Vàng hay arsenic, cadmium…; Liên hợp quốc cảnh báo nghèo đói đang gia tăng trên thế giới; Trung Quốc xuống đáy lịch sử, Donald Trump chưa từ bỏ mưu tính…là những tin chính được cạp nhật.
Vàng hay arsenic, cadmium…
Ảnh minh họa.
(SGGPO) Theo ABC News, kể từ sau khi Chính phủ Trung Quốc ra lệnh cấm nhập khẩu rác điện tử và nhựa, rác điện tử từ các nước phương Tây đang đổ về nhiều quốc gia tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan.
Các công ty phân loại và tái chế rác – rất nhiều trong số đó là bất hợp pháp và thuộc sở hữu của người Trung Quốc – mọc lên như nấm tại các tỉnh xung quanh khu vực cảng Laem Chabang (tỉnh Chonburi, Đông Thái Lan).
Chachoengsao, một tỉnh thuần nông nằm ở phía Đông thủ đô Bangkok, đang bị biến thành một bãi rác thải điện tử phá hoại môi trường sống của người dân địa phương. Cô Payao Charoonwong, một cư dân ở Chachoengsao, cho hay, 20 năm qua, nước trong giếng nhà cô phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày nay bị ô nhiễm, không thể sử dụng được. Trong khi đó, ruộng khoai mì nhà cô cũng không thể canh tác, phải chuyển đổi mục đích sử dụng từ năm 2017.
Theo cô, tất cả là do một nhà máy tái chế rác thải điện tử của người Trung Quốc gần nhà cô, nơi xử lý hàng tấn phế liệu như máy tính bị nghiền nát, bàn phím, cáp điện… Các công ty tái chế rác điện tử để lấy các kim loại có giá trị như đồng, bạc và vàng. Nhưng nếu quá trình tái chế không đúng cách sẽ thải ra môi trường rất nhiều hóa chất độc hại có thể gây ung thư như chì, cadmium và thủy ngân.
Ngoài việc phải hít thở bầu không khí bị ô nhiễm do khói độc phát thải trong quá trình tái chế, cô Charoonwong còn cáo buộc chính nhà máy tái chế trên đã làm ô nhiễm nguồn nước nhà cô. “Khi trời mưa, nước trút xuống đống rác thải rồi chảy qua nhà tôi, làm ô nhiễm nguồn nước và đất”, cô Charoonwong nói.
Cáo buộc của cô Charoonwong không phải vô căn cứ. Các mẫu thử nguồn nước, do nhóm hoạt động môi trường Earth và cơ quan chức năng địa phương thực hiện, đều cho thấy có một lượng lớn chất độc hại có trong nước như sắt, mangan, chì, nickel và một số trường hợp cả arsenic và cadmium.
Penchom Saetang, nhà sáng lập Earth, cho biết, qua quá trình quan sát người dân sử dụng nước giếng, họ nhận thấy rất nhiều người dân bị mắc bệnh ngoài da trong khi nước giếng bốc mùi hôi. “Đây là một bằng chứng cho những nghi ngờ của người dân về việc nguồn nước của họ có vấn đề”, cô Saetang nói.
Liên hợp quốc cảnh báo nghèo đói đang gia tăng trên thế giới
(ĐCSVN) – Báo cáo vừa được Liên hợp quốc công bố ngày 15/7 cho thấy, sau một thập kỷ tiến bộ trong việc giảm thiểu nạn đói thì tình trạng này lại tiếp tục tăng dần lên trong 3 năm qua, là thách thức to lớn trong việc đạt được mục tiêu xóa đói của các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) vào năm 2030.
Báo cáo mang tên “Tình trạng an ninh lương thực và dinh dưỡng toàn cầu” do Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) và các cơ quan khác của Liên hợp quốc phối hợp thực hiện, công bố tại New York (Mỹ) bên lề Diễn đàn chính trị cấp cao về phát triển bền vững – nền tảng chính của Liên hợp quốc theo dõi hành động của các nước để thực hiện SDGs. Báo cáo cho thấy tương lai một thế giới không còn cảnh đói kém hiện vẫn xa vời khi số người không đủ ăn tiếp tục tăng từ 811 triệu người năm 2017 lên 821 triệu người năm 2018.
