Mỹ tập hợp đồng minh đối phó Nga và Trung Quốc: Liên thủ đấu liên kết; Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua nghị quyết phân phối công bằng vắc-xin Covid-19; Những mối đe dọa trong tương lai; Số ca nhiễm mới Covid-19 ở Mỹ tăng trở lại; ố ca nhiễm mới Covid-19 ở Mỹ tăng trở lại; Dịch vẫn lan tràn, kinh tế châu Âu đối mặt mùa hè u ám; Thử nghiệm ở Mỹ cho thấy vaccine AstraZeneca đạt hiệu quả 79% và an toàn; Gần 125 triệu ca Covid-19 toàn cầu, Nga không công bố vaccine Putin đã tiêm…là những tin chính được cập nhật.
Mỹ tập hợp đồng minh đối phó Nga và Trung Quốc: Liên thủ đấu liên kết
Kinhtedothi – Với những hoạt động đối ngoại dồn dập trong hai tháng cầm quyền đầu tiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặt hái được thành quả cơ bản như mong muốn trên phương diện tập hợp đồng minh và đối tác để cùng đối phó Nga và Trung Quốc.
Mỹ tập hợp đồng minh đối phó Nga và Trung Quốc: Liên thủ đấu liên kếtViệc ông Biden tiếp tục làm căng với Trung Quốc như người tiền nhiệm đã làm và sẽ cứng rắn với Nga chứ không như người tiền nhiệm là hai điều không gây bất ngờ. Nhưng bất ngờ trong chuyện quan hệ của Mỹ với Nga và Trung Quốc từ khi ông Biden kế nhiệm ông Donald Trump lại có ở chỗ ông Biden gay gắt với Trung Quốc còn hơn cả ông Trump và chẳng khác gì đã tuyên chiến về chính trị với Nga khi công khai nhìn nhận Tổng thống Nga Vladimir Putin là “sát nhân”. Trong bối cảnh tình hình chung như thế, chính quyền của ông Biden chơi sách lược lập lờ với Triều Tiên, cụ thể là vừa tìm cách đối thoại với Triều Tiên vừa thắt chặt quan hệ đồng minh quân sự chiến lược với Nhật Bản và Hàn Quốc để cùng đối phó Trung Quốc và Triều Tiên.
Mỹ hành động như thế thì không có gì khó hiểu khi Nga, Trung Quốc và Triều Tiên cùng liên thủ với nhau, dẫu không phải theo khuôn khổ cơ chế liên thủ ba bên thì cũng thông qua các cặp quan hệ hợp tác song phương giữa Nga và Trung Quốc cùng với giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Nếu liên thủ thật sự được với nhau, tức là thật sự đồng thuận quan điểm và phối hợp hành động trong xử lý quan hệ với Mỹ thì liên thủ giữa ba bên này sẽ trở thành kỳ phùng địch thủ đối với liên minh hay liên quân mà Mỹ đang nỗ lực thành lập. Nga buộc Mỹ phải lưu tâm về chính trị an ninh thế giới nói chung, đặc biệt ở châu Âu và khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh. Trung Quốc thách thức Mỹ về kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ, nhưng đồng thời còn cả về chính trị an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Triều Tiên cũng có thể khiến Mỹ rất khó xử về chính trị thế giới và an ninh ở khu vực Đông Bắc Á. Mỹ càng xung khắc với ba đối tác này thì bộ ba ấy sẽ liên thủ với nhau càng chặt chẽ hơn và càng thực chất hơn.
Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua nghị quyết phân phối công bằng vắc-xin Covid-19
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hôm 23/3 đã thông qua một nghị quyết kêu gọi sự tiếp cận công bằng, giá cả phải chăng đối với vắc-xin Covid-19.
Theo hãng thông tấn Reuters, nghị quyết được hơn 130 quốc gia ủng hộ và được đồng thuận tại diễn đàn Geneva, khẳng định quyền của các quốc gia trong việc vận dụng linh hoạt các quy định hiện hành của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin Covid-19.
Đại sứ Áo Elisabeth Tichy-Fisslberger, thay mặt cho Liên minh châu Âu (EU), cho biết: “EU rất hoan nghênh trước việc Hội đồng hiện nay có thể cùng chung một tiếng nói về vấn đề tiếp cận công bằng, giá cả phải chăng, kịp thời và phổ cập đối với vắc-xin Covid-19”.
