Mỹ chuẩn bị trục xuất hàng triệu người nhập cư trái phép; Mỹ “tiếp đạn” cho kẻ thù của Nga; 400 chủ vựa Trung Quốc ồ ạt đổ sang, tình huống chưa từng có; Dân số thế giới sẽ lên tới 9,7 tỷ người vào năm 2050…là những tin chính được cập nhật.
Mỹ chuẩn bị trục xuất hàng triệu người nhập cư trái phép
Người di cư ở khu vực biên giới Mỹ – Mexico. (Ảnh: Reuters)
Ngày 17/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo nước này sẽ bắt đầu trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp trong tuần tới, đồng thời cho biết Guatemala đang chuẩn bị ký một thỏa thuận “nước thứ ba an toàn”.
Trên trang mạng xã hội Twitter, Tổng thống D.Trump nêu rõ trong tuần tới, Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) sẽ bắt đầu tiến trình bắt giữ và trục xuất hàng triệu người di cư trái phép tìm cách vào Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng cũng cho biết Guatemala đã sẵn sàng ký thỏa thuận “nước thứ ba an toàn”, theo đó những người di cư vào lãnh thổ Guatemala sẽ phải đăng ký cơ chế tị nạn tại đây, thay vì tại Mỹ.
Đề cập đến thỏa thuận di cư mà Mỹ và Mexico đã đạt được trong tháng này, qua đó Mexico tránh được việc bị Mỹ áp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, ông D.Trump cho rằng thông qua việc áp dụng luật nhập cư cứng rắn, Mexico đang “làm rất tốt” trong việc ngăn chặn người tị nạn tiếp cận biên giới phía Nam của Mỹ.
Mỹ hiện đang đối mặt với làn sóng người tị nạn đổ về từ Guatemala và các quốc gia Trung Mỹ nghèo khác, những nơi vẫn đang “đau đầu” với vấn nạn bạo lực giữa các băng đảng. Số lượng người di cư đã vượt quá khả năng xử lý của giới chức Mỹ để có thể cung cấp chỗ ở và tiếp nhận họ. Tổng thống D.Trump đã chỉ trích làn dòng người di cư đang hướng tới Mỹ là “một sự xâm lược”, đồng thời triển khai những biện pháp mạnh chống lại tình trạng di cư bất hợp pháp. Ngày 10/6 vừa qua, Mỹ cho biết sẽ không cung cấp thêm viện trợ cho Salvador, Guatemala và Honduras nếu các nước này không có “hành động cụ thể” để ngăn chặn và giảm thiểu lượng người di cư trái phép đổ về biên giới nước này./.
Mỹ “tiếp đạn” cho kẻ thù của Nga
– Mỹ vừa tuyên bố cung cấp hàng loạt vũ khí cũng như các hoạt động đào tạo, huấn luyện và hỗ trợ cho quân đội Ukraine. Thông tin này chắc chắn sẽ khiến Nga “đứng ngồi không yên” vì lo ngại.
Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine các thiết bị vũ khí quân sự, các hoạt động đào tạo, huấn luyện và hỗ trợ có trị giá 250 triệu USD, Lầu Năm Góc vừa thông báo. Cụ thể, Hải quân và Thủy quân Lục chiến của Ukraine sẽ được hưởng lợi từ gói trợ giúp về quân sự này.
Quân đội Ukraine sẽ nhận được súng trường bắn tỉa, súng phóng lựu, các hệ thống radar, thiết bị nhìn ban đêm và thiết bị thông tin liên lạc, tuyên bố của Lầu Năm Góc cho hay.
Theo tuyên bố của Lầu Năm Góc, gói viện trợ mới sẽ đưa tổng số viện trợ về an ninh của Mỹ dành cho Ukraine lên con số 1,5 tỉ USD từ năm 2014 khi Mỹ hậu thuẫn phe đối lập ở Ukraine tiến hành một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ được bầu lên của Ukraine.
