WHO cảnh báo tỉ lệ lây nhiễm Covid-19 toàn cầu sắp đạt mức cao nhất; Ngoại trưởng hai nước Việt-Trung trao đổi thẳng thắn các vấn đề trên biển; Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ; Lãnh đạo Mỹ – Nhật cam kết đối phó với thách thức từ Trung Quốc; Ấn Độ có thêm gần 234 nghìn ca nhiễm COVID-19 chỉ trong một ngày…là những tin chính được cập nhật
WHO cảnh báo tỉ lệ lây nhiễm Covid-19 toàn cầu sắp đạt mức cao nhất
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters.
VOV.VN – Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 16/4 cảnh báo về sự gia tăng tỷ lệ nhiễm và tử vong vì Covid-19 giữa lúc làn sóng lây nhiễm thứ 3 đang diễn ra trên khắp thế giới.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tập trung vào tình hình đại dịch đang diễn biến đáng lo ngại, đặc biệt tại Papua New Guinea và khu vực tây Thái Bình Dương, Tổng giám đốc WHO bày tỏ lo ngại: “Trên khắp thế giới, các trường hợp mắc và tử vong đang tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng lo ngại. Số ca mắc mới mỗi tuần đã tăng gần gấp đôi trong hai tháng qua.
Con số này sắp đạt tới tỷ lệ lây nhiễm cao nhất mà chúng ta từng thấy cho đến nay kể từ khi bùng phát đại dịch. Một số quốc gia trước đây đã kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh thì giờ đang chứng kiến sự gia tăng mạnh về số ca nhiễm mới”.
Theo người đứng đầu WHO, tình trạng này là do sự kết hợp của các biến thể virus có khả năng lây lan nhanh, sự gia tăng các tiếp xúc xã hội, nới lỏng quá sớm các biện pháp phòng dịch, tình trạng người dân mệt mỏi sau thời gian dài căng thẳng, cũng như các chiến dịch tiêm chủng chưa có hiệu quả cao vào thiếu công bằng.
Theo ông, tại một số nước, dù tình trạng lây lan đang tiếp diễn, nhà hàng và câu lạc bộ ban đêm vẫn đầy người tụ tập, các khu chợ vẫn là nơi tập trung đông đúc, rất ít người sử dụng các biện pháp phòng bệnh.
Ông Ghebreyesus thừa nhận thực tế, nhiều người dân và nhiều nước đang rất mong chờ mở cửa trở lại cũng như nối lại cuộc sống bình thường và WHO cũng có chung mong muốn này, song cảnh báo các động thái vội vàng sẽ đặt tính mạng con người trước nguy cơ. Ông Ghebreyesus vì vậy kêu gọi mỗi cá nhân cần ý thức áp dụng các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo sự an toàn của bản thân cũng như những người xung quanh./.
Ngoại trưởng hai nước Việt-Trung trao đổi thẳng thắn các vấn đề trên biển
VOV.VN – Ngày 16/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã giới thiệu đường lối đối ngoại của Việt Nam được Đại hội XIII xác định, theo đó, Việt Nam tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Bộ trưởng Bùi Thành Sơn khẳng định, việc giữ gìn và phát triển tình hữu nghị truyền thống, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc luôn được Việt Nam xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Vương Nghị khẳng định, Đảng, Chính phủ Trung Quốc coi trọng việc thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam; chúc mừng Việt Nam tổ chức thành công Đại hội XIII và kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV, trong đó đã bầu ra Ban Lãnh đạo mới của Đảng và Nhà nước và xác định ra nhiều mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước những năm tới.
Hai Bộ trưởng cho rằng, quan hệ hai Đảng, hai nước thời gian qua tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực. Giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp diễn ra thường xuyên, hình thức linh hoạt; hợp tác kinh tế – thương mại vẫn tăng trưởng trong bối cảnh bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19; hai nước đã chia sẻ vật tư y tế, kinh nghiệm chống Covid-19, tương trợ lẫn nhau khi xảy ra bão lũ, thiên tai.
Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường giao lưu cấp cao và các cấp. Hai Bộ trưởng mời sang thăm lẫn nhau vào thời gian thích hợp để gặp gỡ và trao đổi trực tiếp. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa các Bộ, ngành, địa phương hai nước, trong đó, phát huy vai trò quan trọng của hai Bộ Ngoại giao trong việc điều phối, thúc đẩy tổng thể các mặt hợp tác trong quan hệ hai nước; đưa hợp tác kinh tế – thương mại và đầu tư tăng trưởng theo hướng thực chất, lành mạnh; duy trì trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Hai bên đã trao đổi chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí cần tiếp tục phát huy vai trò của các cơ chế đàm phán hiện nay. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên trao đổi, giải quyết bất đồng theo tinh thần tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhau, thỏa thuận, nhận thức chung giữa hai bên và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cùng ASEAN đạt tiến triển tích cực về COC./.