Trung Quốc cũng tán thành nghị quyết do Ecuador và phong trào không liên kết khởi xướng. Nước này nêu rõ rằng, bất kỳ biện pháp nào được thực hiện không chỉ phải phù hợp với luật pháp quốc tế, mà còn phải có sự đồng thuận cao. Mỹ, quốc gia có tư cách quan sát viên, đã không đồng tài trợ cho nghị quyết này.
Bên cạnh đó, Ấn Độ và Nam Phi đã đề xuất lên WTO về việc từ bỏ các quy định về bằng sáng chế giữa mùa dịch, nhằm cho phép các nhà hãng dược được sản xuất nhiều vắc-xin Covid-19 khác nhau.
Phái đoàn của Ấn Độ cũng hoan ghênh sự ủng hộ đối với việc bỏ vắc-xin Covid-19 khỏi Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (gọi tắt là TRIPS) của WTO, và cho biết: “Chúng tôi tin rằng tất cả những cách thức để phòng chống dịch bệnh, như vắc-xin, đều phải là hàng hóa mang tính công cộng trên toàn cầu”.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định cơ hội để đề xuất trên tạo ra bước ngoặt ở WTO là rất nhỏ. Tại cuộc họp mới nhất vào đầu tháng này, các thành viên giàu có hơn của WTO phủ quyết đề xuất của hơn 80 quốc gia đang phát triển trong việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin Covid-19, nhằm phân phối chúng một cách dễ dàng hơn cho các nước nghèo.
Những mối đe dọa trong tương lai
SGGP Theo thông báo mới nhất của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace, nước Anh dự kiến cắt giảm biên chế của lực lượng quân đội từ 76.500 xuống còn 72.500 vào năm 2025 nhằm tập trung xây dựng lực lượng quân sự để đối phó tốt hơn với những “mối đe dọa trong tương lai”.
Quân số giảm bớt nhưng quân đội Anh sẽ nâng cấp trang thiết bị quân sự để hoạt động tốt hơn.
Đây là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại và quốc phòng thời hậu Brexit của London vừa được công bố. Theo tiết lộ của tờ The Guardian và The Sun tuần trước, nước Anh sẽ tìm cách nâng số lượng đầu đạn hạt nhân từ 180 lên 260 vào giữa thập niên này.
Trong những năm gần đây, London ngày càng có những xung đột với cả Moscow và Bắc Kinh, liên quan đến các vấn đề gián điệp, tấn công mạng, nhân quyền… Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng khẳng định chi tiêu ngân sách quốc phòng Anh sẽ vẫn giữ ở mức 2,2% GDP, cao hơn đáng kể so với yêu cầu đặt ra của NATO.
Tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 không khiến các nước gắn kết hơn, thấu hiểu hơn mà sự cạnh tranh (trong đó có cả những đòn đe nẹt về kinh tế) và dè chừng lẫn nhau, lại đang lớn dần lên và không dập tắt cuộc chạy đua vũ trang nhằm cạnh tranh chiến lược. Việc các nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia… đang dốc sức ưu tiên cho chiến lược về quân sự, quốc phòng thông qua ngân sách quốc phòng không ngừng tăng lên, một dấu hiệu cho thấy môi trường an ninh đang trở nên xấu đi.
Ví dụ, ngân sách cho quốc phòng năm 2021 của Nhật Bản sẽ ở mức kỷ lục gần 52 tỷ USD, tăng 1,1% so với năm 2020. Mục tiêu của Nhật Bản là phân bổ nguồn lực chế tạo chiến đấu cơ tàng hình mới và mua tên lửa chống hạm tầm xa – dấu hiệu cho thấy Tokyo đang trên đà đạt được khả năng ngăn chặn các mối đe dọa an ninh từ bên ngoài. Tương tự, Ấn Độ cũng đã quyết định tăng ngân sách quốc phòng với mức tăng 1,4%, từ 64,5 tỷ USD của tài khóa 2020-2021 lên 65,44 tỷ USD cho tài khóa 2021-2022. Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng năm 2021 thêm 6,8%, lên mức 1.350 tỷ nhân dân tệ (209 tỷ USD), nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong năm ngoái (chỉ ở mức 2,3%).
Môi trường an ninh khu vực đang dần xấu đi khi các quốc gia đối thủ muốn dùng sức mạnh quân sự như một vũ khí răn đe đối phương. Giới quan sát nhận định, trong ngắn hạn, ít có khả năng xu thế này sẽ đảo chiều và chi tiêu quân sự trên thế giới sẽ tiếp tục tăng.
