VINAROYAL GROUP

Tư vấn thiết kế - Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Dây truyền tuyển - luyện xỉ Titan
Dự án khu liên doanh kinh tế biển Đông - Nam; Mỹ Thủy Seaport trong tương lai
Trang chủ Tin quốc tế

Tin vắn quốc tế ngày 10/8/2020.

Tập đoàn Australia sắp rót 400 triệu USD vào BĐS khu công nghiệp Việt Nam, sau khi rút khỏi Trung Quốc vào tháng 4/2020; Bill Gates: “Thâu tóm TikTok chỉ là liều thuốc độc với Microsoft”; Vị thế USD bị thử thách; Gần 20 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu…là những tin chính được cập nhật.
      Sức hút của bất động sản Úc.  Ảnh minh họa.
Tập đoàn Australia sắp rót 400 triệu USD vào BĐS khu công nghiệp Việt Nam, sau khi rút khỏi Trung Quốc vào tháng 4/2020
LOGOS đã bổ nhiệm Glenn Hughes, cựu Giám đốc quản lý vốn PwC Việt Nam làm người đứng đầu tại Việt Nam vào tháng 1/2020. Tương lai, LOGOS sẽ tập trung vào việc mua lại và phát triển các thương hiệu thuộc lĩnh vực logistics, đánh mạnh vào phân khúc cốt lõi là thương mại điện thử, thực phẩm và kho lạnh.
Tập đoàn bất động sản LOGOS – thành viên của Công ty quản lý quỹ ARA – có trụ sở tại Sydney cho biết đang huy động 1,2 tỷ USD để thâm nhập vào thị trường Việt Nam và Hàn Quốc, theo DealStreet Asia.
Về LOGOS, công ty thành lập vào năm 2010 với sáng lập viên là John Marsh và Iliffe, sau đó được ARA mua lại vào tháng 3/2020 và chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp (bao gồm bất động sản hậu cần).
Đến tháng 6 năm nay, LOGOS có hơn 6 triệu m2 bất động sản sở hữu và phát triển, giá trị vào khoảng 7,16 tỷ USD thông qua 20 dự án liên doanh.
Đại diện là ông Iliffe nói, LOGOS đang gọi vốn khoảng 400 triệu USD cho chiến lược tại Việt Nam cùng con số vào Hàn Quốc dự kiến lên đến 800 triệu USD. Trước đó, LOGOS đã từng huy động vốn từ các nhà đầu tư chiến lược như Canada Pension Plan Investment Board (CPPIB), Ivanhoe Cambridge… cho kế hoạch mở rộng sang các thị trường Singapore, Indonesia.

Bill Gates: “Thâu tóm TikTok chỉ là liều thuốc độc với Microsoft”
Cựu CEO Microsoft cho rằng trở thành ông lớn kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông xã hội không phải trò chơi đơn giản với “gã khổng lồ” Microsoft.
Vào đầu tháng 8, Microsoft đã chính thức xác nhận cuộc đàm phán mua lại hoạt động của TikTok tại Mỹ, Canada, Austrailia và New Zealnad đồng thời cho biết thời gian kết thúc thảo luận trước ngày 15/9.
Trong cuộc phỏng vấn với WIRED hôm 7/8, nhà đồng sáng lập Microsoft, Bill Gates đã cảnh báo thương vụ mua lại TikTok đầy tiềm năng có thể là “liều thuốc độc”.
Cựu CEO Microsoft nhận định “trở thành ông lớn kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông xã hội không phải trò chơi đơn giản” với hãng, bởi “sẽ chẳng ai biết điều gì sắp xảy ra với thương vụ này” và tất nhiên gã khổng lồ công nghệ  khó có thể thâu tóm TikTok một cách dễ dàng.
Bất chấp Covid-19, hàng không Hàn Quốc vẫn lãi nhờ vận chuyển đồ công nghệ tăng cao
Hãng hàng không Korean Air báo lãi 125 triệu USD trong quý 2 vừa qua, trong bối cảnh ngành hàng không toàn cầu bị tàn phá bởi đại dịch Covid-19. Nguyên nhân được cho là do nhu cầu vận chuyển hàng công nghệ tăng cao.
Hãng hàng không Hàn Quốc, Korean Air vừa báo tin tích cực hiếm hoi trong thời điểm ngành hàng không toàn cầu bị tàn phá bởi đại dịch. Theo đó, họ có lãi trong quý 2 vừa qua. Lợi nhuận hoạt động chuyên môn của hãng trong quý 2 đạt 148,5 tỷ won (125 triệu USD).
Thời điểm này, các hãng hàng không khác thường báo lỗ kỷ lục. Họ phải cắt giảm tuyến bay, giảm nhân viên và tiền lương, hoặc chấp nhận phá sản. Dù vậy, Korean Air có lãi do doanh thu hoạt động vận tải hàng hóa tăng tới 95% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,23 nghìn tỷ won (1 tỷ USD).