Việc Mỹ tiếp tục cung cấp thêm vũ khí cho Kiev sẽ chỉ khiến tình hình leo thang căng thẳng và làm phương hại đến các nỗ lực hòa bình ở Ukraine.
Mỹ vốn là một trong những đồng minh ủng hộ mạnh mẽ nhất cho Kiev kể từ khi xảy ra vụ Moscow sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và sau đó là cuộc nội chiến bùng phát ở miền đông Ukraine (vùng Donbass) khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng. Mỹ nhiều lần nhăm nhe cung cấp các vũ khí chết người cho Ukraine và Nga liên tục cảnh báo hành động của Mỹ sẽ gây bất ổn hơn nữa cho tình hình Ukraine thông qua việc kích động Kiev sử dụng vũ lực.
Không chỉ Nga phản đối việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine mà ngay cả cựu Tổng thống Barack Obama khi còn cầm quyền cũng không đồng ý với việc này. Các đồng minh khác của Mỹ là Pháp và Đức cũng phản đối việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Kiev vì lo ngại bước đi này có thể thổi bùng ngọn lửa căng thẳng ở Ukraine.
400 chủ vựa Trung Quốc ồ ạt đổ sang, tình huống chưa từng có
Cách đây 1 tuần, chỉ có khoảng 260 thương nhân Trung Quốc sang Bắc Giang nhưng nay con số này đã lên tới 400 thương nhân là chủ vựa hoa quả. Bà con trồng vải thiều thu được trên 4.200 tỷ đồng dù vụ vải chưa kết thúc.
Theo báo cáo của Sở Công Thương Bắc Giang, tính đến hết ngày 18/6, tổng sản lượng vải thiều đã tiêu thụ toàn tỉnh là gần 113 ngàn tấn. Trong đó, vải sớm khoảng 38 ngàn tấn (đã tiêu thụ gần hết), vải chính vụ trên 74 ngàn tấn.
Sở Công Thương Bắc Giang cũng cho biết, giá vải đến thời điểm này vẫn ổn định ở mức cao. Cụ thể, giá vải thiều ngày 18/6 dao động từ 30.000-60.000 đồng/kg (vải thiều từ 30.000-50.000 đồng/kg; vải sớm ở Lục Ngạn từ 40.000-60.000 đồng/kg). Trước đó, thời kỳ cao điểm giá vải sớm loại đẹp tại Lục Ngạn có lúc bán được trên 70.000 đồng/kg.
400 chủ vựa Trung Quốc ồ ạt đổ sang, tình huống chưa từng có
Có khoảng hơn 400 thương nhân Trung Quốc đang có mặt ở Bắc Giang để thu mua vải thiều của bà con nông dân
Đáng chú ý, ngoài thị trường trong nước, vải thiều Bắc Giang còn được đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều thị trường khác như: Trung Đông, EU, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada,… đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
Ghi nhận của Sở Công Thương cho thấy, cách đây khoảng 1 tuần, ở Bắc Giang chỉ có khoảng 260 thương nhân Trung Quốc sang kết hợp với các thương nhân Việt Nam đặt điểm cân thu mua vải thiều của bà con nông dân rồi xuất sang Trung Quốc, thì nay con số này đã lên tới 400 thương nhân.
Hiện tổng số điểm cân trên toàn tỉnh lên tới trên 500 điểm lớn nhỏ, trong đó tập trung chủ yếu tại địa bàn huyện Lục Ngạn, Lục Nam.
Dân số thế giới sẽ lên tới 9,7 tỷ người vào năm 2050
(ĐCSVN) – Theo báo cáo mới nhất vừa được Liên hợp quốc công bố ngày 17/6, số lượng người dân trên trái đất sẽ vượt quá con số 7,7 tỷ người hiện nay lên 9,7 tỷ người vào năm 2050. Báo cáo cũng cho biết Ấn Độ dự kiến sẽ vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2027.