Số ca nhiễm mới Covid-19 ở Mỹ tăng trở lại
Số ca nhiễm mới Covid-19 ở Mỹ đã tăng trở lại sau 9 tuần giảm liên tiếp, hãng tin Reuters cho hay.
Trong tuần trước, số ca nhiễm mới ở Mỹ tăng 5% so với tuần trước đó, lên 394.000 ca – theo phân tích của Reuters dựa trên số liệu từ các tiểu bang, địa phương, và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC). Trước đó, số ca nhiễm mới ở nước này có 9 tuần giảm liên tục.
Trong số 50 bang của Mỹ, có 30 bang chứng kiến số ca nhiễm Covid-19 mới tăng trong tuần kết thúc vào ngày 21/3 so với kỳ 7 ngày trước đó. Trong tuần trước đó, chỉ có 19 bang chứng kiến số ca nhiễm mới tăng.
Trên toàn quốc, số ca nhiễm mới Covid-19 ở Mỹ đã trong xu hướng giảm từ tháng 1, dù nhà chức trách đã cảnh báo rằng số ca nhiễm mới có thể tăng mạnh trở lại nếu các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng quá nhanh chóng. Hiện nay, những biến chủng Covid mới có tốc độ lây lan nhanh hơn cũng đã lan rộng ở Mỹ.
Dịch vẫn lan tràn, kinh tế châu Âu đối mặt mùa hè u ám
Thất thu từ hoạt động du lịch trong mùa hè sẽ gây ra tổn hại nặng nề cho kinh tế khu vực kinh tế châu Âu…
Tiêm chủng Covid-19 chậm tại EU ảnh hưởng tới tốc độ phục hồi kinh tế
Chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 được đẩy nhanh ở Mỹ đồng nghĩa với lời hứa hẹn rằng mùa hè năm nay, hàng triệu người Mỹ có thể sẽ được tận hưởng kỳ nghỉ bên bờ biển, những bữa tiệc ngoài trời và những chuyến “phượt” đường dài. Nhưng ngược lại, bên kia bờ Đại Tây Dương, người châu Âu có thể phải đối mặt với một mùa hè u ám.
Thử nghiệm ở Mỹ cho thấy vaccine AstraZeneca đạt hiệu quả 79% và an toàn
Kết quả một cuộc thử nghiệm quy mô lớn tiến hành ở Mỹ cho thấy vaccine Covid-19 của AstraZeneca đạt hiệu quả 79%…
Kết quả một cuộc thử nghiệm quy mô lớn tiến hành ở Mỹ cho thấy vaccine Covid-19 do hãng dược AstraZeneca và Đại học Oxford phối hợp bào chế đạt hiệu quả 79% trong ngừa bệnh và 100% trong việc chống lại nhiễm bệnh thể nặng, phải nhập viện điều trị.
Theo tin từ CNBC, phân tích độc lập về tính an toàn và hiệu của vaccine AstraZeneca được đưa ra dựa trên cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với sự tham gia của 32.449 tình nguyện viên.
Báo cáo trên được AstraZeneca công bố ngày 22/3 sau khi một loạt quốc gia tạm dừng tiêm vaccine AstraZeneca vì lo ngại xuất hiện tình trạng đông máu ở một số người sau khi tiêm. Giới chuyên gia y tế không đồng tình với việc dừng tiêm này vì cho rằng đó là một hành động thiếu căn cứ, còn các nhà phân tích bày tỏ lo ngại rằng chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 trên toàn cầu sẽ bị chậm lại trong lúc virus tiếp tục lây lan.
Làn sóng Covid-19 ở châu Âu đang gây áp lực lớn lên giá dầu
Số ca nhiễm Covid-19 mới gia tăng ở châu Âu đang khiến giới đầu tư dầu lửa lo lắng…
Dầu thô vững giá trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (22/3), khi hy vọng về sự khởi sắc nhu cầu trong năm nay giúp thị trường cầm cự sau đợt bán tháo tuần trước. Tuy nhiên, áp lực giảm giá dầu vẫn đang lớn do làn sóng Covid-19 mới ở châu Âu đe dọa triển vọng nhu cầu.
Lúc đóng cửa, giá dầu Brent giao sau tại thị trường London tăng 0,09 USD/thùng, đạt 64,62 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại thị trường New York tăng 0,13 USD/thùng, đạt 61,55 USD/thùng.
