VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 20/3/2021.

      Báo Nga nói kỳ tích kinh tế của Việt Nam không phải ‘từ trên trời rơi xuống’; Ông Biden lên án bạo lực chống người gốc Á; Đối thoại Mỹ – Trung kết thúc trong căng thẳng; Pháp vội phong tỏa Paris vì làn sóng Covid-19 biến chủng Anh; Ca Covid-19 toàn cầu tuần qua tăng 14%…là những tin chính được cập nhật.
 Báo Nga nói kỳ tích kinh tế của Việt Nam không phải ‘từ trên trời rơi xuống’
Nhật ký Innovation: “Sài Gòn nhìn lâu đẹp lắm” — Sở Khoa học và Công nghệ  Thành phố Hồ Chí Minh    Ảnh minh họa
Theo hãng tin Nga Sputnik (Nga), kỳ tích kinh tế của Việt Nam, những thành quả đáng khen ngợi trong cuộc chiến chống Covid-19 để tạo đà hồi phục và phát triển kinh tế không phải do may mắn mà có.
Với bài viết tiêu đề “Câu chuyện thành công của Việt Nam khiến nhiều nước phải ‘lo sợ’ như thế nào?”, Sputnik nhận định, Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy bản lĩnh và sức mạnh quốc gia, dân tộc khi thoát khỏi danh sách nước nghèo nhanh hơn bất kỳ nước nào trong lịch sử hiện đại và tạo nên kỳ tích tăng trưởng kinh tế, GDP khiến chính các nước láng giềng phải ‘ghen tị’.
Sputnik dẫn lời bài phát biểu trước Quốc hội Philippines của nghị sĩ Joey Salceda cho rằng, Việt Nam đang bỏ xa, vượt qua Philippines về cả tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người lẫn vốn FDI dù phải chịu hậu quả nặng nề từ chiến tranh với Mỹ.
Kỳ tích kinh tế Việt Nam, những thành quả đáng khen ngợi trong cuộc chiến chống Covid-19 để tạo đà hồi phục và phát triển kinh tế không phải do may mắn mà có. Theo nhà kinh tế – chính trị học, Hạ nghị sĩ Joey Salceda, người Việt sẽ giàu hơn người dân Philippines.
Làn sóng FDI mạnh mẽ và thành công của Việt Nam đã được đề cập rất nhiều. Sputnik dẫn báo cáo cập nhật Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2021 của Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) cho rằng, sự phục hồi kinh tế của Việt Nam khi nhanh chóng kiểm soát các làn sóng bùng phát đại dịch Covid-19 đang đi “đúng hướng”.
Chống Covid-19 thành công giúp Việt Nam duy trì triển vọng phục hồi kinh tế tích cực. Đáng chú ý, trong báo cáo của mình, WB cho biết, sau khi giảm vào tháng 1/2021, vốn FDI đổ vào Việt Nam cao hơn 70,4% so với tháng trước và tăng gấp ba lần về giá trị vốn đầu tư nước ngoài ghi nhận cùng kỳ năm ngoái vào năm 2020. WB cho hay, Việt Nam đã thu hút được 3,4 tỷ USD vốn FDI. Đó là điều hết sức đáng mừng trong bối cảnh dòng vốn đang chững lại trên toàn thế giới.
Ông Biden lên án bạo lực chống người gốc Á
Tổng thống Mỹ Joe Biden lên án các vụ xả súng diễn ra ở Atlanta, bang Georgia khiến 6 phụ nữ gốc Á thiệt mạng, đồng thời kêu gọi người dân nước này lên tiếng chống lại bạo lực nhằm vào người gốc Á.
Ông Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đã cùng tới thành phố Atlanta hôm 19/3 để gặp gỡ các lãnh đạo cộng đồng người Mỹ gốc Á tại bang Georgia sau các vụ thảm sát ở 3 tiệm mát xa, khiến 8 người mất mạng, bao gồm cả 6 phụ nữ gốc Á. Nghi phạm là Robert Aaron Long, 21 tuổi, sống tại Woodstock đã bị cảnh sát bắt giữ và bị buộc tội giết người, cũng như một số tội hành hung khác.
Sau khi gặp gỡ với các quan chức, lãnh đạo Nhà Trắng đã có bài phát biểu phát sóng trên truyền hình quốc gia, kêu gọi công chúng Mỹ lên tiếng chống lại sự thù hận và bạo lực, đặc biệt khi nước này ghi nhận sự gia tăng tội ác hận thù nhằm vào cộng đồng gốc Á trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
“Sự hận thù và bạo lực thường ẩn hiện trong bối cảnh bình thường và mọi người thường đối diện bằng sự im lặng. Đó là thực tế suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên, điều đó phải thay đổi vì sự im lặng của chúng tôi chính là đồng lõa. Chúng ta không thể đồng lõa. Chúng ta cần phải lên tiếng. Chúng ta cần phải hành động”, ông Biden nhấn mạnh.