Báo cáo của Liên hợp quốc năm 2019 về Triển vọng dân số thế giới 2019 cũng xác nhận rằng dân số thế giới đang già đi do tuổi thọ tăng và tỷ lệ sinh giảm, và số lượng các quốc gia có quy mô dân số giảm lại đang ngày càng tăng lên.
Một nửa trong số 2 tỷ người dự báo gia tăng trong 30 năm tới sẽ đến từ 9 quốc gia: Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Tanzania, Indonesia, Ai Cập và Mỹ.
Báo cáo cũng cho biết Ấn Độ dự kiến sẽ vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2027 và dân số khu vực châu Phi cận Sahara dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 (tăng 99%). Tỷ lệ sinh toàn cầu, giảm từ 3,2 lần sinh trên mỗi phụ nữ vào năm 1990 xuống 2,5 lần vào năm 2019, và dự kiến sẽ giảm xuống còn 2,2 lần vào năm 2050.
Những thay đổi về quy mô, thành phần và phân bố dân số toàn cầu có ý nghĩa quan trọng đối với việc đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững được thống nhất ở quy mô toàn cầu nhằm cải thiện sự thịnh vượng kinh tế và hạnh phúc xã hội đồng thời vẫn bảo vệ môi trường.
Trong tuyên bố được đưa ra, ông Liu Zhenmin, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề kinh tế và xã hội cho biết: “Hầu hết dân số tăng nhanh nhất là ở các nước nghèo nhất, nơi tăng trưởng dân số đặt ra những thách thức mới cho xóa đói giảm nghèo, bình đẳng, đấu tranh chống lại nạn đói và suy dinh dưỡng, tăng cường độ bao phủ và chất lượng của các hệ thống y tế, giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau”.
*** Ông Trump cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Iran
Tổng thống Donald Trump nói ông sẽ cân nhắc hành động quân sự với Iran để ngăn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, trong bối cảnh Tehran tính rút khỏi thoả thuận năm 2015.
Tổng thống Trump tái tranh cử, tự tin có thêm 4 năm ở Nhà Trắng
Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức phát động chiến dịch tái tranh cử năm 2020 và kêu gọi cử tri giúp ông có thêm 4 năm tại Nhà Trắng để “giữ nước Mỹ tiếp tục vĩ đại”.
Công nhân Trung Quốc và tuyến đường sắt xuyên nước Mỹ
Được khởi công vào tháng 1-1864 và hoàn thành vào tháng 12-1873, tuyến đường sắt xuyên nước Mỹ dài 3.103 dặm (khoảng 5.000km), bắt đầu từ bang California ở phía tây đến bang Iowa ở phía đông, do Liên hiệp Đường sắt Thái Bình Dương (Union Railroad Pacific) là nhà thầu chính, sử dụng phần lớn công nhân nhập cư người Trung Quốc trong những công việc nặng nhọc và nguy hiểm.
Xả súng kinh hoàng tại Mali, ít nhất 41 người thiệt mạng
Aljazeera ngày 19-6 đưa tin, một vụ thảm sát đã xảy ra tại hai ngôi làng ở miền Trung Mali hôm 17-6, khiến ít nhất 41 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Hầu hết các nạn nhân được xác định là người dân tộc Dogons.
Amniyat, mạng lưới điệp viên khét tiếng ở Somalia
“Thông thường, khi từ Somalia trở về Anh, tôi nhận được một cuộc gọi từ al-Shabab. Nó thường xảy ra ngay cả trước khi tôi nói chuyện với gia đình, trong khi tôi đang chờ lấy hành lý hoặc trên một chiếc taxi trên đường về nhà. Một lần, sau một chuyến đi đến thị trấn Baidoa phía tây nam Somalia, tôi được cung cấp một thông tin chi tiết về những gì tôi đã làm và nơi tôi đã ở.