Vị thế USD bị thử thách
SGGP Cùng với nền kinh tế Mỹ đang bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đồng USD đã chạm ngưỡng thấp nhất kể từ năm 2018 đến nay so với các loại tiền tệ ngang hàng khác, đe dọa vị thế của đồng tiền này.
Sự suy yếu của USD
Theo báo Financial Times, khi đại dịch Covid-19 dẫn tới sự sụp đổ kinh tế mang tính lịch sử và đẩy thị trường chứng khoán vào trạng thái rơi tự do hồi tháng 3-2020, các nhà đầu tư và các công ty trên toàn thế giới đã vội vàng tìm đến đồng tiền đáng tin cậy nhất đối với họ: đồng USD. Cần sự an toàn và tiền mặt để duy trì hoạt động của doanh nghiệp nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mô chưa từng có, họ đã tích trữ USD bất cứ khi nào có thể, khiến đồng tiền này tăng giá.
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, đồng USD đã chạm ngưỡng thấp nhất kể từ năm 2018. Mức giảm 5% trong tháng 7 nghe có vẻ khiêm tốn nhưng trên thị trường ngoại hối tương đối ổn định, đây được coi là biến động mạnh. Việc đồng USD giảm sâu làm dấy lên loạt câu hỏi nhắm vào trung tâm của hệ thống tài chính toàn cầu và vai trò độc nhất vô nhị mà đồng tiền này đang đảm nhận.
Các nhà quản lý kinh tế Mỹ khẳng định, ngân hàng trung ương nước này sẽ phải tăng cường kích thích kinh tế, khiến đồng USD suy yếu hơn nữa. Hiện đồng bạc xanh chiếm 62% dự trữ ngoại hối toàn cầu. Trong những năm 1970, tỷ lệ này lên đến 85%, theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế.
Gói kích thích làm suy yếu đồng bạc xanh
Theo David Riley, Giám đốc chiến lược đầu tư thuộc Cơ quan Quản lý tài sản BlueBay ở London, thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ hiện phản ánh thực tế rằng triển vọng kinh tế của Mỹ đang mờ nhạt.
Ông Riley nói: “Sẽ phải có thêm các gói kích thích. Những gói này sẽ làm xuất hiện tâm lý trông cậy vào vàng và điều đó sớm muộn sẽ khiến đồng tiền dự trữ toàn cầu bị giảm giá trị. Đó là lý do người ta đầu tư vào vàng”.

Gần 20 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận gần 20 triệu ca nCoV và hơn 733.000 người chết, nhiều nước đang đương đầu làn sóng Covid-19 lần hai, buộc phải áp lệnh tái phong tỏa.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 19.999.038 ca nhiễm và 733.137 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 215.506 và 4.604 ca sau 24 giờ, trong khi 12.882.472 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 5.195.350 ca nhiễm và 165.562 người chết, tăng lần lượt 47.545 và 521 ca so với một ngày trước đó. California, Florida và Texas, các điểm nóng Covid-19 tại Mỹ, đều vượt nửa triệu ca nhiễm, với lần lượt 562.505 ca, 532.806 ca và 509.417 ca.
Theo tiến sĩ Scott Gottlieb, cựu quan chức Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA), khoảng 300.000 người Mỹ sẽ chết vì nCoV vào cuối năm nay nếu tình hình dịch không chuyển biến tích cực.
Trên toàn quốc, ít nhất 27 bang đã tạm dừng hoặc rút kế hoạch tái mở cửa, đồng thời áp đặt những hạn chế mới. Hơn 40 bang ra những yêu cầu liên quan đến khẩu trang.