Theo báo cáo, nạn đói đã tăng gần 20% ở châu Phi, một lục địa cũng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất. Mặc dù tỷ lệ đói ở Mỹ Latinh và Caribê vẫn dưới 7%, nhưng nó đang dần tăng lên. Và ở châu Á, suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến 11% dân số. Mặc dù Nam Á đã đạt được tiến bộ lớn trong 5 năm qua, song đây vẫn là vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất.
Trong tuyên bố chung được đưa ra, các nhà lãnh đạo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cùng nêu rõ: “Các biện pháp mà chúng ta đang thực hiện để chống lại các xu hướng đáng lo ngại này cần phải táo bạo hơn, không chỉ ở quy mô của chúng, mà còn về mặt hợp tác đa ngành”.
Nạn đói đang trở nên tồi tệ ở nhiều quốc gia, nơi tăng trưởng kinh tế đang bị chậm lại, đặc biệt là ở các nước thu nhập trung bình và những nước bị phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế các sản phẩm cơ bản.
Trung Quốc xuống đáy lịch sử, Donald Trump chưa từ bỏ mưu tính
Vị trí nền kinh tế số 1 của Mỹ bị lung lay nhưng với ông Donald Trump, điều này sẽ không bao giờ xảy ra và vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ đang có thêm những giải pháp để kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc
Tin xấu lịch sử với Trung Quốc
Cục Thống kê Trung Quốc vừa công bố dữ liệu GDP quý 2/2019 với những con số khá thất vọng nhưng trùng khớp với dự báo của nhiều chuyên gia phương Tây. Theo đó, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ còn 6,2% so với mức 6,4% trong quý 1.
Đây là mức tăng trưởng kinh tế thấp lịch sử của Trung Quốc kể từ đầu năm 1992 – thời điểm lần đầu tiên dữ liệu kinh tế hàng quý được ghi nhận. Kết quả này được cho là do tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung trong khoảng 1 năm qua.
Tính chung trong 6 tháng, GDP Trung Quốc đạt gần 6,6 ngàn tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn 50 điểm % so với nửa đầu năm 2018. Tăng trưởng khu vực sản xuất công nghiệp cũng chỉ đạt 6%. Đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2019 tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Mặc dù thấp nhưng GDP vẫn nằm trong dự tính của Bắc Kinh, với tăng trưởng cả năm 2019 đạt từ 6-6,5%, thấp hơn mức tăng trưởng 6,6% trong năm 2018.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể còn giảm tốc trong các năm tiếp theo bởi nền kinh tế số 2 thế giới đang đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có tình trạng những lợi thế sẵn có trước đây như chi phí nhân công thấp và thị trường lớn… không còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng cao. Trong khi đó, động lực tăng trưởng mới như công nghệ đang bị đe dọa bởi chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cơ quan thống kê Trung Quốc cũng đưa ra cảnh báo về “những sức ép mới đè nặng” và những bất trắc càng lớn từ bên ngoài trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa nước này với Hoa Kỳ vẫn chưa dừng lại. Sự hoài nghi về khả năng 2 nước đạt được một thỏa thuận thương mại là rất lớn.
*** Triều Tiên lại “doạ” ngừng đàm phán hạt nhân
Yonhap ngày 16-7 đưa tin, Bình Nhưỡng mới đây đã lên tiếng cảnh báo sẽ ngừng đám phán phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên với Mỹ vì Washington và Seoul nối lại các cuộc diễn tập chung Dong Maeing.
Iran ra tuyên bố ‘lạ’ sau nghi án bắt tàu chở dầu gần Eo biển Hormuz
Bộ Ngoại giao Iran thông báo nước này đang hỗ trợ một tàu chở dầu nước ngoài gặp sự cố kỹ thuật trên vùng Vịnh sau khi nhận được một cuộc gọi cầu cứu.
Ông Trump đau đầu trước nguy cơ mất hợp đồng tỷ USD với đồng minh
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16-7 cho biết thật “không công bằng” với cả Mỹ lẫn Thổ Nhĩ Kỳ nếu như Washington không thể bán cho Ankara những chiếc máy bay F-35 trị giá hàng tỷ USD sau khi Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không của Nga.