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Cơ quan này cho rằng không có đủ bằng chứng để kết luận Việt Nam, Thụy Sỹ và Đài Loan thao túng tiền tệ như điều tra ban đầu, theo Reuters.
Theo Reuters, Bộ Tài chính Mỹ mới đây đã ra thông báo không có đủ bằng chứng để kết luận Việt Nam, Đài Loan và Thụy Sỹ đang thao túng tỷ giá hối đoái theo Đạo luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế năm 1988.
Cụ thể, một quan chức Bộ Tài chính Mỹ chia sẻ với Reuters rằng Việt Nam, Thuỵ Sỹ và Đài Loan đã bị cáo buộc theo các tiêu chí của Đạo luật Thuận lợi hóa và Thực thi Thương mại năm 2015 nhưng không thao túng tiền tệ.
Sau kết luận này, Bộ Tài chính Mỹ cho biết sẽ tiếp tục tăng cường làm việc với Việt Nam, Thuỵ Sỹ, Đài Loan để xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm giải quyết nguyên nhân cơ bản của việc định giá tiền tệ thấp và mất cân bằng bên ngoài.
Cơ quan này cũng cam kết cùng với Việt Nam, Thụy Sỹ về việc đánh giá cẩn thận và kỹ lưỡng hơn tình hình kinh tế sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, để xác định việc Việt Nam và Thuỵ Sỹ có can thiệp vào thị trường tiền tệ năm 2020 “nhằm tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại” hay không.
Lãnh đạo Mỹ – Nhật cam kết đối phó với thách thức từ Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga hôm 16/4 tái khẳng định cam kết chống lại “sự uy hiếp” của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông, theo SCMP.
Hai nhà lãnh đạo đã “thảo luận về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, ông Suga phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 16/4.
“Chúng tôi nhất trí rằng trong khi Nhật Bản và Mỹ vẫn đi đầu trong việc thúc đẩy tầm nhìn thông qua những nỗ lực cụ thể, chúng tôi cũng sẽ hợp tác với các quốc gia và khu vực khác, bao gồm cả ASEAN, Australia và Ấn Độ”, Thủ tướng Nhật Bản nói thêm.
“Chúng tôi cũng đã có các cuộc thảo luận nghiêm túc về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với hòa bình và thịnh vượng của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và thế giới nói chung. Chúng tôi nhất trí phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như đe dọa những nước khác trong khu vực”, ông Suga cho hay.
Về phần mình, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết hai nước đã đồng ý hợp tác về các vấn đề an ninh liên quan đến Trung Quốc và Triều Tiêu, nhưng không đề cập đến Đài Loan. Ông Biden cũng thông tin về các thỏa thuận giữa hai nước liên quan đến hợp tác phát triển công nghệ 5G, chuỗi cung ứng chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, hệ gene và điện toán lượng tử.
“Thủ tướng Suga và tôi khẳng định sự ủng hộ sâu sắc đối với liên minh Mỹ-Nhật và vì nền an ninh chung của chúng tôi. Chúng tôi cam kết hợp tác để đối mặt với những thách thức từ Trung Quốc và các vấn đề như biển Hoa Đông, Biển Đông cũng như Triều Tiên, để đảm bảo tương lai của một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, Tổng thống Mỹ nói.
Cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga hôm 16/4 là hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden với một nhà lãnh đạo nước ngoài kể từ khi nhậm chức hồi đầu năm nay.
*** Ấn Độ có thêm gần 234 nghìn ca nhiễm COVID-19 chỉ trong một ngày (ĐCSVN) – Đến sáng 17/4, thế giới có tổng số 140.497.621 ca nhiễm và 3.011.413 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua có thêm 822.687 ca nhiễm và 912.426 ca tử vong mới. Ấn Độ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới trong ngày hôm qua.
Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 17/4, đã có 119.319.121 ca nhiễm CODVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 18.167.087 ca bệnh đang điều trị, có 18.060.037 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,4%) và 107.050 ca (chiếm 0,6%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 221 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm tới 233.943 ca nhiễm, Ấn Độ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Mỹ (78.404 ca) và Brazil (76.249 ca). Tuy nhiên, Brazil lại là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 3.070 ca, sau đó là Ấn Độ (1.338 ca) và Mỹ (851 ca).