Loại ứng viên khủng, cuộc đua vị trí Thủ tướng Anh dần “hẹp cửa”
Kết quả bỏ phiếu Đảng Bảo thủ lần 2 diễn ra ngày 18-6 (giờ địa phương) cho thấy cuộc chạy đua giành ghế Thủ tướng Anh đã chính thức thu hẹp cửa, với chỉ còn 5 ứng viên sáng giá, thay vì con số 10 ban đầu, tiếp tục tham ra đường đua.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đột ngột từ chức lúc “nước sôi, lửa bỏng”
Ông Patrick Shanahan bất ngờ tuyên bố từ chức vì lí do gia đình, khi Thượng viện Mỹ đang chuẩn bị phê chuẩn ông vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng.
Viện Kurchatov, chiếc nôi năng lượng hạt nhân Nga
Viện Kurchatov là trung tâm của chương trình vũ khí nguyên tử Liên Xô trong những năm 1940, nhưng sau đó chuyển sang nghiên cứu dân sự vào những năm 1950. Ngày nay, Viện Kurchatov là một trong những Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước Nga. Năm 2018, Viện kỷ niệm 75 năm thành lập.
Syria cám ơn người Nga nhưng yêu cầu Mỹ lập tức rút quân
Ngoại trưởng Syria Walid Muallem nhấn mạnh nước này biết ơn Nga và Iran vì sự giúp đỡ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, song kêu gọi Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ lập tức rút quân.
Cơn khủng hoảng của vợ chồng ông Netanyahu
Bà Sara Netanyahu, vợ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, đã thừa nhận dùng công quỹ để thanh toán các bữa ăn gia đình trong một thỏa thuận thương lượng biện hộ vào sáng 12-6 (giờ địa phương) khi chồng bà đang bị vướng vào các cuộc điều tra hình sự liên quan tới cáo buộc tham nhũng.
Châu Âu đi tìm lời giải cho tương lai
Chương trình nghị sự chiến lược 2019-2024 vừa được Ủy ban châu Âu đưa ra những ưu tiên của EU trong vòng nửa thập kỷ tới, đây chính là hướng đi để EU có thể vượt qua những thách thức rất lớn hiện tại và hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.
Nhật Bản muốn hóa giải căng thẳng Mỹ-Iran
Ngày 12-6, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Tehran trong một chuyến thăm bất ngờ. Chuyến đi của ông Abe là nỗ lực của một giới chức quốc tế ở cấp cao nhất cho tới nay nhằm giảm nhiệt cuộc khủng hoảng giữa Mỹ và Iran, trong lúc Tehran có vẻ muốn từ bỏ thỏa thuận hạt nhân đã ký với các cường quốc thế giới từ năm 2015.
Iran cảnh báo phong tỏa công khai Eo biển Hormuz, đòi Mỹ lập tức rút quân
Iran khẳng định nước này có đủ năng lực quân sự để phong tỏa công khai toàn bộ Eo biển Hormuz chiến lược, đồng thời yêu cầu Mỹ lập tức rút binh sĩ và khí tài khỏi khu vực này.
Mexico có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ
Mexico có thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại với Mỹ, nhưng đó là một cuộc chiến mà Mexico không hề mong muốn vì tổn thất sẽ rất nặng nề, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador cho biết.
Mỹ sẽ tiếp tục gửi thêm quân đến Trung Đông
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan ngày 17-6 tuyên bố triển khai thêm khoảng 1.000 binh sĩ đến Trung Đông với mục đích phòng thủ, viện dẫn lý do lo ngại về mối đe dọa đến từ Iran.
Iran tuyên bố phá mạng lưới gián điệp mạng ‘khủng’ của CIA
Iran tuyên bố đã vô hiệu hoá một trong những mạng lưới tình báo gián điệp mạng phức tạp nhất của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hoạt động tại các nước đồng minh của Tehran.
Nguy cơ xung đột quân sự hiện hữu sau sự cố trên Vịnh Oman
Nguy cơ của một cuộc xung đột vũ trang mới ở Vùng Vịnh ngày càng trở nên đáng lo ngại, khi Mỹ tuyên bố có thể tiến hành các động thái quân sự chống lại Iran sau sự cố hai tàu chở dầu bị tấn công trên Vịnh Oman.
Tổng hợp-TT