xu hướng đại dịch. Tuy nhiên, khi các biến chủng mới hơn và dễ lây lan hơn của nCoV ngày càng phổ biến tại Mỹ, việc nắm bắt các dấu hiệu cảnh báo sớm có thể là chìa khóa để kiềm chế tình trạng truyền nhiễm.
Giới chuyên gia đang lo ngại một số người Mỹ đang lơi lỏng cảnh giác quá sớm, ngay tại thời điểm mối đe dọa đang rình rập và có nguy cơ xóa sạch những tiến bộ Mỹ đạt được trong cuộc chiến chống Covid-19. Hơn 10 lãnh đạo bang đã nới lỏng biện pháp hạn chế trong tháng này, với lý do tình hình đang có xu hướng cải thiện và số lượng người được tiêm chủng ngày càng tăng.
Lượng người di chuyển bằng đường hàng không cũng đạt kỷ lục, khi đám đông bắt đầu đến các điểm du lịch. Sự kết hợp của những yếu tố này khiến giới chức lo ngại có thể tạo nền tảng cho một đợt bùng phát mới.
Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, ghi nhận 11.594.204 ca nhiễm và 281.626 ca tử vong vì Covid-19, tăng 68.727 và 2.024 trong 24 giờ qua.
Brazil đã đặt hàng 100 triệu liều vaccine Covid-19 Pfizer-BioNTech và 38 triệu liều của Johnson & Johnson, nhằm tìm cách đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng đang bị tụt hậu. Hôm 12/3, Bộ Y tế nước này còn ký hợp đồng mua 10 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga, dự kiến giao trong quý II năm nay.
Hiện khoảng 4,6% dân số Brazil đã nhận được ít nhất một liều vaccine. Hai loại vaccine đang được sử dụng ở Brazil là AstraZeneca của Anh và CoronaVac của Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình đại dịch ngày càng nghiêm trọng, khi các bệnh viện đang bị đẩy đến gần mức quá tải trên khắp đất nước.
Ấn Độ báo cáo thêm 28.869 ca nhiễm và 187 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì nCoV toàn quốc lên lần lượt 11.438.464 và 159.079.
Đây là ngày thứ 6 liên tiếp nước này ghi nhận hơn 20.000 ca nhiễm mới, trong bối cảnh các lệnh hạn chế nhằm ngăn chặn virus được mở rộng ở những khu vực đại dịch có xu hướng gia tăng.
Maharashtra, bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất, hôm 15/3 yêu cầu các rạp chiếu phim, khách sạn và nhà hàng hạn chế số lượng khách xuống một nửa sức chứa cho đến cuối tháng. Đám cưới và sự kiện xã hội khác cũng sẽ bị hạn chế lượng người tham dự. Một số địa phương trong bang bị phong tỏa.
Chính phủ Ấn Độ đánh giá nguyên nhân khiến tình hình trở nên tồi tệ là việc tụ tập đông người và tâm lý ngại đeo khẩu trang của người dân, thay vì đề cập tới các biến chủng nCoV như phương Tây.
Ấn Độ đã tiêm vaccine Covid-19 cho gần 26 triệu người kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vào giữa tháng 1. Nước này đặt mục tiêu tiêm chủng cho 300 triệu người trong tổng số 1,35 tỷ dân vào tháng 8.
Anh, vùng dịch lớn thứ năm thế giới, báo cáo 4.268.821 người nhiễm và 125.690 người chết, tăng lần lượt 5.294 và 110 trường hợp. Mức tăng ca nhiễm mới đang có xu hướng giảm.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết bất chấp dấu hiệu tích cực, người dân vẫn phải cẩn trọng với nguy cơ ca nhiễm bùng phát trở lại. Bên cạnh đó, ông khẳng định vaccine Covid-19 của AstraZeneca an toàn, chính phủ Anh rất tự tin sử dụng vaccine này trong chiến dịch tiêm chủng.
“Cơ quan Quản lý Dược phẩm Anh (MHRA) là một trong những đơn vị quản lý khắt khe và giàu kinh nghiệm nhất trên thế giới. Họ đều không thấy có lý do nào để ngừng chương trình tiêm chủng”, Johnson cho hay.