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy trong 24 giờ qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 183.342 ca nhiễm và 3.693 ca tử vong mới vì COVID-19. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới. Pháp, Nga và Anh tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 5.224.321, 4.684.148 và 4.383.572 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Anh lại hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 127.225 ca, sau khi có thêm 34 ca trong 24 giờ qua; tiếp sau đó là Italy (116.366 ca) và Nga (104.795 ca).
Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ hai thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục gia tăng, với tổng số 37.281.511 ca, trong đó có 844.435 ca tử vong và 28.934.533 ca được điều trị khỏi. Với 32.302.543 ca nhiễm và 579.906 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 2.295.435 và 1.105.057 ca nhiễm, cùng 211.213 và 23.535 ca tử vong vì COVID-19.
Với 32.977.790 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 17/4, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ ba thế giới. Trong đó, 461.334 ca đã tử vong do COVID-19 và 28.881.156 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 14.521.683; 4.150.039 và 2.194.133 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 175.673; 35.320 và 66.008 ca.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 142.451 ca nhiễm và 4.241 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 23.175.306 ca và 616.474 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 76.249 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 13.834.342 vào thời điểm hiện tại. Với 3.070 ca tử vong được ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất vì COVID-19; tiếp sau đó là Colombia với 365 ca tử vong mới và Peru với 305 ca tử vong mới do COVID-19.
Tính đến sáng 17/4, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 4.445.360 ca, trong đó có 117.665 ca tử vong và 3.970.160 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.564.355 ca nhiễm và 53.663 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 1.424 ca nhiễm mới và 92 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 502.847 và 281.777 ca nhiễm bệnh cùng 8.934 và 9.639 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 60.600 ca nhiễm (tăng 15 ca) và 1.166 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 14 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 29.483 ca, trong đó 910 ca tử vong.
Trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, tiến trình nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển và tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 ngày càng được tăng cường tại các quốc gia trên thế giới. Trong một tuyên bố ngày 16/4, Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ khẳng định sản lượng vaccine Covaxin sẽ tăng gấp đôi vào tháng 5 và 6 tới, sau đó sẽ tăng gần gấp 6 – 7 lần trong hai tháng tiếp theo. Theo đó, chính phủ sẽ hỗ trợ 17 triệu USD nhằm gia tăng sản lượng vaccine Covaxin.
Cùng ngày, chính phủ Chile thông báo vaccine CoronaVac ngừa COVID-19, do hãng dược phẩm Sinovac bào chế, đạt hiệu quả 67%. Theo nghiên cứu thực tế đầu tiên trên thế giới, vaccine CoronaVac có thể ngăn chặn nguy cơ nhập viện tới 85% và ngăn chặn nguy cơ tử vong tới 80%. Để đi đến kết luận trên, Chile đã nghiên cứu trên 10,5 triệu người, bao gồm cả những người đã được tiêm phòng và những người chưa được tiêm. Việc công bố dữ liệu về vaccine CoronaVac đưa Chile trở thành một trong số ít các nước, trong đó có Anh và Israel, thông qua chiến dịch tiêm chủng để thu thập, đánh giá hiệu quả của vaccine ngoài các cuộc thử nghiệm lâm sàng./.
*** Ông Raul Castro tuyên bố rút lui khỏi vị trí lãnh đạo Đảng Cộng sản Cuba
Ông Raul Castro hôm 16/4 thông báo sẽ thôi giữ chức Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba sau 10 năm tại nhiệm, theo Reuters.
Lãnh đạo Mỹ – Nhật cam kết đối phó với thách thức từ Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga hôm 16/4 tái khẳng định cam kết chống lại “sự uy hiếp” của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông, theo SCMP.
Nga trả đũa lệnh trừng phạt, trục xuất 10 nhà ngoại giao Mỹ
Moscow cho biết cũng sẽ đưa 8 quan chức Mỹ vào danh sách trừng phạt và hạn chế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ Mỹ tại Nga.
Ông Biden nói việc Iran làm giàu uranium đến 60% là “vô ích”
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng việc Iran làm giàu uranium ở mức tinh khiết 60% là vô ích, nhưng cho biết ông hài lòng vì Tehran vẫn đang tiến hành đàm phán gián tiếp với Washington về việc quay trở lại thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.
Căng thẳng với Nga, Ukraine dọa phát triển vũ khí hạt nhân
Đại sứ Ukraine tại Đức Andrej Melnyk cảnh báo Kiev đang cân nhắc việc tự trang bị vũ khí hạt nhân nếu không được kết nạp thành thành viên của khối quân sự NATO.