Tổng thống Mỹ nói, những công dân gốc Á trong năm vừa qua đã phải sống trong sợ hãi vì bị đổ lỗi, quấy rối, tấn công và giết hại. Ông cho biết đã yêu cầu Quốc hội nhanh chóng thông qua Đạo luật về tội ác thù hận trong đại dịch nhằm thúc đẩy phản ứng của chính phủ liên bang đối với vấn nạn này.
Ông Biden cũng đề cập tới việc ngay trong tuần đầu tiên lên nắm quyền, ông đã ký một bản ghi nhớ lên án và chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, bài ngoại và không khoan dung chống lại người Mỹ gốc Á cũng như người dân trên các đảo Thái Bình Dương.
Trước khi công du Atlanta, ông Biden hôm 18/3 đã chỉ thị treo cờ rủ tại Nhà Trắng và các địa điểm thuộc quyền quản lý của chính phủ liên bang để tưởng niệm các nạn nhân trong các vụ xả súng vừa qua.
Đối thoại Mỹ – Trung kết thúc trong căng thẳng
Các quan chức Mỹ và Trung Quốc vừa kết thúc cuộc đối thoại “khó khăn” tại Alaska, hé lộ mức độ căng thẳng nghiêm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới thời tân Tổng thống Joe Biden.
Hai ngày gặp gỡ, hội đàm cấp cao đầu tiên giữa các đại diện Bắc Kinh với chính quyền Biden kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 1 năm nay, đã khép lại sáng sớm 20/3 (giờ Việt Nam) sau màn tranh cãi nảy lửa mở đầu sự kiện một ngày trước đó. Hai bên đã công khai chỉ trích các chính sách của nhau trước ống kính truyền hình.
Theo Reuters, đúng như dự đoán, hội nghị thượng đỉnh 2 + 2 giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan với hai quan chức cấp cao của Trung Quốc là Ủy viên Bộ Chính trị Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Vương Nghị ở Anchorage, Alaska dường như không mang lại đột phá ngoại giao nào. Sự đối đầu gay gắt còn ám chỉ, hai nước hiện có rất ít điểm chung để thiết lập lại mối quan hệ đã sụt giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Việc các quan chức Mỹ tới thăm các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước đồng minh, đối tác quan trọng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trước khi bay đến Anchorage cùng một loạt động thái khác của Washington phản ánh chính quyền Biden có lập trường kiên định, theo đuổi cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc. Ngược lại, những lời cảnh báo thẳng thừng từ Bắc Kinh cho thấy phía Trung Quốc sẽ không dễ dàng xuống thang và Mỹ cần từ bỏ “ảo tưởng” rằng họ sẽ thỏa hiệp.
Đối thoại Mỹ – Trung kết thúc trong căng thẳng
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan tại cuộc họp báo sau khi kết thúc đối thoại với Trung Quốc ở Alaska ngày 20/3 (giờ Việt Nam). Ảnh: Reuters
“Chúng tôi dự báo về các cuộc đàm phán trực tiếp, khó khăn về nhiều vấn đề và đó chính xác là những gì chúng tôi đã trải qua”, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Sullivan nói với các phóng viên ngay sau khi phái đoàn Trung Quốc rời khỏi phòng họp của khách sạn ở Anchorage.
Ngược lại, phái đoàn Trung Quốc rời khách sạn mà không trò chuyện với giới truyền thông. Tuy nhiên, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì sau đó đã chia sẻ với kênh truyền hình quốc gia CGTN rằng, các cuộc thảo luận diễn ra một cách thẳng thắn, mang tính xây dựng và có lợi dù “tất nhiên vẫn tồn tại những bất đồng”. Quan chức này nhấn mạnh, “Trung Quốc sẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh và sự phát triển quốc gia”.
Pháp vội phong tỏa Paris vì làn sóng Covid-19 biến chủng Anh
Trục trặc trong chiến dịch tiêm chủng và sự lây lan của biến chủng Anh buộc Tổng thống Emmanuel Macron phải thay đổi quan điểm…
Pháp vừa áp lệnh phong tỏa kéo dài 1 tháng đối với thủ đô Paris và một số vùng thuộc phía Bắc của nước này, sau khi trục trặc trong chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 và sự lây lan của biến chủng Anh buộc Tổng thống Emmanuel Macron phải thay đổi quan điểm.
