Mỹ siết chặt cấm vận Iran, giá dầu tăng vọt; Hội nghị thượng đỉnh Nga – Triều Tiên diễn ra ngày 25-4; Kim Jong Un muốn gì từ thượng đỉnh với Putin?…là những tin chính được cập nhật.
Mỹ siết chặt cấm vận Iran, giá dầu tăng vọt
Công nhân làm việc tại nhà máy lọc dầu Tehran, Iran
(SGGP) Sau khi Chính phủ Mỹ thông báo chấm dứt cấp quy chế miễn trừ mua dầu của Iran cho các nước được miễn trừ, kể từ đầu tháng 5, giá dầu mỏ trên thị trường bất ngờ tăng vọt. Điều này phản ánh tâm lý lo ngại của giới đầu tư về việc thiếu hụt nguồn cung dầu khi Iran bị siết chặt vòng vây cấm vận.
Phản ứng trái chiều
Theo Bloomberg, trong phiên giao dịch ngày 23-4, giá dầu WTI giao tháng 6-2019 giao dịch ở mức lên 66 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao cùng tháng tăng vọt lên 75 USD/thùng. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 11-2018, cũng là thời điểm Mỹ tái áp đặt trừng phạt đối với xuất khẩu dầu thô của Iran nhưng cấp quy chế miễn trừ cho 8 quốc gia và vùng lãnh thổ được phép tiếp tục mua dầu của Iran gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy và Hy Lạp.
Theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, mục tiêu của Washington là đưa xuất khẩu dầu thô của Iran xuống mức 0 và không có kế hoạch cấp tiếp quy chế miễn trừ sau ngày 1-5 tới. Đánh giá về quyết định của Mỹ, nhà phân tích John Kilduff, một đối tác tại công ty Again Capital tại Mỹ, nhận định, quyết định này của Mỹ sẽ làm gia tăng rủi ro về địa chính trị ở thị trường dầu thô. Giới đầu tư cũng lo ngại việc Iran bị siết chặt giao dịch trong thị trường năng lượng cùng biến động chính trị đang diễn ra ở Venezuela và Lybia sẽ dẫn việc nguồn cung dầu bị thu hẹp, làm giá dầu tăng mạnh và rất khó kiểm soát. Trong phát biểu được cho là nhằm xoa dịu dư luận, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Saudi Arabia và các nước thành viên khác trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ bù đắp bất kỳ sự thiếu hụt nào trong nguồn cung dầu mỏ thế giới.
Hội nghị thượng đỉnh Nga – Triều Tiên diễn ra ngày 25-4
(SGGP) Ngày 23-4, Điện Kremlin thông báo hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ diễn ra vào ngày 25-4 tại thành phố Vladivostok, miền Đông nước Nga.
Trao đổi với truyền thông, Cố vấn về chính sách đối ngoại của Điện Kremlin Yuri Ushakov cho biết hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về những nỗ lực chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên và chuyến thăm của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đóng vai trò trọng tâm trong tiến trình này.
Trước đó cùng ngày, truyền thông Nga đưa tin hai máy bay từ Bình Nhưỡng, chở gần 30 thành viên đoàn đại biểu Triều Tiên, đã hạ cánh xuống sân bay thành phố Vladivostok. Trong khi đó, hãng tin Sputnik của Nga dẫn nguồn tin từ Công ty đường sắt Viễn Đông Nga cho biết, đoàn tàu bọc thép mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thường sử dụng sẽ tới thành phố Vladivostok trong ngày 24-4.
Kim Jong Un muốn gì từ thượng đỉnh với Putin?
Khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên, ông sẽ có một danh sách dài những điều muốn đạt được, nhất là sau khi thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 đổ vỡ.
Quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Moscow không phải lúc nào cũng suôn sẻ dù hai bên từng là láng giềng hữu hảo. Vậy trong hành trình tới Nga cho cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với Tổng thống Putin, ông Kim Jong Un mang theo những gì?
