VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 17/6/2019.

Các nguy cơ của cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung toàn diện; Ấn Độ áp thuế trả đũa Mỹ; Rắc rối thật sự…là những tin chính được cập nhật.

Các nguy cơ của cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung toàn diện

  Các nguy cơ của cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung toàn diện   Ảnh minh họa.
Giới phân tích cho rằng, các chính trị gia Mỹ cần tính toán cẩn thận các hệ lụy khi cạnh tranh Mỹ – Trung bùng phát thành chiến tranh lạnh toàn diện.
Tuần trước, giáo sư sử học Stephen Wertheim thuộc Đại học Columbia đã cho đăng tải một bài xã luận trên tờ New York Times cảnh báo về các nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ông Wertheim lo lắng, quan điểm ở Washington về hiện trạng mối quan hệ với Trung Quốc đã thay đổi đáng kể trong vài năm trở lại đây, trên khắp chính trường. Các chính trị gia thuộc đảng Dân chủ dường như cũng “chủ chiến” với Trung Quốc như Tổng thống Donald Trump.
Theo ông Wertheim, cách tiếp cận bài Trung của chính quyền ông Trump đang đẩy Mỹ vào nguy cơ leo thang căng thẳng với Trung Quốc tới mức hai bên sẽ không thể hợp tác nữa.
Hiện có thể hơi sớm để gióng lên hồi chuông báo động liên quan đến nếp nghĩ ở Washington về sự trỗi dậy của một cuộc chiến tranh lạnh mới. Song, việc tính toán cẩn thận các khía cạnh của cuộc đối đầu Mỹ – Trung cũng rất quan trọng.
Bất chấp sự “phân tách” đang tiếp diễn, mối quan hệ Mỹ – Trung chặt chẽ hơn cũng như đóng vai trò quan trọng với nội bộ mỗi nước, hơn nhiều so với mối quan hệ Mỹ – Liên Xô vào năm 1945.
Mối quan hệ kinh tế, xã hội và chính trị mà Trung Quốc và Mỹ thiết lập kể từ những năm 1990 đã giúp đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi nghèo đói và thông qua đó biến đổi nền kinh tế của cả hai nước.
Hàng triệu người qua lại giữa hai nước và vốn hiểu biết văn hóa lẫn nhau cũng được tăng cường. Các khác biệt “nền văn minh” giữa Trung Quốc và Mỹ (hoặc giữa Mỹ và Nhật) không ngăn cản hai bên phát triển một trong những mối quan hệ kinh tế hiệu quả nhất trong lịch sử thế giới.
Những điểm bất đồng giữa Bắc Kinh và Washington chắc chắn tồn tại. Các quan ngại về sự chiếm đoạt công nghệ là có thật, mặc dù có lẽ ít xuất hiện hơn so với những huyên náo trong hai năm vừa qua. Quân đội Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh.

Ấn Độ áp thuế trả đũa Mỹ
(SGGPO) Hãng Reuters đưa tin ngày 16-6, việc tăng thuế đối với 28 mặt hàng nhập khẩu của Mỹ vào Ấn Độ, trong đó có táo, hạnh nhân, hạt óc chó, chính thức có hiệu lực.
Tờ Economic Times dẫn lời một quan chức Ấn Độ cho biết không có thêm bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc nước này áp thuế trả đũa đối với Mỹ sau nhiều lần trì hoãn kể từ khi công bố kế hoạch vào năm ngoái.
Tháng 6-2018, Chính phủ Ấn Độ tuyên bố sẽ tăng thuế nhập khẩu đối với một loạt hàng hóa của Mỹ nhằm đáp trả việc Washington từ chối miễn trừ New Delhi khỏi các mức thuế cao hơn đối với các sản phẩm thép và nhôm. Ấn Độ nhiều lần trì hoãn việc tăng thuế đối với Mỹ vì các cuộc đàm phán giữa hai nước đã làm dấy lên hy vọng về một lối thoát.
Tuy nhiên, quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump chấm dứt chương trình ưu đãi thương mại đối với Ấn Độ trong khuôn khổ chương trình Hệ thống Ưu đãi phổ cập (GSP) dường như đã châm ngòi cho động thái mới nhất của New Delhi.

Rắc rối thật sự
(SGGPO) Mexico vừa tuyên bố không chấp nhận việc Mỹ đưa trả một số lượng lớn người xin tị nạn về Mexico trong thời gian chờ giải quyết hồ sơ và muốn đưa vấn đề lên bàn đàm phán với sự tham gia của Mỹ, cũng có thể nhờ cộng đồng quốc tế hỗ trợ.
Theo CNN, dòng người vô tận hướng về biên giới Mỹ – Mexico bắt đầu từ cuộc sống như địa ngục của người dân ở tam giác phía Bắc gồm Honduras, Guatemala và El Salvador. Con số thống kê của Mỹ cho thấy trong 4 tháng đầu năm nay, số người di cư đến từ tam giác phía Bắc nhiều hơn cả năm 2018. Đây cũng chính là khu vực mà chính quyền ông Trump đã tuyên bố sẽ cắt giảm viện trợ, thay vì tăng để giúp giải quyết những rắc rối nơi việc thoát ly đã trở thành vấn đề sống còn này.
Tam giác phía Bắc là một trong những nạn nhân đầu tiên và sớm nhất của khủng hoảng khí hậu. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), ít nhất 1,4 triệu người ở Trung Mỹ và Mexico có thể phải di cư vào năm 2050. Tờ The Guardian dẫn nghiên cứu chỉ ra rằng lượng mưa có thể ít hơn ở Honduras, nhưng lũ lụt gia tăng ở một số nơi tới 60%. El Salvador có thể mất tới 28% đường bờ biển vào cuối thế kỷ. Hạn hán có thể lan rộng ở Guatemala và điều này đã làm hỏng cây cà phê trong quá khứ. Nhiệt độ tăng thêm 2 độ vào năm 2050.
Ngoài khí hậu khắc nghiệt, có thể nói gần như mọi phần đời sống ở Trung Mỹ có liên quan, bằng cách này hay cách khác, tới việc cung cấp thuốc từ phía Bắc đến thị trường Mỹ, thu về các khoản tiền khổng lồ. Trên bờ biển Moskitia xa xôi của Honduras, từ sáng sớm, dân làng đi lùng sục khắp bãi biển các gói ma túy trôi giạt để có thu nhập. Khi đám buôn bán ma túy trong khu vực bị phát hiện, chúng ném cocaine xuống biển. Mỗi gói 30kg, được gắn vào một thiết bị nổi. Ai vớt được có thể kiếm tới 150.000 USD – một khoản tiền đủ giúp họ đổi đời.