*** Ca Covid-19 toàn cầu tuần qua tăng 14%
Thế giới ghi nhận gần 123 triệu ca Covid-19 toàn cầu, ca mới tuần qua gia tăng ở khắp nơi trên thế giới nhưng vẫn rất thấp so với mức kỷ lục hồi cuối tháng một.
Thế giới đã ghi nhận 122.846.029 ca nhiễm nCoV và 2.712.050 ca tử vong, trong khi 98.969.178 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Ca Covid-19 mới mỗi ngày tăng 14% tuần qua, lên khoảng 465.300, theo thống kê của AFP. Xu hướng tăng nhẹ này đã bắt đầu từ một tháng trước nhưng số ca nhiễm mới hiện nay vẫn kém xa kỷ lục 743.600 ca mới mỗi ngày trong tuần từ 5-11/1.
Châu Phi và Trung Đông tuần này ghi nhận số ca mắc mới không thay đổi nhiều so với tuần trước, trong khi các khu vực khác đều tăng, dẫn đầu là châu Á với mức tăng 34%, 18% ở châu Âu, 15% ở Mỹ và Canada và 5% ở châu Mỹ Latinh và Caribe. Số ca mới ở châu Đại Dương tăng 75% do sự gia tăng ở Papua New Guinea, trong khi nCoV gần như sạch bóng tại phần còn lại của khu vực.
Bangladesh là nước ghi nhận tốc độ gia tăng dịch bệnh nhanh nhất trong số các quốc gia báo cáo hơn 1.000 trường hợp hàng ngày trong tuần qua, khi ca mới tăng 92% lên 1.500 ca mỗi ngày. Theo sau là Moldova (tăng 78%, 1.800 trường ca), Ukraine (tăng 55%, 11.200 ca), Pakistan (52%, 2.600 ca) và Philippines (52%, 4.800 ca).
Mức giảm lớn nhất trong tuần này được ghi nhận ở Israel, một trong những quốc gia có chiến dịch tiêm chủng nhanh nhất thế giới. Ca mới đã giảm 44% xuống còn 1.700 ca mỗi ngày. Theo sau là UAE (giảm 24%, 1.900 ca), Malaysia (giảm 20%, 1.300 ca), Mexico (giảm 19%, 4.500 ca) và Kuwait (giảm 17%, 1.100 ca).
Brazil là nước ghi nhận nhiều ca nhiễm và ca tử vong nhất trong tuần này với 71.900 ca mới, tăng 4% và trung bình 2.087 ca tử vong mỗi ngày. Xếp thứ hai là Mỹ với 64.500 mới, tăng 15% và trung bình 1.242 ca mỗi ngày.
Brazil đã đặt hàng 100 triệu liều vaccine Covid-19 Pfizer-BioNTech và 38 triệu liều của Johnson & Johnson, nhằm tìm cách đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng đang bị tụt hậu. Hôm 12/3, Bộ Y tế nước này còn ký hợp đồng mua 10 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga, dự kiến giao trong quý II năm nay.
Hiện khoảng 4,6% dân số Brazil đã nhận được ít nhất một liều vaccine. Hai loại vaccine đang được sử dụng ở Brazil là AstraZeneca của Anh và CoronaVac của Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình đại dịch ngày càng nghiêm trọng, khi các bệnh viện đang bị đẩy đến gần mức quá tải trên khắp đất nước.
Marcelo Queiroga, tân Bộ trưởng Y tế Brazil, ngày 17/3 hứa sẽ đưa ra các chính sách dựa trên khoa học để chống Covid-19 và cho biết ông có thể “điều chỉnh” cách xử lý dịch bị nhiều người chỉ trích của Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro.
Thị trưởng Rio de Janeiro đóng cửa các bãi biển nổi tiếng của thành phố vào cuối tuần và cấm xe buýt , nói rằng tình hình ở thành phố “rất nghiêm trọng” và cảnh báo các biện pháp khắt khe hơn có thể được công bố vào 22/3.
Pháp ghi nhận trung bình 27.300 ca mỗi ngày, tăng 24%, Ấn Độ 27.000 ca, tăng 47% và Italy 22.500, hơn 5%.