Tại Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, ca tử vong đã tăng lên 101.049 sau khi ghi nhận thêm 506 trường hợp. Ca nhiễm tại nước này tăng 22.053 trong 24 giờ qua, lên 3.035.422. Giới chuyên gia cho rằng số liệu Covid-19 thực tế ở Brazil còn cao hơn rất nhiều so với báo cáo do hạn chế xét nghiệm.
Sự bùng phát Covid-19 ở Brazil không có dấu hiệu chậm lại khi đã bước sang tháng thứ sáu. Tuy nhiên, nước này vẫn dần mở cửa trở lại để cứu nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch. Brazil mở lại đường bay quốc tế từ 30/7. Du khách từ mọi quốc gia có thể đến Brazil, miễn họ có bảo hiểm y tế trong suốt chuyến đi.

Mexico, vùng dịch lớn thứ hai Mỹ Latinh, báo cáo 475.902 ca nhiễm và 52.006 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 6.495 và 695 trường hợp.
Nhiều người chỉ trích giới chức Mexico tiến hành không đủ số lượng xét nghiệm cần thiết để xác định số ca nhiễm và tử vong do nCoV thực tế. Tuy nhiên, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador quyết bảo vệ biện pháp chống Covid-19 của chính phủ ông cũng như loại trừ khả năng thay đổi chiến lược chống dịch.
Toàn bộ trường học tại Mexico vẫn đóng cửa. Cửa hàng, nhà hàng và quán bar mở cửa một phần, trong khi giao thông công cộng hoạt động bình thường.

Chile ghi nhận 373.056 ca nhiễm và 10.077 ca tử vong, tăng lần lượt 2.033 và 66 trường hợp so với hôm trước. Các trường học, nhà hàng và quán bar vẫn đóng cửa. Giao thông công cộng cũng chỉ nối lại một phần trong những khung giờ nhất định và chỉ những cửa hàng bán đồ thiết yếu mới được phép tái mở cửa.

Nam Phi, vùng dịch thứ năm thế giới, là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi với 559.859 ca nhiễm và 10.408 ca tử vong, tăng lần lượt 6.671 và 198 ca. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng tỷ lệ tử vong do nCoV ở nước này tương đối thấp, chỉ khoảng 1,8% , thấp hơn rất nhiều so với các vùng dịch lớn khác.

Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, báo cáo thêm 77 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 14.931. Số ca nhiễm tăng thêm 5.189, lên 887.536. Tình hình dịch bệnh tại nước này dường như đã được kiểm soát, khi các số liệu có xu hướng giảm dần.
Nga từ đầu tháng 8 bắt đầu nối lại đường bay quốc tế với Tanzania, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh. Họ triển khai xét nghiệm nhanh nCoV ở những sân bay lớn nhất Moskva gồm Sheremetyevo, Vnukovo International và Moskva Domodedovo.

Tây Ban Nha chưa công bố số liệu mới. Nước này hiện ghi nhận 361.442 ca nhiễm và 28.503 ca tử vong.
Sau một tháng yên bình, số ca nhiễm nCoV tại nước này đang tăng vọt khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, với 280 ổ dịch trên cả nước. Vùng Catalonia và Aragon chứng kiến tình trạng gia tăng nghiêm trọng nhất trong vài tuần qua.
Diễn biến đáng lo ngại tại Tây Ban Nha thúc đẩy chính phủ Anh và Đức khuyến cáo công dân tránh tới các hòn đảo và bãi biển của nước này để nghỉ mát dù Bộ Y tế Tây Ban Nha ngày 30/7 nói đây “không phải là làn sóng thứ hai”.

Anh báo cáo thêm 1.062 ca nhiễm và 8 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 310.825 và 46.574. Theo báo cáo của viện Khoa học Y khoa Anh, làn sóng Covid-19 thứ hai ở nước này có thể khiến 120.000 người chết từ tháng 9 tới tháng 6 năm sau “trong trường hợp xấu nhất”.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cảnh báo người dân không nên lầm tưởng mối nguy hiểm về dịch bệnh đã qua, trong khi Phố Downing cũng cảnh báo không loại trừ khả năng tái phong tỏa toàn quốc.

Iran, vùng dịch lớn nhất Trung Đông, ghi nhận thêm 163 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 18.427. Trong khi đó, số ca nhiễm tăng thêm 2.020, lên tổng cộng 326.712 ca.
Số liệu chính thức cho thấy xu hướng gia tăng đáng chú ý các ca nhiễm và tử vong vì nCoV tại Iran từ cuối tháng 6. Chính quyền đã ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang ở những không gian công cộng kín và các tỉnh được trao quyền để cân nhắc tái áp đặt các biện pháp giới hạn, phong tỏa.