Theo hãng tin AP, nhà lãnh đạo Triều Tiên có hai mối quan tâm khẩn thiết.
Hơn 10.000 lao động Triều Tiên hiện vẫn đang làm việc ở Nga, chủ yếu trong lĩnh vực khai thác gỗ vùng Viễn Đông, và họ sẽ phải về nước vào cuối năm nay khi theo nghị quyết cấm vận của Liên Hợp Quốc năm 2017.
Đội ngũ nhân công này – trước kia được thống kê vào khoảng 50.000 người – cung cấp cho Bình Nhưỡng một nguồn thu mà giới chức Mỹ ước tính lên đến hàng trăm triệu đôla. Chính quyền Kim Jong Un rất muốn nguồn tiền đó tiếp tục chảy về nước.
Ông Kim cũng quan tâm đến viễn cảnh thiếu lương thực trong mùa hè này. Nga đã thể hiện thiện chí cung cấp hỗ trợ nhân đạo, và mới tháng trước công bố đã chuyển hơn 2.000 tấn mì tới cảng Chongjin của Triều Tiên.
Nhưng ý định của người đứng đầu Triều Tiên khi công du Nga còn lớn hơn thế. Dù đối thoại với Mỹ toàn về phi hạt nhân hóa nhưng trọng tâm hàng đầu của Kim Jong Un vẫn là cải thiện kinh tế đất nước.
Sau khi thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 sụp đổ, mọi nỗ lực của Kim Jong Un nhằm thoát khỏi những đòn cấm vận cản trở ông đạt mục tiêu đã rơi vào bế tắc.
*** Nhà cao tầng hóa thác nước, người dân bỏ chạy vì động đất tại Philippines
Đoạn clip được đăng tải trên Facebook đã ghi lại khoảnh khắc nước tràn xuống từ một bể bơi trên cao gây nên cảnh tượng kinh hoàng khi trận động đất mạnh 6.1 độ richter xảy ra tại Philippines hôm 22-4 khiến ít nhất 16 người thiệt mạng.
Kỳ vọng gì ở Thượng đỉnh Nga – Triều Tiên
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un sẽ tới Nga vào nửa cuối tháng này và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, Điện Kremlin cho biết hôm 18-4. “Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ thăm Nga vào cuối tháng 4 theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin” – thông cáo của Điện Kremlin viết.
Tiềm năng con người cho mục đích quân sự trên thế giới
Dư luận Nga đang có nhiều tranh luận liên quan tới bài báo có nhan đề “Siêu chiến sĩ cho các cuộc chiến tương lai” của đại tá Nikolay Poroskov đăng trên tạp chí của Bộ Quốc phòng Nga về các nghiên cứu đối với quân đội Nga trong lĩnh vực cận tâm lý.
Sudan & Algeria có theo vết xe đổ Mùa xuân Ả Rập?
Các lực lượng vũ trang của Algeria và Sudan đã lật đổ các nhà cầm quyền lâu dài ở quốc gia sau các cuộc biểu tình rầm rộ. Những diễn biến này đi theo một kịch bản từng làm thất bại hàng triệu người Ả Rập trong cuộc nổi dậy năm 2011, mà người ta gọi là Mùa xuân Ả Rập.
Đoàn tàu bọc thép chở Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đến Vladivostok gặp Tổng thống Putin
Sputnik ngày 23-4 đưa tin, đoàn tàu bọc thép chở nhà lãnh đạo Triêu Tiên Kim Jong-un sẽ đến Vladivostok, Nga trong ngày 24-4 để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Nga-Triều Tiên sắp diễn ra.
Dự án Con Quạ theo dõi truyền thông của UAE
Một cuộc điều tra do hãng tin Reuters tiến hành hồi tháng 1-2019 đã phát hiện ra một chương trình gián điệp quy mô lớn có tên gọi là Dự án Con Quạ (Raven) của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) nhằm mục đích theo dõi, do thám thành phần đối lập, các đối thủ chính trị, và nhất là giới truyền thông bị nghi ngờ có quan hệ với kình địch Qatar.