Cơ hội cuối cùng hay cuộc chiến đầu tiên?
Kinshasa – thủ đô Congo – sẽ là một địa danh mà giới quan sát quốc tế dồn rất nhiều sự chú ý trong những ngày tới. Đó được coi là cơ hội cuối cùng để Ethiopia, Ai Cập và Sudan có thể thống nhất với nhau về những biện pháp kỹ thuật dành cho đập Đại Phục Hưng (Grand Ethiopian Renaissance) – đập thủy điện lớn nhất trên sông Nile. Song, đó cũng có thể sẽ là nơi khởi phát một cuộc xung đột thực thụ, với lý do chưa từng xuất hiện để châm ngòi cho bất cứ cuộc chiến tranh nào: Nước sạch.
Đại sứ Nga không hẹn ngày quay lại Mỹ
Đại sứ Nga tại Mỹ được triệu hồi về nước cách đây gần một tháng và chưa có lịch trở lại trụ sở ở Washington, trong bối cảnh hai nước đang lún sâu vào một cuộc chiến ngoại giao mới.
Nã đạn làm chết 8 người sau đó tự sát
Một tay súng đã bắn chết 8 người và làm bị thương một số người khác tại thành phố Indianapolis, Mỹ, trước khi tự sát, Reuters đưa tin.
Thái Lan tính phương án chống dịch mới sau khi “phá kỷ lục” COVID-19
Thái Lan ngày 16/4 ghi nhận 1.582 ca nhiễm COVID-19, số ca nhiễm mới theo ngày cao kỷ lục kể từ khi đại dịch xuất hiện, trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm lần thứ ba đang lan rộng tại quốc gia Đông Nam Á này.
Video siêu tiêm kích MiG-31 Nga xua đuổi trinh sát cơ Mỹ
Tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Nga áp sát trinh sát cơ chiến lược RC-135 của Mỹ ở tốc độ rất cao, buộc máy bay Mỹ phải rời khỏi khu vực gần biên giới Nga.
Cảnh sát Mỹ bắn chết cậu bé 13 tuổi đang giơ tay đầu hàng
Văn phòng giải trình của cảnh sát Chicago, Mỹ, mới đây đã công bố đoạn video cho thấy một cảnh sát bắn chết một cậu bé 13 tuổi trong một con hẻm hơn hai tuần trước, khi cậu bé này trông có vẻ như đang giơ tay đầu hàng.
Tổng thống Hàn Quốc thay thế Thủ tướng cùng một loạt bộ trưởng
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 16/4 đã đề xuất thay thế Thủ tướng và một số thành viên nội các trong một nỗ lực cải tổ sâu rộng bộ máy chính phủ, sau khi Đảng cầm quyền của ông thất bại nặng nề tại các cuộc bầu cử địa phương bổ sung.
Giá vaccine COVID-19 nằm trong top đắt nhất thế giới, Pfizer nói gì?
Người đứng đầu Pfizer đã lên tiếng bảo vệ vaccine ngừa COVID-19 của hãng trước những chỉ trích về giá thành quá đắt so với các loại vacicne khác, theo AFP.
Cuộc chiến đòi bồi thường 1 tỷ USD vụ tàu mắc cạn
Ai Cập vẫn đang đàm phán về khoản bồi thường bắt nguồn từ các hoạt động giải phóng con tàu container khổng lồ mắc cạn ở kênh đào Suez trong gần một tuần làm chao đảo thị trường hàng hóa toàn cầu.
Pháp phạt 20 năm tù với tội phạm ấu dâm
Quốc hội Pháp hôm 15/4 (giờ địa phương) đã thông qua đạo luật coi hành vi quan hệ tình dục với trẻ em dưới 15 tuổi là hiếp dâm với án phạt lên tới 20 năm tù, đưa bộ luật hình sự của nước này gần hơn với nhiều quốc gia phương Tây khác.
Tiêm kích, trực thăng Israel dội bão lửa vào Dải Gaza
Quân đội Israel nã loạt tên lửa nhằm vào các mục tiêu quân sự của nhóm Hamas ở Dải Gaza với lí do đáp trả một vụ tấn công rocket trước đó nhằm vào lãnh thổ Israel.
Lãnh đạo Mỹ – Nhật gửi thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc
Với việc sắp xếp gặp Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tại Washington DC, trong hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên ngày 16/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang muốn gửi một thông điệp rằng châu Á, và đặc biệt là Nhật Bản, là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ.