VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 18/7/2020.

Vùng biển của hòa bình và thương mại;  Liên hợp quốc cần thêm 3,6 tỷ USD ứng phó đại dịch COVID-19;  ASEAN đã tạo được động lực phát triển đô thị thông minh; Tình hình mưa lũ tại ngày một phức tạp, ông Tập triệu tập họp khẩn; Thế giới tăng một triệu ca nCoV trong 100 giờ…là những tin chính được cập nhật.

Vùng biển của hòa bình và thương mại

  Nhóm tàu sân bay Mỹ tập trận ở Biển Đông ngày 17-7. Ảnh: Twitter của Hạm đội Thái Bình Dương, Mỹ   Nhóm tàu sân bay Mỹ tập trận ở Biển Đông ngày 17-7. Ảnh: Twitter của Hạm đội Thái Bình Dương, Mỹ
SGGP  Ngày 17-7, 2 tàu sân bay của Hải quân Mỹ tiến hành cuộc tập trận hiếm hoi ở Biển Đông. Đây là lần thứ hai trong tháng này, các tàu chiến và tàu sân bay của Mỹ tập trận ở Biển Đông. Trong khi đó, nhiều nước tiếp tục bày tỏ ủng hộ tự do hàng hải ở khu vực này.
Mỹ tăng cường hiện diện quân sự
Theo CNN, 2 tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz cùng các tàu tuần dương và tàu khu trục hộ tống mang theo 12.000 nhân viên quân sự Mỹ đã tham gia tập trận đợt hai ở Biển Đông kể từ ngày 17-7.
CNN dẫn tuyên bố của Hạm đội Thái Bình Dương cho biết, 2 tàu sân bay, với hơn 120 máy bay đang thực hiện các cuộc tập trận phòng không chiến thuật “để duy trì sự sẵn sàng chiến đấu và sự thành thạo”.
Theo tuyên bố, các tàu ở mức độ sẵn sàng cao nhất nhằm đảm bảo khả năng đáp ứng với mọi tình huống bất ngờ. Sự hiện diện của tàu Nimitz và Ronald Reagan ở Biển Đông đã đánh dấu lần đầu tiên 2 tàu sân bay Mỹ hoạt động cùng nhau ở khu vực này kể từ năm 2014.
Ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông
Phát biểu tại cuộc họp báo hàng tuần, trả lời câu hỏi về lập trường của Ấn Độ sau khi Mỹ bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava nhấn mạnh, New Delhi ủng hộ tự do hàng hải và thương mại hợp pháp trên các tuyến đường thủy quốc tế.

 Liên hợp quốc cần thêm 3,6 tỷ USD ứng phó đại dịch COVID-19
Liên hợp quốc kêu gọi tăng cường thêm 3,6 tỷ USD cho Kế hoạch ứng phó nhân đạo toàn cầu của tổ chức này để phục vụ các nỗ lực chống đại dịch COVID-19, đồng thời cảnh báo các quốc gia phát triển về “cái giá của sự thờ ơ” nếu các nước nghèo hơn không nhận được hỗ trợ.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 16/7, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách về các vấn đề nhân đạo Mark Lowcock (Mắc Lâu-coóc) nhấn mạnh nguy cơ nạn đói sẽ xảy ra tại nhiều nơi thế giới vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau và các nước cần đầu tư ngay từ bây giờ để ngăn chặn nguy cơ này. Ngoài Somalia, Nam Sudan, Yemen và Nigeria, những quốc gia vẫn thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu lương thực, thì các quốc gia khác như Sudan, Zimbabwe và Haiti đang ngày càng có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng này. Theo ông Lowcock, nguồn vốn bổ sung sẽ được dùng để ứng phó với nạn đói gia tăng trên toàn cầu, hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế do tác động của đại dịch COVID-19, và chi trả cho các dự án hỗ trợ trang thiết bị y tế, các chiến dịch thông tin và thiết lập các cầu hàng không nhân đạo ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh.
Phó Tổng thư ký LHQ cũng đánh giá trong thời gian qua, phản ứng của các nước giàu trước những diễn biến tại các quốc gia khác chưa thỏa đáng. Ông Lowcok đề cập tới các cuộc thảo luận chưa có hồi kết tại Quốc hội Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng như thực tế lâu nay, các quốc gia vùng Vịnh không có đóng góp, đồng thời lưu ý nguy cơ Anh cắt giảm hỗ trợ cho LHQ. Ông kêu gọi những quốc gia này khôi phục sự tham gia tích cực như 2 hoặc 3 năm trước. Ông Lowcock cũng mong muốn Trung Quốc sẽ dành một phần đáng kể trong khoản cam kết hỗ trợ 2 tỷ USD cho các quốc gia nghèo hơn để phân bổ cho các nỗ lực hỗ trợ trực tiếp.
Đây là lần thứ 3, LHQ đưa ra lời kêu gọi ủng hộ cho quỹ phản ứng đại dịch mà cơ quan này triển khai từ tháng 3, với mức kêu gọi ban đầu là 2 tỷ USD. Với lời kêu gọi mới, tổng cộng nguồn vốn mà LHQ cần cho kế hoạch này là 10,3 tỷ USD. Tuy nhiên, tính từ tháng 3 tới nay, LHQ mới nhận được 1,7 tỷ USD tiền ủng hộ.

 ASEAN đã tạo được động lực phát triển đô thị thông minh
(ĐCSVN) – Ngày 17/7, Hội nghị thường niên năm 2020 Mạng lưới Đô thị thông minh ASEAN (ASCN) theo hình thức trực tuyến với sự chủ trì của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch luân phiên, đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Hội nghị có sự tham gia của hơn 40 điểm cầu là các đại diện quốc gia và các đô thị thành viên, Ban thư ký ASEAN và các đối tác ngoài Mạng lưới.
Hội nghị thường niên năm 2020 Mạng lưới Đô thị thông minh ASEAN
Mạng lưới Đô thị thông minh ASEAN (gọi tắt là ASCN) được thành lập từ năm 2018 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 32 tại Singapore nhằm xây dựng một diễn đàn hợp tác của các đô thị cùng chia sẻ những mục tiêu chung về phát triển đô thị thông minh và hướng đến phát triển bền vững.
Đến nay, ASCN đã dần hoàn thiện về cơ chế tổ chức, xác định các mục tiêu phát triển đô thị thông minh ASEAN, bao gồm: tạo ra nền kinh tế cạnh tranh, môi trường bền vững và chất lượng cuộc sống cao.

Tình hình mưa lũ tại ngày một phức tạp, ông Tập triệu tập họp khẩn
Ngày 17/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì một cuộc họp khẩn với các quan chức về công tác phòng chống lũ lụt và cứu trợ thiên tai.
Do ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ lớn số 2, tối hôm 17/7, lưu lượng nước sông Dương Tử đổ về đập Tam Hiệp đã tăng lên đáng kể, lên mức 57.800 m3/giây.
Ngày 17/7, mực nước trong hồ chứa đập Tam Hiệp tăng đến mức 157,11m, vượt quá cảnh báo lũ hơn 12m. Đây cũng là mực nước cao nhất được ghi nhận tại hồ chứa của con đập kể từ đầu mùa lũ năm nay.
Hiện tại, các trạm quan trắc lũ thượng lưu sông Trường Giang đều ghi nhận mực nước lũ vượt mức cảnh báo. Đài Khí tượng Trung ương Trung Quốc sáng 18/7 một lần nữa đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp về mưa lũ tại khu vực trung lưu và hạ lưu, và dự báo sẽ hình thành đợt lũ lớn thứ 2 trên sông Dương Tử.
Nước lũ hiện vẫn đang đổ về đập Tam Hiệp, dự báo nhanh nhất trong 4 ngày tới sẽ “tấn công” thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc. Hiện tại, người dân ở thành phố Vũ Hán và các tỉnh An Huy, Giang Tây và Chiết Giang – những khu vực hạ lưu Trường Giang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi mực nước sông trong năm nay – đã nhận được báo động đỏ về lũ, mức cao nhất trên thang cảnh báo lũ 4 cấp độ. Ít nhất 44 triệu người dã phải sơ tán để tránh lũ cho tới thời điểm này.
Ngày 17/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì một cuộc họp khẩn với các quan chức về công tác phòng chống lũ lụt và cứu trợ thiên tai, theo Tân Hoa Xã.
Tại cuộc họp, ông Tập nhấn mạnh việc đặt cuộc sống và tài sản của người dân lên hàng đầu và các cơ quan, ban ngành phải tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp để làm tốt công tác kiểm soát lũ lụt và cứu trợ.

Thế giới tăng một triệu ca nCoV trong 100 giờ
Reuters ghi nhận ca nhiễm nCoV toàn cầu lần đầu tiên tăng một triệu trường hợp trong 100 giờ, khi tổng số ca đã vượt 14 triệu ngày 17/7.
Ba tháng sau khi ca nhiễm nCoV đầu tiên được báo cáo ở Trung Quốc vào đầu tháng một, toàn cầu mới ghi nhận một triệu trường hợp. Tuy nhiên, chỉ mất 4 ngày để ca nhiễm leo thang từ mức 13 triệu hôm 13/7 lên lên 14 triệu vào ngày 17/7.
Thống kê của Reuters, dựa trên báo cáo của các chính phủ, cho thấy nCoV lây lan nhanh nhất ở châu Mỹ, nơi chiếm hơn một nửa số ca nhiễm và ca tử vong toàn cầu.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới với gần 3,8 triệu trường hợp, vẫn trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên và vẫn chứng kiến mức tăng ca lớn hàng ngày. Hôm 16/7, ca nhiễm tại Mỹ tăng kỷ lục hơn 77.000, trong khi Thụy Điển báo cáo hơn 77.000 trường hợp kể từ đầu đại dịch.
Vẫn tồn tại bất đồng quan điểm về việc đeo khẩu trang tại Mỹ dù đây là biện pháp phòng ngừa được thực hiện ở nhiều quốc gia khác. Tổng thống Trump thúc giục đất nước nối lại hoạt động kinh tế bình thường và mở lại trường học dù ca nhiễm ở nhiều bang tăng kỷ lục.

Tại Brazil, hơn hai triệu người nhiễm nCoV, trong đó có Tổng thống Jair Bolsonaro và hơn 78.000 người đã chết.

Ấn Độ, nơi duy nhất ghi nhận hơn một triệu ca nhiễm ngoài hai vùng dịch kể trên, vẫn chật vật chống dịch khi ca nhiễm nCoV tăng trung bình 30.000 trường hợp mỗi ngày trong tuần qua.

Các quốc gia từng bị ảnh hưởng nặng nề nhưng đã “làm phẳng đường cong” lây nhiễm đang nới lỏng hạn chế. Tuy nhiên, một số thành phố như Barcelona và Melbourne tái áp đặt phong tỏa sau khi ghi nhận ca nhiễm tăng trở lại.

Số ca nCoV toàn cầu gấp khoảng ba lần ca cúm nặng được ghi nhận hàng năm, theo WHO. Tổ chức này xác định 17/7 là ngày tăng ca nhiễm kỷ lục, với 237.743 ca nhiễm được ghi nhận trên toàn cầu. Tại các quốc gia có năng lực xét nghiệm hạn chế, số liệu báo cáo chỉ phản ánh một phần tình hình dịch. Các chuyên gia cho rằng dữ liệu chính thức có thể thấp hơn nhiều con số thực tế.

***   Số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới vượt ngưỡng 14 triệu
(ĐCSVN) – Theo số liệu trên trang web thống kê worldometers.info, trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 236.646 ca nhiễm và 5.464 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng các con số ghi nhận được tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 14.175.994 ca nhiễm và 598.446 ca tử vong.

Dịch bệnh tiếp tục lây lan mạnh tại Mỹ, Ấn Độ vừa gia nhập danh sách các nước có “triệu” ca nhiễm trên thế giới còn Brazil được dự báo là đang trên đà “vượt” Mỹ về số ca nhiễm COVID-19 nếu tình hình không được cải thiện.
Tính đến sáng 18/7, đã có 8.440.586 ca nhiễm CODVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 5.136.962 ca bệnh đang điều trị thì có 5.077.001 ca ở thể nhẹ (chiếm 99%) và 59.961 ca (chiếm 1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đã lan tới 215 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong 24 giờ qua, Mỹ vẫn là nước ghi nhận thêm nhiều ca mắc mới COVID-19 nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Brazil, với lần lượt 71.568 và 33.959 ca. Brazil là nước ghi nhận thêm nhiều ca tử vong nhất vì COVID-19 trong 24 giờ qua, với 1.110 ca.
Cụ thể, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 2.644.929 trường hợp, trong đó có 198.616 ca tử vong và 1.570.996 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, cựu lục địa ghi nhận thêm 15.126 ca nhiễm và 435 ca tử vong mới vì COVID-19.

Các nước Nga, Tây Ban Nha và Anh tiếp tục là 3 nước dẫn đầu bảng danh sách các nước bị tác động bởi dịch bệnh tại châu Âu, lần lượt 759.203; 307.335; 293.239 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được vào thời điểm hiện tại. Anh hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong khu vực, với tổng số 45.233 ca, sau khi ghi nhận thêm 114 ca trong 24 giờ qua; tiếp theo sau là Italy với 35.028 ca.

Trong 24 giờ qua, Bắc Mỹ ghi nhận thêm 83.237 ca nhiễm COVID-19 và 1.642 ca tử vong vì dịch bệnh, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 4.402.778 và 193.440 trường hợp. Sau nhiều tuần dẫn đầu bảng thống kê, Mỹ tiếp tục là ổ dịch lớn nhất tại khu vực và trên thế giới, với tổng số 3.766.593 ca nhiễm và 141.976 ca tử vong vì COVID-19. Sau Mỹ, Mexico là nước có nhiều ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 đứng thứ 2 ở khu vực, với tổng cộng 324.041 và 37.574 ca ghi nhận được tính đến thời điểm hiện tại. Tiếp đến là Canada với 109.669 ca nhiễm và 8.839 ca tử vong vì COVID-19.

Tính đến sáng 18/7, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 3.255.821 trường hợp, với 76.509 ca tử vong và 2.296.243 ca điều trị khỏi. Trong tổng số 883.069 ca bệnh đang điều trị thì có 19.980 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Ấn Độ, Iran và Pakistan là 3 nước đứng đầu bảng thống kê của worldometers.info tại châu Á, với lần lượt số ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được tới thời điểm hiện tại là 1.040.457; 269.440; 259.999 trường hợp.

Trong 24 giờ qua, Nam Mỹ ghi nhận thêm 57.506 ca nhiễm và 1.804 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 3.171.947 trường hợp, với 115.014 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, tiếp theo sau là Peru, Chile và Colombia…với lần lượt 2.048.697; 345.537; 326.539; 182.140 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.

Tính đến sáng 18/7, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 686.889 trường hợp, trong đó có 14.714 ca tử vong và 363.443 ca bình phục. Trong tổng số 308.732 ca đang điều trị thì có 1.030 ca trong tình trạng nguy kịch.

Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 337.594 ca nhiễm COVID-19 và 4.804 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 13.373 ca nhiễm và 135 ca tử vong. Xếp các vị trí tiếp theo trong bảng thống kê là Ai Cập, Nigeria và Ghana, với lần lượt 86.474; 35.454; 26.572 ca nhiễm bệnh.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 430 ca nhiễm COVID-19, trong đó, tại Australia là 425 ca, New Zealand 1 ca và Papua New Guinea có 4 ca. Hiện khu vực này ghi nhận 12.909 ca nhiễm và 138 ca tử vong vì COVID-19 – trong số này thì Australia chiếm tới 116 ca, New Zealand chiếm 22 ca còn lại. Tổng số ca bình phục tại khu vực này tính tới thời điểm hiện tại là 9.730 trường hợp. Trong tổng số 3.041 ca nhiễm COVID-19 đang được điều trị thì có 32 ca trong tình trạng nguy kịch (tất cả đều ở Australia). Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Australia tiếp tục là nước có nhiều số ca nhiễm COVID-19 nhất trong khu vực, với tổng số 11.235 ca ghi nhận được tính tới thời điểm hiện tại, tiếp theo sau là New Zealand với 1.549 ca nhiễm./.

***   Ông Putin điều 150.000 binh lính tập trận đột xuất
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ra lệnh cho quân đội tập trung cao độ cho cuộc tập trận quân sự đột xuất ở khu vực phía tây nam của đất nước, nơi đang đối mặt với mối đe dọa khủng bố nghiêm trọng.

Lực lượng tấn công mẫu hạm khủng của Mỹ xuất hiện ở Biển Đông
Lực lượng tấn công hàng không mẫu hạm Nimitz của Mỹ đã nối lại các cuộc tập trận kép hiếm hoi ở Biển Đông, cũng là lần thứ hai trong tháng này các tàu chiến lớn như vậy tập trận ở vùng biển này.

Lệnh trừng phạt Mỹ cản trở tham vọng truất ngôi đồng USD từ Trung Quốc
Theo các nhà phân tích, việc Washington quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức tài chính Trung Quốc liên quan đến việc ban hành luật an ninh quốc gia mới về Hong Kong có thể đe dọa nỗ lực của Bắc Kinh nhằm biến đồng nhân dân tệ thành một đơn vị tiền tệ quốc tế.