Hàng triệu người trên khắp nước Pháp từ 20/3 bước vào đợt phong tỏa giới hạn mới kéo dài một tháng. Biện pháp này không phải là phong tỏa hoàn toàn nhưng sẽ khiến các cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa và việc ra ngoài bị hạn chế ở các vùng bị ảnh hưởng nặng, trong khi trường học vẫn mở cửa. Các cơ sở kinh doanh không thiết yếu sẽ đóng cửa ở Paris và một số khu vực khác chủ yếu ở miền bắc nước Pháp, mặc dù các trường học sẽ vẫn mở cửa.
Xét về bình quân đầu người, Estonia là quốc gia báo cáo nhiều ca nhiễm nhất trong tuần qua, với 760 trên 100.000 dân.
Về số ca tử vong, Mexico đứng sau Brazil và Mỹ với trung bình 495 người chết mỗi ngày, theo sau là Nga (441 ca) và Italy (382 ca). Ở cấp độ thế giới, số người chết tuần qua tăng 2% lên 8.800 người mỗi ngày. Hồi cuối tháng một, con số này lên tới 15.000.
Một số quốc gia châu Âu, bao gồm Pháp, Đức và Italy, nối lại tiêm vaccine AstraZeneca sau khi cơ quan quản lý của EU xác nhận nó an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch cho biết họ vẫn chưa nối lại sử dụng vaccine này, trong khi Phần Lan cho biết họ vẫn sẽ dừng. Pháp giờ khuyến nghị chỉ tiêm nó cho người trên 55 tuổi.
Thủ tướng Merkel cho biết Đức sẽ đặt hàng vaccine Sputnik V của Nga nếu vaccine này được cấp phép sử dụng tại EU, đồng thời cho biết thêm rằng Berlin có thể tự ký hợp đồng nếu khối không đồng ý.
Tại khu vực Đông Nam Á, Philippines ngày 19/3 ghi nhận mức tăng ca nhiễm cao kỷ lục 7.103 ca, tăng tổng ca nhiễm lên hơn 648.000, phần lớn ca nhiễm ở thủ đô. Các chuyên gia cảnh báo con số này có thể tăng lên 11.000 ca mỗi ngày vào cuối tháng.
Philippines thắt chặt hạn chế chống dịch ở thủ đô để đối phó tình hình. Bảo tàng, khu trò chơi điện tử và trường dạy lái xe phải đóng cửa, trong khi nhà thờ và nhà hàng chỉ được hoạt động với 30% công suất.
Hôm 19/3, cơ quan quản lý dược phẩm của Philippines đã phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, đây là loại vaccine thứ tư được cấp phép ở nước này.
Philippines đã nhận được hơn một triệu liều vaccine Sinovac của Trung Quốc và AstraZeneca trong tháng này. Quốc gia hơn 100 triệu dân hy vọng sẽ có đủ vaccine để tiêm chủng cho 70 triệu người vào cuối năm nay.
*** Phản đòn Bình Nhưỡng, Malaysia trục xuất nhân viên ngoại giao Triều Tiên
Bộ Ngoại giao Malaysia ngày 19/3 ra tuyên bố liên quan đến việc Triều Tiên cùng ngày quyết định cắt đứt quan hệ với nước này.
“Khoảnh khắc Alaska” mang lại hi vọng cho quan hệ Mỹ – Trung?
Ngày 19/3 (giờ Việt Nam), ngày làm việc đầu tiên trong khuôn khổ đối thoại cấp cao Mỹ – Trung Quốc, diễn ra tại thành phố Anchorage, Alaska (Mỹ), đã khép lại sau những màn tranh cãi nảy lửa.
Quan chức cấp cao Trung Quốc ăn mì gói trước cuộc gặp với Mỹ
Cuộc họp cấp cao trực tiếp giữa giới chức Trung Quốc và Mỹ tại Alaska diễn ra căng thẳng và hai bên dường như đã không tổ chức bữa tiệc chung nào.
Triều Tiên cắt đứt quan hệ ngoại giao với Malaysia
Triều Tiên ngày 19/3 cho biết sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Malaysia vì hành vi dẫn độ công dân nước này sang Mỹ.
Mỹ-Trung khẩu chiến dữ dội trong cuộc gặp đầu tiên
Quan chức Mỹ và Trung Quốc đã mở màn cuộc gặp đầu tiên tại Alaska với màn chỉ trích chính sách lẫn nhau, một khởi đầu không mấy suôn sẻ trong bối cảnh Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ với chính quyền mới ở Washington.
Người đàn ông Mỹ nhừ đòn vì tấn công phụ nữ lớn tuổi gốc Á
Một người phụ nữ châu Á lớn tuổi đã chiến đấu lại kẻ tấn công mình trên đường phố San Francisco, Mỹ, khiến tên này phải nhập viện.