Arab Saudi ghi nhận thêm 1.428 ca nhiễm và 37 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 288.690 và 3.167 ca. Quan chức hải quan đang triển khai việc sử dụng chó đánh hơi được huấn luyện đặc biệt để xác định hành khách di chuyển bằng đường hàng không nhiễm nCoV sau khi nước này nối lại đường bay quốc tế.

Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 62.117 ca nhiễm và 1.013 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 2.214.137 và 44.466. Trước đó, các điểm nóng Covid-19 tại Ấn Độ tập trung tại New Delhi và Mumbai, nơi có những khu ổ chuột lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, các thành phố nhỏ và khu vực nông thôn, nơi 70% người Ấn Độ sinh sống, đang trở thành những vùng dịch mới.

Tại Đông Nam Á, Philippines đang là vùng dịch lớn nhất khu vực với 129.913 ca nhiễm và 2.270 ca tử vong, tăng lần lượt 3.028 và 61 ca trong 24 giờ qua.

Thủ đô Manila và các vùng lân cận như Laguna, Cavite, Rizal và Bulacan bị tái áp đặt lệnh phong toả nghiêm ngặt trong vòng hai tuần từ 4/8 đến 18/8 do số các nhiễm mới tăng nhanh chóng từ khi các hạn chế được nới lỏng hồi tháng 6.

Tổng thống Rodrigo Duterte quyết không mở cửa trường học cho đến khi có vaccine. Ông cũng xin lỗi người dân Manila vì không còn tiền viện trợ cho họ và kêu gọi đội ngũ y tế tiếp tục chiến đấu với dịch bệnh.
Indonesia ghi nhận 125.396 ca nhiễm, tăng 1.893 trường hợp so với hôm trước, trong đó 5.723 người chết, tăng 65 ca.
Các văn phòng ở Jakarta bắt đầu mở cửa trở lại vào tuần đầu tiên của tháng 6, với lịch làm việc được sắp xếp so le, đồng thời người dân được khuyến cáo tránh tập trung đông trong giờ ăn và trong thang máy. Các trung tâm mua sắm cũng được phép mở cửa trở lại từ giữa tháng 6.

Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 55.104 người nhiễm, tăng 175 ca, trong đó 27 người chết. Nước này đang tiến hành nới lỏng các biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo chống lại “chủ nghĩa dân tộc vaccine”, cho rằng nếu các quốc gia giàu hơn sở hữu vaccine cũng không thể an toàn trước nCoV khi các nước nghèo vẫn bị virus này ảnh hưởng.

***   Cháy cơ sở điều trị COVID-19 ở Ấn Độ, ít nhất 10 người thiệt mạng
Ít nhất 10 người thiệt mạng sau vụ hỏa hoạn tại một khách sạn đang được sử dụng làm cơ sở điều trị COVID-19 ở bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. Thủ hiến bang Andhra Pradesh, đã chỉ thị giới chức nhanh chóng điều tra vụ việc.

Vụ máy bay Ấn Độ gãy đôi: Thiết kế “mặt bàn” của sân bay gây tranh cãi
Times of India ngày 9/8 đưa tin, số người tử vong trong vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không giá rẻ Air India Express đã tăng lên con số 18.

Quan chức Trung Quốc mỉa mai sẽ gửi 100 USD cho ông Trump “đóng băng”
Quan chức Trung Quốc tự hào vì nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ, đồng thời nói mỉa rằng có thể gửi 100 USD sang Mỹ để chính quyền Tổng thống Donald Trump phong toả.

Đức, Pháp rút khỏi đàm phán về WHO vì “khó chịu” với Mỹ
Đức và Pháp cho rằng việc Mỹ cố gắng dẫn dắt các cuộc đàm phán cải tổ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi đã rút khỏi cơ quan này là vô lý, theo Reuters.

Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc “trả giá” cho hành vi gây bất ổn ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cảnh báo Trung Quốc sẽ hứng những phản ứng nghiêm khắc từ cộng đồng quốc tế nếu cố gắng thay đổi hiện trạng trên Biển Đông.

Vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới được đăng ký vào tuần tới
TASS ngày 7/8 dẫn lời Thứ trưởng Bộ Y tế Nga Oleg Gridnev cho biết, Nga sẽ tiến hành thủ tục đăng ký loại vaccine phòng ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới vào ngày 12/8 tới.

Tổng hợp-TT