Chưa đầy một tháng, số ca nhiễm COVID-19 tại Brazil tăng gấp đôi lên hai triệu
Số ca nhiễm COVID-19 tại Brazil đã vượt qua hai triệu, tuy nhiên, chưa có dấu hiệu cho thấy sự gia tăng này sẽ chậm lại trong bối cảnh dư luận ngày càng không vừa ý với cách Tổng thống Jair Bolsonaro xử lý đại dịch.

Trung Quốc tố Mỹ “chơi xấu” với Huawei
Trung Quốc cho rằng việc Mỹ gây sức ép buộc các đồng minh dừng hợp tác với tập đoàn viễn thông Huawei là “chơi xấu”, song vẫn đặt nhiều kì vọng vào thoả thuận thương mại đã đạt được với Washington.

Chủ bệnh viện làm giả hơn 6.000 kết quả xét nghiệm COVID-19
Một chủ bệnh viện ở Bangladesh đã bị bắt với cáo buộc làm giả hơn 6.000 kết quả xét nghiệm COVID-19, khiến cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh tại nước này thêm phức tạp.

Trinh sát cơ Thổ Nhĩ Kỳ đâm vào vách núi, toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng
Máy bay trinh sát của Thổ Nhĩ Kỳ đã đâm vào vách núi Artos ở tỉnh Van thuộc miền Đông nước này, khiến 7 nhân viên an ninh trên khoang thiệt mạng.

Mỹ úp mở khả năng sớm tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi Triều Tiên nối lại đàm phán, đồng thời không loại trừ khả năng có một cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước trong tương lai gần.

Trung Quốc “oằn mình” trong đợt mưa lũ lịch sử
Những trận mưa lớn bất thường trút xuống suốt nhiều tuần liên tiếp đã nhấn chìm một loạt địa phương của Trung Quốc trong biển nước, gây thiệt hại nặng nề về người, tải sản.

Trùm của những trùm gangster
Lâu nay Semyon Judkovich Mogilevich, người có tới 4 quốc tịch và hiện đang sống ở Moscows, một tỉ phú do tạp chí Forbes bình chọn và là một trong 10 tội phạm trên thế giới bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) truy nã gắt gao được rất nhiều người quan tâm theo dõi.

Thế giới quan tâm đến nạn tấn công tình dục trẻ em
Theo thống kê của Liên hợp quốc, mỗi năm, ước tính có khoảng 300.000 phụ nữ bị hãm hiếp và 3,7 triệu người phải đối mặt với các hoạt động tình dục.

Cuộc đối đầu mới giữa các trường đại học Mỹ và Tổng thống Donald Trump
Theo quyết định được đưa ra bởi Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) vào đầu tuần trước, các sinh viên nước ngoài đang theo học tại Mỹ sẽ không được phép ở lại Mỹ nếu trường của họ chỉ dạy online.

Mỹ hạn chế thị thực với nhân viên của Huawei
Chính phủ Mỹ dự định sẽ hạn chế thị thực đối với một số nhân viên của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei, gây thêm áp lực cho công ty này sau khi Anh công bố kế hoạch loại bỏ việc sử dụng thiết bị của Huawei cho mạng 5G của Anh.

“Mồi lửa” Hong Kong sẽ thổi bùng bất đồng Trung-Mỹ?
Như CAND online đã đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15-7 (giờ Việt Nam) thông báo ban hành một sắc lệnh hành pháp chấm dứt những ưu đãi thương mại đối với Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc). Diễn biến mới này phải chăng sẽ là “mồi lửa” châm ngòi cho một cuộc chiến giữa hai nước, sau loạt căng thẳng trên các mặt trận thương mại và công nghệ?

Kỷ lục liên tục bị xô đổ, chuyên gia lo ngại Mỹ còn lâu mới thoát khỏi COVID-19
Số ca nhiễm COVID-19 mới vẫn đang tăng vọt ở miền Nam và Tây Nam nước Mỹ, hàng chục tiểu bang rút lại kế hoạch mở cửa trở lại, các chuyên gia y tế công cộng nhận định rằng đại dịch chưa thể kết thúc trong tương lai gần.

CEO trẻ tuổi bị sát hại tại căn hộ cao cấp
Cơ quan thực thi pháp luật đã phát hiện một CEO 33 tuổi “không còn nguyên vẹn” tại căn hộ cao cấp ở New York.

Một loạt tàu bốc cháy dữ dội tại cảng biển Iran
Hãng tin IRNA ngày 15/7 đưa tin, ít nhất ba tàu biển đang bốc cháy tại một nhà máy tàu công nghiệp ở thành phố Bushehr phía Nam Iran.
Tổng hợp-TT