Bị phục kích, 13 sĩ quan an ninh Mexico thiệt mạng
Ít nhất 13 sĩ quan cảnh sát, nhân viên thực thi pháp luật đã bị bắn chết trong một trận phục kích ở miền Trung bang Mexico, Mexico, ngày 18/3 (giờ địa phương).
Tổng thống Putin bất ngờ hối thúc Tổng thống Mỹ Biden gặp mặt trực tiếp
Tổng thống Nga Vladimir Putin loại trừ khả năng cắt đứt quan hệ với Mỹ, đồng thời đề nghị gặp mặt trực tiếp người đồng cấp Mỹ Joe Biden sau khi nhận loạt cáo buộc nghiêm trọng từ vị tân Tổng thống Mỹ
Nga yêu cầu Mỹ xin lỗi vì phát biểu “không thể chấp nhận được”
Nga muốn một lời xin lỗi từ Mỹ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden có những phát biểu chỉ trích người đồng cấp Nga, ông Konstantin Kosachev, Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga, tức Thượng viện Nga, cho biết ngày 18/3.
Trực thăng Mi-17 rơi khiến 9 người thiệt mạng
Toàn bộ 9 quân nhân trên chiếc trực thăng Mi-17 của quân đội Afghanistan đã thiệt mạng khi chiếc máy bay chở họ rơi gần thủ đô Kabul, nghi do trúng tên lửa.
Mexico: Ông AMLO giữa “cơn bão” nữ quyền
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3-2021 đã trở thành “ngày thịnh nộ” của phụ nữ Mexico với cuộc biểu tình, tuần hành quy mô lớn trên cả nước để biểu thị sự phản đối của họ đối với Tổng thống Andrés Manuel López Obrador (thường gọi là AMLO) sau khi ông đã có một số hành động được cho là làm tổn thương phụ nữ, cũng như không thực hiện được lời hứa bảo vệ an toàn cho phụ nữ.
Người Mỹ gốc Á hoang mang sau vụ xả súng đẫm máu
Sau một năm dài mệt mỏi với những cuộc tấn công phân biệt chủng tộc, cộng đồng người Mỹ gốc Á lại thêm phẫn vì vụ một thanh niên 21 tuổi xả súng tại 3 tiệm massage ở Atlanta, khiến 8 người, chủ yếu là phụ nữ gốc Á, thiệt mạng.
Quan hệ tuột dốc, Nga triệu hồi đại sứ tại Mỹ về nước
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov được triệu hồi về nước để tham vấn, trong bối cảnh quan hệ giữa Moscow và Washington tiếp tục xấu đi từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức.
Triều Tiên sẽ tiếp tục “phớt lờ” mọi liên lạc từ phía Mỹ
Quan chức Triều Tiên ngày 18/3 nhấn mạnh nước này sẽ tiếp tục “phớt lờ” mọi liên lạc từ phía Mỹ, trừ khi Washington có động thái rút lại các chính sách thù địch nhằm vào Bình Nhưỡng.
Nga đang đưa Syria “trở lại vùng Vịnh”
Việc Syria trở lại Liên đoàn Arab ngày càng lộ rõ. Điều này đã được khẳng định một cách đáng chú ý bởi chuyến công du 3 nước Arab của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Chuyên gia về Trung Đông Roland Lombardi giải thích rằng, chuyến công tác ngoại giao này của Nga có tầm quan trọng đặc biệt vì nó khơi nguồn cho sự thay đổi cục diện thù địch với Damascus của các nước Vùng Vịnh.
Mỹ-Trung phát tín hiệu trước thềm “cuộc gặp đầu tiên”
Cuộc gặp cấp cao trực tiếp Mỹ-Trung đầu tiên dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, dự kiến diễn ra ngày 18/3 tới, đang khiến giới quan sát nghi ngờ hơn là mong đợi, nhất là khi quan chức Washington trong chuyến công du tới Nhật Bản và Hàn Quốc hai ngày vừa qua đều đưa ra những lập trường cứng rắn về Bắc Kinh.
Brazil ghi nhận thêm 90.000 ca nhiễm COVID-19 một ngày
Brazil ngày 17/3 (giờ địa phương) ghi nhận mức kỷ lục 90.303 trường hợp nhiễm COVID-19 mới trong 24 giờ, trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này tiếp tục vật lộn với sự gia tăng của ca nhiễm và tử vong vì COVID-19.

Tổng hợp-TT