Đã có 310 người thiệt mạng sau vụ khủng bố đẫm máu ở Sri Lanka
Theo thông tin mới nhất từ phía cơ quan cảnh sát, hiện đã có 310 người thiệt mạng sau vụ đánh bom hàng loạt tại Sri Lanka vào dịp lễ phục sinh hôm 21-4 vừa qua.
Lật lại hồ sơ vụ “Án mạng cửa sổ tàu”
Eileen Gibson và James Camp thuộc hai tầng lớp xã hội khác biệt và cùng có mặt trên con tàu định mệnh Durban Castle trên hải trình từ Cape Town tới Southampton vào tháng 10-1947.
Nga nói gì về quan hệ với Ukraine sau khi danh hài Zelensky đắc cử?1
Nga cho rằng danh hài Volodymyr Zelensky, người vừa đắc cử Tổng thống Ukraine, sẽ không lập tức thay đổi giọng điệu về Nga sau khi nắm quyền.
Bom tiếp tục nổ tại Sri Lanka
Một vụ nổ mới đã xảy ra gần khu vực Đền thờ St. Anthony ở Sri Lanka, một trong những địa điểm đã trở thành mục tiêu tấn công hôm 21-4, khi cảnh sát cố gắng vô hiệu hóa một quả bom.
Sri Lanka giới nghiêm, cấm mạng xã hội sau chuỗi tấn công đẫm máu
Ít nhất 290 người hiện được xác định là đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công nhằm vào nhà thờ và khách sạn đúng ngày lễ Phục sinh ở Sri Lanka mà theo các quan chức nước này gọi là “hành động khủng bố loại mới”.
Rúng động vụ bê bối tham nhũng từ Brazil đến Peru
Đại án tham nhũng của Tập đoàn Odebrecht đang tiếp tục gây chấn động Peru khi có tới 4 cựu Tổng thống nước này gồm Alejandro Toledo (2001-2006); Alan Garcia (2006-2011); Ollanta Humala (2011-2016) và Pedro Pablo Kuczynski (2016-2018) bị cáo buộc nhận hối lộ để đổi lại việc tạo điều kiện cho công ty xây dựng lớn nhất Nam Mỹ này thắng thầu trong các dự án.
Bài toán khó của ông Modi
Trong gần 40 ngày, bắt đầu từ 11-4, khoảng 900 triệu người dân Ấn Độ đủ điều kiện sẽ đi bỏ phiếu để lựa chọn tương lai cho đất nước hơn 1,3 tỷ dân trong cuộc tổng tuyển cử vốn được đánh giá là tốn kém nhất thế giới. Phần lớn cuộc tranh luận sẽ tập trung vào bảng tổng kết của chính phủ ông Narendra Modi lãnh đạo kể từ năm 2014 cho đến thời điểm trước cuộc tổng tuyển cử lần này.
Xung quanh việc Mỹ áp đặt trừng phạt mới với Cuba
Chính quyền Tổng thống Donald Trump hôm 17-4 áp đặt các chế tài mới và các biện pháp trừng phạt khác nhắm vào Cuba. Washington và La Habana đã xích lại gần nhau một cách ngoạn mục từ tháng 12-2015 và tái lập quan hệ ngoại giao sau nhiều thập niên thù nghịch.
Quay lại vạch xuất phát?
Trang mạng tuyên truyền đối ngoại Uriminzokkiri của CHDCND Triều Tiên ngày 18-4 chỉ trích các cuộc tập trận chung gần đây của Hàn Quốc và Mỹ, cáo buộc Seoul không có ý định thực hiện thỏa thuận quân sự đã ký với Bình Nhưỡng.
Tổng hợp-TT