Campuchia tham gia kết nối Hệ thống một cửa ASEAN
Từ ngày 15-7, Campuchia kết nối hệ thống truyền nhận dữ liệu C/O điện tử thông qua Hệ thống một cửa ASEAN. Như vậy Campuchia là nước thứ 7 trong ASEAN tham gia kết nối hệ thống. Để triển khai, Tổng cục Hải quan vừa có văn bản thông báo, hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra C/O điện tử thông qua Cơ chế một cửa ASEAN.
Mỹ áp đặt trừng phạt với Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar
Mỹ ngày 16-7 đã ban bố các lệnh trừng phạt đối với Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing và nhiều lãnh đạo quân sự khác của nước này, liên quan đến cuộc khủng hoảng của người Hồi giáo Rohingya.
Thủ tướng Thái Lan tuyên bố kết thúc chế độ cầm quyền quân sự
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Prayut Chan-o-cha hôm 15-7 đã chính thức từ chức người đứng đầu chính quyền quân sự, đồng thời khẳng định nước này sẽ hoạt động như một chế độ dân chủ thông thường sau 5 năm quân đội nắm quyền. Ngày 15-7 được xem là ngày làm việc cuối cùng của chính phủ đương nhiệm do Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia (NCPO) chỉ định.
Đức: Điều gì đang xảy ra với bà Merkel?
Thủ tướng Đức Angela Merkel khiến dư luận trong nước và quốc tế xôn xao bởi hiện tượng toàn thân run lẩy bẩy khi bà đứng trong các sự kiện đối ngoại, tiếp đón các vị khách quốc tế. Điều gì đang xảy ra với bà Merkel? Phải chăng sức khỏe của bà đang có vấn đề?
Đằng sau một “liên minh thực thi quyền tự do hàng hải”
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford hôm 9-7 cho biết Mỹ và các đồng minh đang thảo luận việc thành lập “một liên minh các quốc gia để thiết lập hệ thống thực thi quyền tự do hàng hải trong khu vực” trong tình hình mà theo như Mỹ nói là mối đe dọa từ Iran đang gia tăng.
Ngoại giao Anh nhìn từ vụ bê bối Kim Darroch
Vụ lọt thông tin ngoại giao của Đại sứ Anh tại Mỹ, Kim Darroch, cho thấy những điểm yếu trong chính sách đối ngoại của Anh và xa hơn nữa là những rạn nứt trong quan hệ Washington-London.
Nga phá âm mưu đánh bom nhằm vào cảnh sát
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) triệt phá một nhóm khủng bố liên quan đến Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở vùng Rostov trước khi chúng kịp tiến hành tấn công cảnh sát và dân thường.
Iran thúc giục châu Âu cứu thỏa thuận hạt nhân
Iran kêu gọi châu Âu cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015 bằng cách áp dụng các biện pháp hiệu quả hơn giúp Tehran chống lại lệnh trừng phạt của Mỹ.
Mặt trăng, sao Hỏa và cuộc đua khốc liệt nửa thế kỷ của Nga-Mỹ
Cách đây đúng 50 năm, tàu vũ trụ Apollo 11 của Mỹ rời Trái đất thực hiện cuộc đổ bộ Mặt trăng đầu tiên của con người. Chyến đi này đến nay vẫn được xem là một trong những sứ mệnh vĩ đại nhất lịch sử, mở ra giai đoạn mới cho cuộc đua chinh phục không gian của nhân loại.
Bốn nữ nghị sĩ Mỹ lên tiếng sau phát biểu gây sốc của ông Trump
Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết những người mà theo ông là “chỉ trích nước Mỹ” thì tốt nhất nên rời khỏi nước Mỹ.
Nguồn tin tình báo giúp tiêu diệt trùm khủng bố Anwar Al Awlaki
Là tín đồ Hồi giáo cực đoan nhưng đồng thời lại là điệp viên của Cơ quan An ninh Đan Mạch (PET), Cơ quan Tình báo Anh quốc (MI5) và Cơ quan Tình báo Mỹ (CIA), Morten Storm đã có 10 năm hoạt động trong hàng ngũ tổ chức khủng bố Al Qaeda. Những tin tức do ông cung cấp đã giúp PET, MI5, CIA tiêu diệt nhiều phần tử cao cấp của Al Qaeda…
Tổng hợp-TT