***   Trung Quốc ủng hộ quyết định của chính quyền Hong Kong đình chỉ dự luật dẫn độ
Ngày 15-6, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố ủng hộ quyết định của lãnh đạo Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đình chỉ dự luật cho phép dẫn độ các nghi phạm tới Trung Quốc đại lục xét xử. Bắc Kinh miêu tả quyết định trên là nỗ lực “lắng nghe nhiều hơn ý kiến của cộng đồng đặc khu và khôi phục sự yên bình cho cộng đồng này sớm nhất có thể”.

Chuyến đi không như kỳ vọng của Thủ tướng Shinzo Abe
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa thực hiện chuyến thăm Iran kéo dài từ ngày 12 đến 14-6 với kỳ vọng có thể tận dụng mối quan hệ tốt đẹp bấy lâu nay của Nhật Bản để góp phần làm hạ nhiệt căng thẳng và thúc đẩy đối thoại giữa Mỹ và Iran, đồng thời nâng cao vị thế của ông trước thềm tổng tuyển cử ở Nhật Bản vào tháng 7 tới.

Iran tố ngược Mỹ là nghi phạm tấn công tàu dầu trên Vịnh Oman
Iran cho rằng Mỹ đã tiến hành tấn công hai tàu dầu trên Vịnh Oman và dùng sự kiện này để đổ lỗi và gây sức ép lên Tehran.

Mỹ tính can thiệp quân sự chống Iran sau sự kiện trên Vịnh Oman
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Mỹ “đang cân nhắc nhiều khả năng” hành động trước căng thẳng với Iran, bao gồm can thiệp quân sự chống lại Tehran.

Phu nhân Thủ tướng Israel hầu tòa vì dùng tiền công gọi đồ ăn
Phu nhân Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, bà Sara, đã xuất hiện trước tòa trong ngày 16-6, thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc lạm dụng tiền của nhà nước.

Hai máy bay hạng nhẹ va chạm, phi công thiệt mạng
Hai máy bay hạng nhẹ đã va chạm giữa không trung trong lần tiếp cận cuối cùng tại một sân bay ở New Zealand trong ngày 16-6 khiến hai phi công thiệt mạng.

Chiến dịch RYAN và điệp viên ngăn chặn chiến tranh hạt nhân
Trong suốt phần lớn thời Chiến tranh Lạnh, Cơ quan Mật vụ Anh MI-6 đã có được thông tin vô giá từ Oleg Gordievsky, một sĩ quan KGB có vị trí cao trở thành một điệp viên hai mang hoàn hảo.

Saudi đổ lỗi Iran về cuộc tấn công vào tàu chở dầu
Thái tử Saudi Arabia đã đổ lỗi cho Iran về vụ tấn công nhằm vào hai tàu chở dầu trên Vịnh Oman và kêu gọi cộng đồng quốc tế có “lập trường cương quyết”, tuy nhiên, cũng cho biết rằng vương quốc này không hề muốn một cuộc chiến trong khu vực.

Những nhượng bộ của Tổng thống Mỹ về vấn đề di cư với Mexico
Mexico hôm 14-6 (giờ địa phương) đã công bố tài liệu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump nhanh chóng giới thiệu với báo chí tuần này như bằng chứng ông đã đưa ra những nhượng bộ mạnh mẽ mới về di cư từ nước láng giềng.

Nổ súng trong đêm tại cửa hàng ở Mỹ gây nhiều thương vong
CNN dẫn nguồn tin cảnh sát California, Mỹ cho biết, một vụ nổ súng đã xảy ra bên trong một cửa hàng nằm ở phía Nam California vào đêm 14-6 (giờ địa phương) khiến ít nhất 1 người thiệt mạng và 2 người khác bị thương.

6 vụ thanh toán “xã hội đen” chấn động Hoa Kỳ
Cái chết của “trùm sò” Frank Cali – người đứng đầu gia đình tội phạm khét tiếng Gambino – đã khiến người ta nhớ lại những vụ “thanh trừng” mafia chấn động nước Mỹ trong quá khứ.

Thế giới lo ngại trước các sự cố căng thẳng tại Vịnh Oman và eo biển Hormuz
Sự cố đối với hai tàu chở dầu ở Vịnh Oman gióng lên hồi chuông cảnh báo về mối đe dọa an ninh hiện hữu đối với con đường hàng hải quan trọng vận chuyển 1/3 lượng dầu thế giới.

Tổng hợp-TT