Anh là nước đầu tiên trên thế giới triển khai tiêm chủng đại trà vaccine Covid-19, bắt đầu từ tháng 12, phần lớn sử dụng vaccine của AstraZeneca và Pfizer. Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock hôm qua tiếp tục trấn an rằng vaccine AstraZeneca “đang cứu sống người Anh”, kêu gọi người dân hãy đến tiêm chủng nếu nhận được lịch hẹn.
Pháp, vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 29.975 ca nhiễm và 338 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và tử vong lên lần lượt 4.108.108 và 91.170. Số ca nhiễm mới hàng tuần tăng 4,5%, mức cao nhất trong một tháng rưỡi.
Thủ tướng Pháp Jean Castex hôm qua cho biết đã đến lúc tăng cường các biện pháp phòng dịch ở khu vực Paris mở rộng, trong bối cảnh đất nước bước vào làn sóng Covid-19 thứ ba. Tình trạng số ca nhiễm tăng đều gây áp lực cho hệ thống bệnh viện, đặc biệt là khu vực thủ đô.
Tương tự các nước EU khác, Pháp bị tụt xa so với Mỹ và Anh trong công tác tiêm chủng. Tổng thống Emmanuel Macron từng bày tỏ hy vọng tiêm chủng có thể giúp ngăn hậu quả từ làn sóng đại dịch mới, nhưng lệnh đình chỉ tiêm vaccine AstraZeneca có thể gây tổn hại cho chiến lược này.
Đức, vùng dịch lớn thứ 10 thế giới, ghi nhận 2.594.519 ca nhiễm và 74.428 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 9.134 và 313 ca so với một ngày trước đó. Chuyên gia cảnh báo số ca nhiễm nCoV tại Đức đang tăng vọt, đe dọa kế hoạch dỡ phong tỏa và vực dậy nền kinh tế.
Ngay cả khi nhiều cửa hàng không thiết yếu chỉ mới tái mở cửa từ tuần trước, giới chức vẫn kêu gọi thận trọng. “Chúng tôi đang thấy những dấu hiệu rõ ràng, rằng làn sóng đại dịch thứ ba đã bắt đầu ở Đức”, Lothar Wieler, chủ tịch Viện Robert Koch phụ trách kiểm soát và phòng dịch của Đức, cho biết hôm 12/3.
Đức cũng quyết định tạm ngừng tiêm vaccine AstraZeneca như một biện pháp đề phòng. Nước này đã sử dụng hơn 1,6 triệu liều vaccine của AstraZeneca, dù chủ yếu dựa vào vaccine của Pfizer-BioNTech.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.430.458 ca nhiễm, tăng 5.414, trong đó 38.753 người chết, tăng 180.
Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin hôm 15/3 tuyên bố nước này sẽ hoãn việc triển khai vaccine Covid-19 của AstraZeneca để chờ xác nhận từ WHO, sau những lo ngại về tác dụng phụ của vaccine này. Indonesia đã nhận được 1,1 triệu liều vaccine AstraZeneca thông qua chương trình phân phối COVAX, dự kiến tiếp tục nhận thêm khoảng 10 triệu liều trong hai tháng tới.
Indonesia bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ tháng 1 và đặt mục tiêu tiêm vaccine cho 181,5 triệu người trong vòng một năm. Hơn 2 triệu người dân Indonesia đã được tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc.
Philippines, vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 631.320 ca nhiễm và 12.848 ca tử vong, tăng lần lượt 4.437 và 11 ca.
Thủ đô Manila quyết định mở rộng lệnh cấm trẻ vị thành niên rời khu vực cư trú, bao gồm cả độ tuổi từ 18 trở xuống, trong vòng hai tuần bắt đầu từ ngày 17/3 nhằm kiềm chế đợt lây nhiễm mới. Chỉ những người từ 18-65 tuổi mới được phép rời nhà. Lệnh giới nghiêm ban đêm cũng được tái áp dụng trong hai tuần kể từ ngày 15/3.

Tổng hợp-TT