Tuần trước, giá dầu Brent và WTI cùng giảm khoảng 7%, sau khi tăng mạnh liên tiếp trong mấy tháng nhờ nỗ lực cắt giảm sản lượng của liên minh OPEC+ và những dự báo về phục hồi nhu cầu tiêu thụ dầu trên toàn cầu.
*** Gần 125 triệu ca Covid-19 toàn cầu, Nga không công bố vaccine Putin đã tiêm
Thế giới ghi nhận gần 125 triệu người nhiễm, hơn 2,7 triệu người chết do nCoV, Putin đã tiêm vaccine Covid-19 Nga sản xuất, nhưng hiện chưa rõ loại nào.
Thế giới đã ghi nhận 124.762.183 ca nhiễm nCoV và 2.744.874 ca tử vong, tăng lần lượt 502.494 và 10.473, trong khi 100.688.905 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 23/3 được tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên, trở thành lãnh đạo mới nhất trên thế giới tiêm vaccine phòng đại dịch, bên cạnh Tổng thống Mỹ Joe Biden, Giáo hoàng Francis và Nữ hoàng Anh Elizabeth. Tuy nhiên, không như những lãnh đạo khác được tiêm phòng công khai, việc tiêm phòng của Putin diễn ra riêng tư.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận lãnh đạo 68 tuổi của Nga đã được tiêm vaccine. “Tổng thống Putin đã được tiêm vaccine Covid-19. Ông cảm thấy khỏe mạnh và sẽ làm việc cả ngày mai”, Peskov cho hay.
Trước đó, Peskov nói rằng Putin không muốn tiêm vaccine trước ống kính. “Chúng tôi sẽ không công khai, các bạn sẽ được thông báo”, Peskov nói với phóng viên, thêm rằng Putin được tiêm một trong ba loại vaccine Nga sản xuất, nhưng không công bố tên vaccine Tổng thống đã tiêm vì “có chủ đích”. “Cả ba loại vacine của Nga đều đã chứng minh được hiệu quả và độ tin cậy”.
Nga đã phát triển ba loại vaccine Covid-19, gồm Sputnik V, EpiVacCorona và CoviVac, song phần lớn sự chú ý tập trung vào Sputnik, được đặt theo tên vệ tinh đầu tiên được Liên Xô phóng lên vũ trụ.
Chiến dịch tiêm chủng của Nga diễn ra chậm hơn so với nhiều nước nhưng Peskov cho biết Putin không cần phải tiêm vaccine nơi công cộng để khuyến khích người Nga bởi “Tổng thống đang làm rất nhiều việc để quảng bá vaccine”.
Nga là vùng dịch lớn thứ tư thế giới với 4.474.610 ca nhiễm và 95.818 ca tử vong, tăng lần lượt 8.457 và 427 trong 24 giờ qua. Hiện mới khoảng 4 triệu trong số 144 triệu người dân tại Nga được tiêm đủ hai mũi vaccine, trong khi hai triệu người khác đã được tiêm mũi đầu tiên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp trực tuyến về sản xuất vaccine Covid-19 với nhân viên y tế tại dinh thự Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moskva hôm 22/3. Ảnh: AFP.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp trực tuyến về sản xuất vaccine Covid-19 với nhân viên y tế tại dinh thự Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moskva hôm 22/3. Ảnh: AFP.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 30.630.279 ca nhiễm và 556.741 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 53.181 và 794 trường hợp so với một ngày trước đó.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ thông báo tính tới ngày 21/3, nước này đã tiêm 124.481.412 liều vaccine Covid-19 từ Moderna, Pfizer/BioNTech và Johnson & Johnson.
Quá trình tiêm chủng vaccine Covid-19 nhanh chóng dường như đã làm nảy sinh tâm lý chủ quan với nhiều người dân Mỹ, khiến họ lơ là các biện pháp chống dịch. Thành phố Miami Beach, bang Florida, cuối tuần qua phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi người dân lũ lượt kéo về bãi biển vui chơi tới mức mất kiểm soát giữa đại dịch.
Ấn Độ báo cáo thêm 47.264 ca nhiễm và 277 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì nCoV toàn quốc lên lần lượt 11.733.594 và 160.477.
Ca nhiễm ở Ấn Độ tăng trở lại trong những tuần gần đây, khiến một số khu vực phải áp hạn chế tụ tập đông người. Các điểm nóng như bang phía tây Maharashtra và thủ đô Mumbai tiến hành xét nghiệm bắt buộc tại chỗ ở những khu vực đông đúc.
Ấn Độ hôm 23/3 thông báo sẽ tiêm chủng cho tất cả người trên 45 tuổi kể từ 1/4 nhằm thúc đẩy quá trình tiêm chủng quy mô lớn. Các chuyên gia cho biết Ấn Độ đã tiêm chủng cho gần 50 triệu người nhưng mục tiêu tiêm chủng cho 300 triệu người vào cuối tháng 7 đang bị chậm so với kế hoạch.
Cho đến nay, chỉ nhân viên “tuyến đầu”, người trên 60 tuổi và người trên 45 tuổi có bệnh nền mới đủ điều kiện để tiêm vaccine AstraZeneca hoặc vaccine do Ấn Độ phát triển Bharat Biotech.
Pháp, vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận thêm 14.678 ca nhiễm và 287 ca tử vong, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 4.313.073 và 92.908.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 23/3 cho biết sẽ đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng kể từ tháng 4. Pháp đang đối phó sóng Covid-19 thứ ba, nhưng tụt hậu so với nhiều nước phương Tây về số lượng người được tiêm chủng. Pháp hiện tiêm được 8,8 triệu liều, so với hơn 30 triệu ở Anh và gần 11 triệu ở Đức.
Xu hướng tiêm chủng tăng nhanh những tuần gần đây, song ca nhiễm cũng tăng đột biến. Với việc các bệnh viện ở một số khu vực bị quá tải, chính phủ đặt 1/3 dân số vào tình trạng phong tỏa và công bố kế hoạch thành lập 35 trung tâm tiêm chủng đại trà. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy ngày càng nhiều người dân mệt mỏi với các lệnh phong tỏa.
Anh, vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, báo cáo 4.307.304 người nhiễm và 126.284 người chết, tăng lần lượt 5.379 và 112 trường hợp. Ca nhiễm mới ở nước này có xu hướng liên tục giảm trong những ngày gần đây.
Bộ trưởng phụ trách vaccine Nadhim Zahawi cho biết tính đến 20/3, nước này đã tiêm 873.784 mũi vaccine Covid-19 cho người dân, mức cao kỷ lục trong chiến dịch tiêm chủng ở nước này.
Anh hôm 23/3 đánh dấu một năm đất nước áp lệnh phong tỏa toàn quốc để ngăn Covid-19. Nhiều địa điểm ở Anh đã được thắp sáng để tưởng nhớ những người đã chết trong đại dịch. Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết đài tưởng niệm dành cho các nạn nhân chết vì Covid-19 sẽ được xây dựng vào thời điểm thích hợp, sau lời kêu gọi từ các bác sĩ, giáo viên và y tá.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.471.225 ca nhiễm, tăng 5.297, trong đó 39.865 người chết, tăng 154.
Indonesia bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ tháng một và đặt mục tiêu tiêm vaccine cho 181,5 triệu người trong vòng một năm. Khoảng 6,2 triệu người đã được tiêm vaccine.
Philippines, vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 677.653 ca nhiễm và 12.992 ca tử vong, tăng lần lượt 5.867 và 20 ca.
Philippines từ 22/3 mở rộng các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 từ thủ đô Manila sang 4 tỉnh lân cận gồm Bulacan, Cavite, Laguna và Rizal. Các biện pháp hạn chế gồm giới nghiêm ban đêm, cấm tụ tập đông người và chỉ đi lại khi cần thiết.
Theo thống kê của AFP, tính đến 22/3, hơn 455 triệu liều vaccine Covid-19 đã được tiêm ở 162 vùng lãnh thổ trên thế giới. Khoảng 56% số liều đã được sử dụng ở các nước có thu nhập cao, chiếm 16% dân số toàn cầu. Chỉ 0,1% được tiêm ở 29 quốc gia có thu nhập thấp nhất, nơi sinh sống của 9% dân số toàn cầu.
Chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu Covax do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu nhằm đảm bảo 92 trong số các nền kinh tế nghèo nhất thế giới có thể tiếp cận vaccine, với chi phí từ các nhà tài trợ. Chương trình hiện phân phối hơn 31 triệu liều cho 57 quốc gia và đặt mục tiêu phân phối đủ liều để tiêm chủng cho 27% dân số ở 92 nền kinh tế đó vào cuối năm nay.
Tổng hợp-TT